Tiền Phong số 305

9 n Thứ Năm n Ngày 31/10/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ những gói cơm nắm, chai nước lọc là tình cảm mà người dân nơi đây gửi gắm, khi công tác hậu cần của đơn vị chưa triển khai kịp. Trước khi về đơn vị, tôi đã rơi nước mắt bởi tình cảm mà bà con dành cho mình. Đó là những ký ức khó quên trong đời quân ngũ. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, “đi dân nhớ, ở dân thương”, mọi cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 98 luôn nêu cao tinh thần không ngại gian khổ trong thực hiện nhiệm vụ”. ẤM TÌNH QUÂN DÂN Những khó khăn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ tại Làng Nủ đã chạm đến trái tim của người dân. Trong câu chuyện của mình, Trung tá Đào Xuân Trình, Phó Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật Trung đoàn 98 nói rằng, càng rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì tình quân dân lại bền chặt, thắm thiết và tinh thần “xe chưa qua, nhà không tiếc” trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước lại tái hiện. “Thực hiện nhiệm vụ tại thôn Làng Nủ, nguồn thực phẩm chủ yếu được khai thác tại chỗ. Đến nhiều gia đình hỏi mua lợn để thịt, làm thực phẩm phục vụ bộ đội, tôi nhận được câu trả lời: “Lũ cuốn trôi hết rồi, không còn lợn để bán đâu. Gia đình em còn con bò cho các chú bộ đội. Để tôi dắt sang cho các chú thịt”. Nghe những câu đó mà cổ tôi nghẹn cứng, cố giải thích với chị ấy rằng, bộ đội có chế độ, tiêu chuẩn của quân đội rồi, chị để con bò lại làm kế sinh nhai” trung tá Đào Xuân Trình kể. Còn Binh nhất Trần Minh Thảo, Tiểu đoàn 8 nghẹn ngào nói, sau 2 tuần thực hiện nhiệm vụ cứu nạn tại Làng Nủ, anh được trải qua nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm người dân dành cho bộ đội. Đó là hình ảnh người dân chăm chút từng hớp nước, phơi phóng quần áo, chuẩn bị từng suất cơm cho bộ đội... “Tình cảm của nhân dân làm cho chúng tôi ấm hơn rất nhiều giữa những đêm mưa rừng lạnh lẽo. Bao nỗi khó khăn, vất vả của bộ đội đã để lại trong tâm trí người dân, được người dân ghi nhận”, anh Trần Minh Thảo chia sẻ. Nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn là cao cả, quá trình tìm kiếm, tuy có gian nan, có cả sự lo sợ, nhưng mỗi chiến sĩ đều đặt trách nhiệm lên trên hết. Đối với binh nhất Trần Văn Phúc, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn ở Làng Nủ đã trở thành ký ức mà Phúc không bao giờ quên trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình. “Thực hiện nhiệm vụ tại Làng Nủ, tôi thực sự cảm nhận đầy đủ các cung bậc tình cảm người dân dành cho mình. Tình cảm quân dân thật thiêng liêng, son sắt đúng như lời Bác Hồ dạy: Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, binh nhất Trần Văn Phúc tâm sự. Công việc tìm kiếm người mất tích, tại khu vực bị lũ quét đi qua bØn đất lầy lội, nhiều chỗ sâu đến đØi, đến bụng và không có nước để tắm rửa, nhưng có hề gì, họ luôn đinh ninh vì nhân dân phục vụ... V.H Các chiến sĩ Trung đoàn 98 hướng về bãi bùn thôn Làng NÛ chào vĩnh biÈt nhâng n±n nhân chưa tÉm thấy Trung tá Lương Vĩnh Phúc - Phó Chính ủy Trung đoàn 98 cho biết, ngày chia tay, đồng chí Bí thư HuyÈn ủy huyÈn Bảo Yên trao cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 lá cờ Tổ quốc in dòng chữ “LkNG N™ (10-24/9/2024)”. Nhận lá cờ chúng tôi rơm rớm nước mắt, đây không chË là