KINH TẾ 5 n Thứ Tư n Ngày 20/3/2024 Dự án khu dân cư trục đường Mỹ Trà - Mỹ Khê (giai đoạn 1) được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2015, do Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 19,42 ha tại phường Trương Quang Trọng và xã Tịnh An (TP Quảng Ngãi), với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng. Tổng số lô đất xây dựng nhà ở và các công trình thuộc dự án (giai đoạn 1) là 545 lô. Vị trí của dự án được đánh giá là đắc địa bậc nhất trong các khu dân cư được đầu tư cùng thời điểm. Theo kế hoạch ban đầu, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý IV/2018. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, đến nay, dự án chỉ giải phóng mặt bằng được gần 15 ha nhưng lại không liền mạch, phần diện tích còn lại vướng nhiều đất ở và nhà dân. Nguyên nhân là do các hộ dân không thống nhất được phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư… Theo ghi nhận của PV, bên trong khuôn viên dự án, cỏ dại mọc um tùm, nhiều hạng mục sau thời gian dài không được duy tu, bảo dưỡng nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số người dân tận dụng nơi này để đổ rác, phế thải xây dựng, chăn thả trâu, bò... Một số tủ điện bung nắp, cống thoát nước thi công dang dở, hệ thống hố ga thu nước mưa không có nắp đậy tạo thành những cái bẫy. Ông T.V.X (trú phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) cho biết, từ khi khu đất này không thi công, nhiều đối tượng xấu đến đây tụ tập gây ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân lân cận, bà con rất bức xúc. TÌM LỐI THOÁT Một trong những nguyên nhân lớn khiến dự án dang dở là do chủ đầu tư gặp vướng mắc trong việc xác định vốn góp trong quá trình thực hiện dự án trước khi thực hiện thoái vốn Nhà nước khỏi QISC... Tháng 2/2022, chủ đầu tư bất ngờ thông báo về việc chấm dứt hoạt động đầu tư dự án khu dân trục đường Mỹ Trà - Mỹ Khê và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tính đến thời điểm đó, kinh phí đã đầu tư vào dự án là hơn 95 tỷ đồng. Tháng 3/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực pháp lý chủ trương đầu tư dự án này (giai đoạn 1) và giao các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nhà đầu tư tự chấm dứt hoạt động dự án theo quy định. Dự án sau đó được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), tiếp tục đầu tư, khai thác. Ông Phạm Xuân Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, đơn vị được giao tiếp nhận, khai thác dự án từ năm 2022. Đến thời điểm này, dự án trên đã đầu tư hơn 95 tỷ đồng từ tiền ngân sách và vay vốn ngân hàng. Trung tâm chỉ mới tiếp nhận hồ sơ, chưa tiếp nhận bàn giao trên thực địa. Do đó, phần hạ tầng hư hỏng, xuống cấp do lâu ngày không sử dụng sẽ được đơn vị này yêu cầu sửa chữa, khắc phục trước khi nhận bàn giao. “Đơn vị đang hoàn tất thủ tục đưa ra đấu giá các lô đất trên phần diện tích đã đầu tư hạ tầng. Dự án còn 3,8ha chưa xây dựng hạ tầng, 4,3ha chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Phần diện tích này sẽ được thực hiện đầu tư dự án trong thời gian tới. Hiện chúng tôi đang tập trung tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện hồ sơ, sau đó sẽ trình lên Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Sở Xây dựng… Trên cơ sở đó, các sở sẽ đánh giá tính hợp pháp của hồ sơ…”, ông Khánh nói. NGUYỄN NGỌC Từng được kỳ vọng là dự án khu dân cư kiểu mẫu ở Quảng Ngãi, nhưng sau gần 9 năm triển khai, dự án khu dân cư trục đường Mỹ Trà - Mỹ Khê có vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng đến nay vẫn dang dở, cỏ dại mọc um tùm, nhiều hạng mục xuống cấp hoen gỉ… CHIA 3 NHÓM “BỆNH” Theo thông tin từ Bộ GTVT, về cơ bản, những khó khăn, vướng mắc hiện nay tập trung chủ yếu tại các dự án triển khai giai đoạn trước năm 2015. Đây là những dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng chưa thu phí, hoặc không thể thu phí do vị trí đặt trạm thu phí bị người dân phản đối hoặc dự án đã thu phí nhưng doanh thu thực tế thấp hơn 30% so với phương án tài chính của hợp đồng… Bên cạnh đó, một số dự án BOT gặp vướng mắc về huy động vốn tín dụng (như Dự án BOT Xây dựng đường ven biển Hải Phòng); khó khăn về bố trí vốn tham gia của Nhà nước, công tác giải phóng mặt bằng, lãi suất vốn vay cao và biến động lớn; tỷ lệ vốn từ ngân sách nhà nước tham gia gặp khó khăn trong thu hút nhà đầu tư; chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các dự án PPP đang triển khai buộc phải dừng thực hiện để chuyển sang đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước… Để giải quyết những khó khăn tồn đọng lâu năm, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ giải pháp tháo gỡ cho 8 dự án BOT theo 3 nhóm. Theo đó, nhóm thứ nhất là sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn ngân sách để hỗ trợ 2 dự án có doanh thu sụt giảm không có khả năng phục hồi với tổng nhu cầu vốn cần bố trí là 1.557 tỷ đồng. Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất bổ sung 522 tỷ đồng cho dự án BOT Xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì (cầu Văn Lang). Dự án này có tổng mức đầu tư đã được kiểm toán, quyết toán là 1.088 tỷ đồng. Dự kiến thời gian hoàn vốn khoảng 22 năm và hiện nhà đầu tư đã thống nhất giảm 50% lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Với dự án BOT Đầu tư xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng (đường nối tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), Bộ GTVT đề xuất bổ sung 1.024 tỷ đồng để hỗ trợ, thời gian hoàn vốn khoảng 25 năm. Nhóm thứ hai mà Bộ GTVT đề xuất là điều chỉnh cơ chế hỗ trợ của Nhà nước. Giải pháp này áp dụng đối với dự án BOT Xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả. Theo đó, Bộ GTVT đề xuất bố trí khoảng 2.280 tỷ đồng từ nguồn thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan sang hỗ trợ dự án. Dự kiến thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 28 năm 4 tháng. Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ nghiên cứu phương án thu phí nộp ngân sách. Nhóm thứ ba gồm 5 dự án là BOT Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91, TP Cần Thơ (không được thu phí tại trạm T2), dự án BOT Xây dựng tuyến đường Thái Nguyên- Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 (không được thu phí tại trạm Quốc lộ 3); Dự án BOT Nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610 (tỉnh Đắk Lắk), Dự án BOT Xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn; Dự án Đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6. Với những dự án này, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ bố trí hơn 6.810 tỷ đồng để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. ĐẢM BẢO KHÔNG PHÁT SINH THÊM LỖ Ông Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, không nên dùng ngân sách để mua lại các dự án BOT. Theo ông Vân, dự án BOT thua lỗ, việc đầu tiên phải xem xét là trách nhiệm cá nhân, tập thể đã cho lập, thẩm định và quyết định triển khai dự án. Bên cạnh đó, trong dự toán chi ngân sách cho đầu tư công và chi thường xuyên cho phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều không có dự toán cho việc mua lại các dự án BOT. “Việc chi ngân sách để mua lại dự án BOT sẽ tạo tiền lệ xấu để nhà đầu tư cứ thực hiện dự án không hiệu quả là đẩy trách nhiệm sang Nhà nước”, ông Vân nói, đồng thời cho rằng, Chính phủ cần cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất này, thậm chí nếu cần thiết cũng cần giải pháp “chấp nhận thà đau một lần”. Còn trong trường hợp quyết định mua lại được thực hiện, Bộ GTVT cần giải trình và đảm bảo rằng các dự án sẽ được quản lý và vận hành hiệu quả để tránh lỗ thêm trong tương lai. Theo TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông, khi dự án BOT bị thất bại, giải pháp đưa ra thường là các bên tham gia dự án gồm Nhà nước, nhà đầu tư và ngân hàng phải chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng không ký hợp đồng với Nhà nước mà đứng sau nhà đầu tư, nên chỉ còn lại Nhà nước và nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án. Ông Đức cho rằng, những khó khăn của các dự án BOT đang được đề xuất gỡ vướng có lỗi thuộc về phía Nhà nước, chẳng hạn như việc điều chỉnh quy hoạch. Ví như, trên 5km sông Hồng, đoạn chảy qua các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình, cơ quan chức năng đã phê duyệt đầu tư dự án BOT cầu Thái Hà rồi, nhưng tiếp tục phê duyệt đầu tư cầu Hưng Hà bằng vốn vay ODA dẫn tới người dân lựa chọn lưu thông miễn phí trên cầu Hưng Hà chứ không bỏ tiền đi qua cầu BOT Thái Hà. Do đó, theo ông Đức, Nhà nước nên tìm giải pháp để các nhà đầu tư đỡ thiệt thòi. Ngoài giải pháp mua lại dự án như đề xuất của Bộ GTVT, có thể áp dụng giải pháp kéo dài thời gian thu phí, đồng thời có thể giảm thuế, ưu đãi tín dụng hay sử dụng công cụ tài chính khác,… DƯƠNG HƯNG Bị vỡ phương án tài chính, nhà đầu tư cầu BOT Thái Hà muốn trả dự án Sau thời gian dài “đắp chiếu”, khu đất dự án trở thành nơi chăn thả gia súc… ẢNH: NN Lại đề xuất dùng hơn 10.600 tỷ “cứu” BOT thua lỗ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa tiếp tục có tờ trình Chính phủ đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại 8 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT (xây dựng- kinh doanh - chuyển giao). Ngoài mổ xẻ bệnh, bộ này cũng đưa phác đồ điều trị “bơm tiền”. Dự án khu dân cư 9 năm dang dở “Việc chi ngân sách để mua lại dự án BOT sẽ tạo tiền lệ xấu để nhà đầu tư cứ thực hiện dự án không hiệu quả là đẩy trách nhiệm sang Nhà nước. Chính phủ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất này, thậm chí nếu cần thiết cũng cần phải chấp nhận thà đau một lần. Còn trong trường hợp quyết định mua lại được thực hiện, Bộ GTVT cần giải trình, và đảm bảo rằng các dự án sẽ được quản lý và vận hành hiệu quả để tránh lỗ thêm trong tương lai”. Ông LÊ THANH VÂN - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==