7 n Thứ Tư n Ngày 20/3/2024 KHOA GIÁO Ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, cho biết cả huyện chỉ có 1 trường có giáo viên tiếng Anh. Nhiều năm trước huyện đã tuyển dụng nhưng không có ai ứng tuyển. Vì vậy, UBND tỉnh Yên Bái đã biệt phái 9 giáo viên dưới xuôi lên dạy các lớp 3. Năm học này biệt phái 10 giáo viên để dạy cho cả lớp 3 và lớp 4. GIÁO VIÊN BIỆT PHÁI Do chưa đủ mỗi trường 1 giáo viên tiếng Anh nên Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải phải bố trí để 10 giáo viên dạy tất cả các lớp của 16 trường tiểu học bằng cách kết hợp trực tuyến trong một trường hoặc giữa trường này với trường kia. Giải pháp dạy liên trường trực tiếp khó thực hiện vì chỉ dạy 1 trường thì giáo viên đã quá tải. Cô Nguyễn Thị Bích Thu, giáo viên tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Du, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, là một trong số những giáo viên được UBND tỉnh biệt phái lên dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, cô Thu cho biết, năm học 2023 - 2024 được UBND tỉnh giao nhiệm vụ biệt phái hỗ trợ dạy tiếng Anh cho huyện vùng cao của tỉnh. Trước khi lên Mù Cang Chải, cô Thu chưa thể hình dung được những khó khăn, thiếu thốn của thầy cô, học trò nơi đây. Dù ở Yên Bái, nhưng cô Thu cũng chưa một lần dám du lịch Mù Cang Chải vì nghĩ đến quãng đường di chuyển ngoằn ngoèo, đèo cao, dốc ngược trong khi sức khỏe không cho phép. Lần đầu tiên lên Mù Cang Chải, cô Thu phải uống thuốc chống say mà vẫn say. Thậm chí, đến bây giờ cô vẫn chưa “cai” được thuốc chống say xe mỗi lần về thăm nhà. Cô Thu cho hay, giai đoạn đầu, các thầy cô ai cũng sụt cân vì không quen môi trường, không quen di chuyển xa xôi. Ngày đầu đến Mù Cang Chải, nhận phòng trọ mà nhà trường thuê cho, cô Thu chia sẻ, dù nhà trường đã rất cố gắng để chọn một ngôi nhà kiên cố và sửa sang lại nhưng khi bước vào nhà cô vẫn choáng vì đó là ngôi nhà cấp 4 lợp tôn xi măng, nền đất, trong không có gì ngoài chiếc giường cá nhân. Những người khác cũng vậy nên đêm đầu tiên, 10 giáo viên biệt phái hầu như không ai ngủ được, họ nhắn tin cho nhau cho đỡ sợ, trống trải và nhớ nhà. Tuy nhiên, cô Thu vẫn còn may mắn hơn một số đồng nghiệp khác khi họ ở điểm trường xa hơn, chỗ ở chỉ được che chắn bằng các tấm ván, mùa đông gió vẫn lùa tứ phía, lạnh thấu xương. Nhưng sau 2 - 3 tuần, các thầy cô biệt phái cũng quen dần. Nhờ sự đáng yêu của học sinh, sự giúp đỡ hồn hậu, chân thành của đồng nghiệp ở vùng cao, các cô đã thích nghi được với cuộc sống và công việc ở nơi này. Tuy nhiên, nỗi nhớ nhà, nhớ chồng con là chưa thể quen. Con gái út của cô Thu đang học lớp 12, chuẩn bị vào ĐH nên rất cần có mẹ ở bên để động viên, hỗ trợ… nên dù say xe, tuần nào cô cũng bắt xe khách về thăm nhà từ chiều thứ Sáu rồi chiều Chủ nhật lại khăn gói lên trường. Động lực lớn nhất níu chân cô Thu cũng như các giáo viên biệt phái ở lại nơi đây là chứng kiến học sinh từ lớp 1, thể trạng bé nhỏ nhưng rất kiên cường, tự lập. “Thời gian biệt phái của giáo viên là 1 năm học, chúng tôi luôn động viên nhau cùng cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần cho giáo dục ở vùng cao bớt khó khăn, giúp học sinh miền núi bớt thiệt thòi so với các bạn ở thành phố”, cô Thu tâm sự. GIÁO VIÊN HÀ NỘI DẠY ONLINE CHO HỌC SINH YÊN BÁI Từ đầu năm học 2023-2024 đến nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đã cử giáo viên hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh trực tuyến cho học sinh các trường tiểu học và THCS ở tỉnh Yên Bái. Sở đã cử 285 giáo viên tham gia dạy học trực tuyến cho tỉnh Yên Bái. Đây đều là những giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, đạt chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên và hầu hết đều đã tham gia khóa bồi dưỡng của thành phố tại Australia. Tính đến ngày 16/3, các thầy, cô giáo của Hà Nội đã giảng dạy được 632 tiết tại 17 trường THCS thuộc tỉnh Yên Bái. Về phía Yên Bái, để bảo đảm các tiết dạy hiệu quả, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã cử 118 giáo viên tham gia trợ giảng, hỗ trợ giáo viên Hà Nội tại từng lớp học. Hai bên cũng thường xuyên trao đổi nắm bắt tình hình, tiến độ triển khai để có chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp với từng đơn vị. Giáo viên các trường học của Yên Bái cũng chủ động liên hệ, thường xuyên trao đổi để thống nhất kế hoạch, thời khóa biểu dạy học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ. Các giáo viên của Hà Nội mặc dù đều kín lịch dạy (19 tiết/tuần), nhưng đều rất nhiệt tình trong việc thu xếp thời gian dạy học hỗ trợ học sinh các trường học ở tỉnh Yên Bái. Theo ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, toàn tỉnh có 250 cơ sở giáo dục với hơn 226.000 học sinh, gần 14.000 giáo viên các cấp học. Những năm qua, giáo dục của tỉnh Yên Bái có nhiều chuyển biến, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 92%, tuy nhiên các nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các trường học của tỉnh Yên Bái vẫn thiếu giáo viên, nhất là giáo viên tiếng Anh. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, Hà Nội sẵn sàng mở rộng hình thức hỗ trợ giảng dạy trực tuyến cho học sinh các cấp học khác; đồng thời tăng cường triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh nói riêng và các môn học khác nói chung. NGHIÊM HUÊ Cô Nguyễn Thị Bích Thu trong tiết dạy tiếng Anh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Khao Mang (Mù Cang Chải, Yên Bái) ẢNH: TUYẾT MAI Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục 2018), môn tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương thiếu giáo viên trầm trọng vì không có nguồn tuyển. Khắc phục bài toán này, ngoài việc tự vận động nguồn nội lực, một số địa phương còn nhận được sự hỗ trợ của các tỉnh có điều kiện thuận lợi hơn. Từ năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT Yên Bái và Nam Định ký Chương trình phối hợp về việc hỗ trợ dạy tiếng Anh, Tin học lớp 3 trực tuyến. Môn tiếng Anh tổ chức tại 5 huyện với 21 trường, 60 lớp, tổng số 120 tiết/tuần với 1.882 học sinh được học; môn Tin học tổ chức tại 2 huyện với 13 trường, 43 lớp, 43 tiết/tuần với số học sinh được học trực tuyến 1.329 em. Khắc phục thiếu giáo viên tiếng Anh Theo đó, clip dài 4 phút 7 giây ghi lại cảnh một em gái mặc đồng phục học sinh THCS liên tục chửi thề, đồng thời dùng tay tát vào mặt em gái mặc bộ đồ đen. Những cú tát mạnh liên hồi, kết hợp với giật áo khiến em gái áo đen ngã xuống đường. Không dừng lại ở đó, nữ sinh áo trắng lao vào giật tóc, dùng chân đá vào mặt, kéo áo nhằm lột đồ bạn, khiến chiếc áo phông màu đen bị rách bên trái để lộ phần nhạy cảm… Vụ việc xảy ra trên một con đường nhựa, thuộc hạ tầng kỹ thuật của một khu dân cư chưa có nhà ở nên rất khó xác định vị trí chính xác. Tại hiện trường, có thêm khoảng gần chục bạn cùng trang lứa cả nam lẫn nữ tung hô, ủng hộ việc đánh bạn. Trong đó có giọng một nữ sinh, cũng liên tục chửi thề và chỉ đạo nữ sinh áo trắng đánh bạn. “Ê, hắn đập mạnh hơn bữa trước tau đập Lệ Hồng”; “đập mau mà về bây ơi”; “tau có nói mi xé áo hắn mô”… là những lời thoại của nữ sinh chỉ đạo đánh bạn. Nguyên nhân của vụ đánh nhau, theo thời thoại trong clip là do bạn áo đen dám gọi tau mi với “đàn chị”, đồng thời nợ tiền của “đàn chị”. “Mi dám tau mi à?”; “Mi nợ mấy, một nghìn à? Răng bữa trước mi nói là 3 triệu, hay 5 triệu”… Đến cuối clip, có một bạn gái đưa chiếc áo khoác của mình cho bạn gái bị đánh mang vào để về nhà. Nữ sinh đánh bạn còn doạ chọc đui mắt bạn, đồng thời còn hỏi: “Mi chắc chắn đ. về mách mẹ không, mi nhớ câu nớ nghe chưa?”. Trước sự hung hăng của nhóm nữ sinh, nạn nhân chỉ biết gật đầu đồng ý không về mách mẹ. Một người dùng Zalo, sau khi xem clip nói rằng, không thể tưởng tượng được sự hung hãn và côn đồ của nữ sinh áo trắng trực tiếp đánh bạn. “Tôi cũng có con gái đang học cấp 2, nhìn cảnh đánh nhau thật sự không thể tưởng tượng được. Xem xong clip, tôi vừa phẫn nộ, vừa xót xa và tự hỏi rằng, điều gì đang diễn ra trong môi trường giáo dục hiện nay. Rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng để điều tra và xử lí nghiêm, nhằm hạn chế những vụ việc tương tự tiếp tiếp theo”, vị phụ huynh nói. HOÀNG NAM Nữ sinh THCS lột đồ, đánh bạn dã man Nữ sinh áo trắng đánh bạn dã man (ảnh cắt từ clip) Những ngày gần đây, một số nhóm kín trên mạng xã hội Zalo tại Quảng Bình âm thầm chia sẻ một clip nữ sinh THCS đánh bạn dã man.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==