6 KHOA GIÁO n Thứ Tư n Ngày 20/3/2024 Khu rừng ngập mặn nguyên sinh được người dân xem như báu vật của người dân Tam Giang, huyện Núi Thành. Khu rừng hình thành lâu đời và đóng vai trò vô cùng quan trọng như đê chắn sóng, chắn gió, nơi tránh trú bão của ghe thuyền. Ngoài ra, dưới cánh rừng ngập mặn có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, tạo sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều diện tích rừng bị chết khô không rõ nguyên nhân. Theo ghi nhận, diện tích lớn thuộc khu rừng ngập mặn kéo dài từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông Bình (xã Tam Giang) đang bị chết khô. Hàng dài những cây đước, mắm, bần có tuổi đời hàng chục đến trăm năm tuổi khô chết la liệt. Trong khi đó, dưới gốc cây khô đủ các loại rác thải phủ dày, bốc mùi hôi ô nhiễm. Trưởng thôn Đông Bình Nguyễn Thị Nguyệt cho hay, rừng ngập mặn chết ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân. Cả thôn có hơn 300 hộ dân, phần lớn đều làm nghề đánh bắt thủy sản gần bờ. Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng hải sản đánh bắt được giảm đáng kể, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng vì ô nhiễm nguồn nước. Theo người dân, khu rừng gắn bó lâu đời, ngoài tác dụng chắn sóng, chắn gió, nơi đây còn có nhiều loài thuỷ sản như tôm, cua, cá ốc. “Nhìn khu rừng chết khô mà xót. Chỉ mong ngành chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và giải pháp để phục hồi”, bà Trần Thị Cúc (ở thôn Đông Xuân, xã Tam Giang), chia sẻ. Theo thống kê của chính quyền xã Tam Giang, từ sau đợt mưa bão và thời tiết cực đoan từ cuối năm 2020 đến nay, có hơn 5ha rừng ngập mặn bị chết hoàn toàn, không thể tái sinh. Những giải pháp phục hồi khu rừng được đặt ra bức thiết, địa phương định hướng sẽ trồng lại cây rừng nhưng do địa phương kinh phí hạn hẹp nên không thể triển khai. Xã đã báo cáo và kiến nghị các cấp ngành của huyện Núi Thành về việc trồng bổ sung và quản lý diện tích rừng bị chết, nhưng đến nay chưa có dự án triển khai phục hồi. “Rừng ngập mặn ở xã có từ lâu đời nên đóng vai trò vô cùng quan trọng như đê chắn sóng, chắn gió, nơi tránh trú bão của ghe thuyền, cũng là nơi duy trì sinh kế ổn định cho nhiều lao động sông nước ở địa phương, việc phục hồi rừng ngập mặn là rất cần thiết. Xã cũng rất mong chờ phương án từ cấp trên có kế hoạch lâu dài, trồng bổ sung diện tích rừng ngập mặn bị chết để bảo đảm sinh kế của người dân, giúp ngăn sóng, chắn gió vào mùa mưa bão”, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Nguyễn Ngọc Vinh nói. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, đã nắm báo cáo của địa phương về khu vực rừng ngập mặn ở xã Tam Giang có hiện tượng chết, suy giảm về diện tích. Tỉnh đã giao cho các ngành phối hợp các đơn vị quan trắc vào đánh giá nguyên nhân để có báo cáo cụ thể. “Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân một cách chính xác, tỉnh sẽ có giải pháp phù hợp. Trong đó, sẽ nghiên cứu phục hồi khu vực có cây rừng đã chết, hoặc chuyển đổi sang loại cây trồng khác phù hợp hơn. Nếu môi trường khu vực đó có sự thay đổi, sẽ chuyển đến vị trí khác để trồng”, ông Thanh nói. HOÀI VĂN Hơn 5 ha rừng ngập mặn chết khô Hơn 5 ha rừng ngập mặn ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam bị chết khô, ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của nhiều người. Hơn 5ha rừng ngập mặn ở Tam Giang, Núi Thành, Quảng Nam chết khô Một trường THPT thu tiền hỗ trợ thi tốt nghiệp trái quy định Sở GD&ĐT Hải Dương vừa hoàn tất việc kiểm tra phản ánh của phụ huynh về việc Trường THPT Tuệ Tĩnh (huyện Cẩm Giàng) thu tiền hỗ trợ thi tốt nghiệp trái quy định. Kết quả xác minh thể hiện, năm học 20232024, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 12 xin chủ trương và được lãnh đạo Trường THPT Tuệ Tĩnh đồng ý huy động kinh phí hỗ trợ cho kỳ thi tốt nghiệp. Tại cuộc họp giữa tháng 1/2024, một số lớp 12 đã triển khai, thu 400.000 đồng/học sinh. Sau đó, nhiều phụ huynh không đồng thuận chủ trương này đã nộp đơn phản ánh, kiến nghị tới Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh Hải Dương. Theo Sở GD&ĐT Hải Dương, việc nhà trường chỉ đạo Ban đại diện cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm thu tiền hỗ trợ thi tốt nghiệp là không đúng quy định tại Nghị quyết 08 của HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Do đó, Sở đã yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Tuệ Tĩnh chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh dừng việc thu tiền, trả tiền đã thu. Đồng thời, yêu cầu nhà trường tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan, nghiêm túc rút kinh nghiệm. NGUYỄN HOÀN Những năm gần đây, số lượng trẻ đến khám ở Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) gia tăng. “Theo số liệu thống kê, đánh giá hằng năm, chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ các cháu đến khám tại viện này vì các vấn đề liên quan đến trường học nhiều hơn so với trước đây. Có rất nhiều lí do, đầu tiên là áp lực học tập, thứ hai là tương tác giữa các bạn trẻ bây giờ cũng khác so với thời xưa, thứ ba là những quan điểm mâu thuẫn trong cuộc sống, đặc biệt là trong gia đình và nhà trường”, bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng phòng điều trị Tâm thần Nhi (Viện Sức khỏe tâm thần), cho biết. Theo bác sĩ Thiện, trong các rối loạn tâm thần, BPD là một rối loạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. BPD phổ biến như nhau ở cả nam và nữ, ở thanh thiếu niên, chiếm 11% ở bệnh nhân tâm thần ngoại trú và lên đến 50% ở bệnh nhân nội trú. Biểu hiện của bệnh, là người bệnh luôn có suy nghĩ bị bỏ rơi; nổi giận không đáng có khi kế hoạch bị thay đổi, hay phải hủy bỏ cuộc hẹn. Tự hủy hoại bản thân, cố gắng tự tử khi chia tay một mối quan hệ hay mất việc làm, thất bại trong trường học… cũng là một trong những biểu hiện của BPD phổ biến. Bệnh nhân còn có thể đánh bạc, tiêu tiền một cách vô độ, ăn uống vô độ, lạm dụng chất kích thích, quan hệ tình dục không an toàn, lái xe thiếu thận trọng… TỰ GÂY THƯƠNG TÍCH ĐỂ GIẢI TỎA CẢM XÚC Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần Nhi - Vị thành niên (Viện Sức khoẻ tâm thần), chia sẻ về một ca bệnh BPD điển hình là nữ học sinh lớp 8 ở Hà Nội. H.N chăm ngoan, có học lực khá giỏi. Tuy nhiên, khoảng 3 năm nay, do áp lực trong vấn đề học tập, bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã khiến bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, ức chế, khó giải tỏa và kiềm chế cảm xúc. Thậm chí, có lúc bệnh nhân dễ nổi nóng, cáu gắt với mọi người dù trước đó vẫn vui vẻ. Gia đình cũng phát hiện cảm xúc của N thay đổi thất thường, lúc vui vẻ nói cười, lúc ngồi khóc một mình. Bệnh nhân cũng tỏ thái độ bướng bỉnh, không vâng lời người lớn, thiếu tập trung trong học tập nên học lực dần sa sút. Khi ở trường, N thường gây sự vô cớ với bạn bè, lúc ở nhà lại hay cáu gắt mắng chửi em gái. Bệnh nhân thường có cảm giác bị bỏ rơi và cho rằng, bố mẹ không yêu thương mình như trước đây. Tình trạng này ngày càng tăng dần lên khiến N thu mình, ít giao tiếp với người thân, bạn bè. Thậm chí N lập nhiều hội nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ với nhau những điều tiêu cực và hướng dẫn cách giải toả cảm xúc bằng việc tự gây thương tích. “Bệnh nhân cũng nhiều lần tự làm tổn thương bản thân bằng cách lấy dao rọc giấy rạch vào cẳng tay. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần. Tại bệnh viện, N được chẩn đoán BPD có hành vi tự sát, tự hủy hoại”, bác sĩ Yến thông tin. Bác sĩ Thiện cho biết: “Nguyên nhân sinh bệnh là do di truyền, thay đổi dẫn truyền thần kinh, rối loạn phát triển não bộ và vai trò môi trường sống”. Các bác sĩ cảnh báo, nhiều người mắc chứng BPD không biết mình mắc bệnh. Bệnh nhân thường đến cơ sở y tế để điều trị trong giai đoạn của một đợt rối loạn tâm thần khác, bao gồm rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn liên quan đến stress hoặc rối loạn sử dụng chất kích thích. HÀ MINH Dễ nóng giận, không thể kiểm soát được các cảm xúc, rơi vào trạng thái chán nản kéo dài, có cảm giác bị bỏ rơi, lạm dụng chất kích thích, thích tự hủy hoại bản thân… là những biểu hiện điển hình của người bị rối loạn nhân cách ranh giới (BPD). Bác sĩ Lê Công Thiện thăm khám cho bệnh nhi rối loạn sức khỏe tâm thần Thanh thiếu niên dễ mắc rối loạn nhân cách ranh giới “Khoảng 6 tháng/lần, nên cho trẻ thăm khám các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trên thực tế, từ 8-10% người có hành vi làm tổn thương hoặc đe dọa tự sát đã tự sát hoàn thành. Do đó, người nhà cần phát hiện các hành vi bất thường của thanh thiếu niên để đưa đi điều trị”. Bác sĩ LÊ CÔNG THIỆN (Viện Sức khỏe tâm thần)
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==