tình cảm, t´m lòng, sự tri ân sâu sắc của nhân dân Làng Nủ, mà là niÄm tin, chỗ dựa tinh th³n, “thế trận lòng dân” vững chắc của nhân dân cả nước đối với Quân đội nhân dân ViÈt Nam anh hÙng. “Chứng kiến tận mắt sự tàn khốc của thiên tai để tự hào vÄ sức mạnh, ý chí, tinh th³n vượt khó của người lính Trung đoàn 98 Anh hÙng. Chính trong lúc khó khăn nh´t, nguy hiểm nh´t các chiến sĩ đã thể hiÈn rõ bản lĩnh, phẩm ch´t cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, giúp đỡ nhân dân vô điÄu kiÈn”. Đại tá NGUYỄN NGỌC NGÂN, Phó Chủ nhiÈm chính trị Quân Khu 2 Ở vai trò biên tập, ông cũng ngại khi nhìn thấy những cuốn sách dày. “Tiểu thuyết khoảng 300 trang nhìn dễ chịu hơn, đỡ ngại cho người đọc và người biên tập”, ông Đoàn nói. Ông phân tích xu hướng đọc hiện nay đã thay đổi so với trước kia: “Có một sự thật, bây giờ có quá nhiều lựa chọn giải trí. Hồi xưa không có gì để giải trí ngoài sách báo. Bây giờ mọi thứ quá tiện ích, thậm chí nếu bạn lười đọc đã có sách nói phục vụ. Tuy chưa xuất hiện trào lưu tiểu thuyết mỏng dính song nhà văn hiện nay đã có ý thức không viết quá dày, viết nhiều tập”. Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn nửa đØa, nửa thật: “Ngay cả in sách chỉ để tặng bạn bè thì cũng mong bạn bè đọc. Sách dày chỉ cầm đã mỏi tay…”. Nhà văn Đào Bá Đoàn ghi nhận: “Tiểu thuyết dài nghìn trang bây giờ hiếm lắm. Đa số từ 250-500 trang. Ngay các nhà văn thế giới bây giờ cũng không viết quá dày. Họ chọn mức trung bình, 300600 trang thôi”. Nữ biên tập viên của NXB Văn học tiếc nuối: “Cái thời đạp xe đạp cả chục cây số đến thư viện thị xã mượn sách đọc đã qua rồi. Hồi ấy đọc Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi dày lắm mà vẫn ngấu nghiến không sót chữ nào”. Nhà thơ Lương Ngọc An nhìn nhận: “Tiểu thuyết dày hiện nay ít có chỗ đứng không phải xu thế của văn chương mà là xu thế của xã hội. Con người đang ngả về tiếp thu thông tin nhiều hơn là tiếp thu thông điệp. Người ta tiếp nhận thông tin nhưng ngại tiếp nhận thông điệp”. Ông chỉ ra một lý do khác khiến tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết dày nói riêng không dễ hấp dẫn độc giả: “Bạn đọc bây giờ tinh. Tầm tư duy, tư tưởng của nhà văn có khi còn không bằng người đọc”. Nhà phê bình văn học Ngô Thảo cho rằng, nhà văn cần nhìn thẳng vào hiện thực: “Thời buổi đang thay đổi mạnh mẽ ở bề rộng lẫn bề sâu. Nhà văn cần phải học thích nghi với hành tinh mới. Nhà văn chủ động viết vì họ có nhu cầu bộc bạch. Nhưng người cầm bút muốn sống được thì không thể không cần độc giả”. Ông vừa kịp đọc một vài tác phẩm của tân chủ nhân giải Nobel Văn học 2024 và nhận xét: “Han Kang cũng có viết dài đâu”. NÔNG HỒNG DIỆU Trao đổi tại họp báo sáng 30/10, ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình cho biết, Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề Dòng chảy di sản diễn ra từ ngày 24-30/11, tại TP. Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Du khách được chào mời đến các hoạt động đặc sắc như: Lễ khai mạc Festival Ninh Bình, Hội quán Dục Thúy Sơn, chương trình nghệ thuật Ninh Bình - Sao Mai hội tụ, lễ hội đường phố và bế mạc Festival. Điểm nhấn của Festival là sự kiện khai mạc sẽ diễn ra lúc 20h ngày 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, TP. Ninh Bình, với chủ đề Dòng chảy di sản. Chủ đề lấy ý tưởng từ hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam - hành trình lập đô, dời đô, định đô của các bậc đế vương. Từ ý tưởng này, hành trình sẽ kết nối di sản với ba điểm nhấn là ba kinh đô xưa: Kinh đô Hoa Lư, Kinh đô Thăng Long và Kinh đô Huế - đều là những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cho biết, đây là lần đầu tiên chương trình nghệ thuật Dòng chảy di sản được xây dựng theo phong cách điện ảnh như một “bộ phim dã sử cổ trang” sống động được thực hiện bằng hình thức sân khấu hóa kết hợp giữa âm nhạc, vũ kịch và điện ảnh với công nghệ trình diễn hiện đại, độc đáo trên một sân khấu chuyển động 3D mapping. Những mốc son lịch sử được tái hiện sống động. Đó là những dấu ấn trọng đại trong ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, những giai đoạn huy hoàng, rực rỡ nhất của các triều đại đã có công kiến tạo nên những kinh đô lâu đời và thịnh vượng nhất trong lịch sử dân tộc, để lại những di sản vật thể và phi vật thể vô giá cho dân tộc và cho nhân loại. Một điểm mới lạ của Festival năm nay là không gian Hội quán Dục Thúy Sơn ra mắt từ ngày 2627/11, tại công viên Núi Thúy, TP. Ninh Bình. Công viên Núi Thúy sẽ được biến thành một không gian triển lãm thơ đương đại ngoài trời kết hợp với trải nghiệm thưởng trà, ngâm thơ, ngắm trăng và nghe nhạc cổ truyền theo phong cách dân gian. Đặc biệt, lần đầu tiên, một Đại nhạc hội dân gian điện tử được tổ chức như một lời chào kết để Bế mạc Festival Ninh Bình, sẽ diễn ra lúc 20h, ngày 30/11, tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham hứa hẹn sẽ là một bữa tiệc âm nhạc dân gian đương đại kết nối các thế hệ người yêu nhạc mang tên Í A Fest quy tụ dàn ca sĩ trẻ được yêu thích như Phương Mỹ Chi, Double 2T... Điểm nhấn thu hút du khách chính là cuộc thi hóa trang, mặc cổ phục và nhập vai các nhân vật lịch sử. Các nhà thiết kế cổ phục có tiếng trở thành cố vấn để hoạt động hấp dẫn người tham dự, tạo dấu ấn cho du khách về Ninh Bình. LƯU TRINH Mặc cổ trang, nhập vai nhân vật lịch sử tại Festival Ninh Bình Với chÛ đề Dòng chảy di sản, Festival Ninh BÉnh lần thứ III năm 2024 sẽ tái hiÈn nhâng mốc son lịch sử huy hoàng, giải mã nhâng giá trị tinh hoa rãc rỡ cÛa cố đô Hoa Lư. Du khách được đắm mÉnh trong không gian đậm đ½c lịch sử, m½c cổ phÝc và hóa thân thành các nhân vật lịch sử. Chuỗi ho±t đØng hấp dẫn hứa hẹn hút du khách về Festival Ninh BÉnh 2024 ĐØc giả nghĩ gÉ? Dương Mai Liên, sinh năm 1977, không ngại tiểu thuyết dày. Chị vẫn có thể thức đến 4-5 giờ sáng để “cày” tiểu thuyết. Tuy nhiên, chị chË thích tiểu thuyết nước ngoài nổi tiếng như Rừng Na Uy hay Trăm năm cô đơn: “Tôi không thích tiểu thuyết ViÈt Nam”. Một độc giả 7x nói: Chị không ngại tiểu thuyết “cục gạch” miễn nó đủ h´p dẫn. Song chị mong muốn đơn vị xu´t bản sách nên chia tác phẩm thành nhiÄu cuốn sách nhỏ để dễ mang theo khi đi làm, đi học hay du lịch. Nguyễn Hiếu Dương, sinh viên năm cuối Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho biết, viÈc lựa sách không tuỳ thuộc độ mỏng hay dày mà tuỳ thuộc vào nội dung. Dương tiết lộ chưa từng bỏ tiÄn mua tiểu thuyết nghìn trang. Độc giả 8x Linh Chi ngại sách dày và đã xa rời sách gi´y từ lâu: “Tôi hay đọc sách báo trên điÈn thoại”. Một “mọt sách” 8x khác lại chọn sách theo tên tác giả nhưng thú nhận: “Cũng ngại sách dày”.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==