tôi bị nắng chiếu vào rộp lên vì cháy nắng”, NSND Lan Hương nhớ lại. Bà khẳng định, những giá trị lịch sử được ghi lại trong từng thước phim. Nếu không có những thước phim ấy, thế hệ trẻ ngày nay gần như không thể hiểu về lịch sử, cuộc sống thời xưa. TS. Vũ Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh, điện ảnh là di sản. “Những cuốn phim đó còn toát lên đời sống lịch sử Việt Nam giai đoạn đó với bối cảnh nhà cửa, âm nhạc, âm thanh, lời thoại… Nếu chúng ta giữ được di sản phim điện ảnh, đó là tư liệu cực kỳ quý trong nghiên cứu lịch sử, dân tộc”, TS. Vũ Thị Minh Hương nhận định. Đạo diễn, nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Điệp khẳng định, ê-kíp làm phim thời đó phải vượt qua rất nhiều khó khăn để lưu lại vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam. Khán giả ngày nay khó có thể thấy rõ được sự tinh tế của ê-kíp làm phim chỉ qua những màn hình bé nhỏ của máy tính, điện thoại. NHEN LÊN HY VỌNG PHỤC CHẾ PHIM XƯA Các diễn giả, nhà làm phim cho rằng, di sản tư liệu trong đó có phim nhựa là di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam và cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Công tác bảo tồn hàng trăm cuốn phim của thời kỳ điện ảnh vàng son không được quan tâm đúng mức khiến bản gốc của nhiều phim nhựa bị hỏng, bị mốc, rất khó đưa vào sử dụng. Anh Viên Hồng Quang, sinh viên Đại học Bách khoa (Hà Nội), cùng tình yêu lớn với điện ảnh đã bắt đầu hành trình phục chế phim nhựa. Với nguồn phim tư liệu dồi dào của Việt Nam, anh Quang mong muốn có thể đưa được những thước phim, ký ức vô giá, những hình ảnh lịch sử đến gần công chúng trẻ. “Tôi bắt đầu phục chế phim từ 4 năm trước. Phim phục chế đầu tay của tôi là Vĩ tuyến 17: Chiến tranh nhân dân. Công trình này được hoàn thành trong một năm. Trong thời gian dịch COVID-19, tôi có nhiều thời gian nghiên cứu đề án phục chế ảnh màu. Những bức ảnh này được đón nhận khiến tôi nảy ra ý tưởng phục chế phim”, anh Quang cho biết. Tuy nhiên, việc phục chế phim không đơn giản như phục chế ảnh. Sau khi xem những thước phim do anh phục chế, các diễn giả đều dành lời khen, sự trân trọng cho anh. “Chúng tôi phải cảm ơn Quang. Những bạn trẻ như Quang có thể sống nghèo, dưới mức nghèo để gìn giữ những giá trị văn hóa đẹp đẽ cho thế hệ đi sau. Những bạn trẻ vẫn giữ tình yêu với văn hóa, điện ảnh sẽ tiếp thêm lửa, tình yêu đất nước, quê hương cho bạn trẻ khác”, NSND Lan Hương chia sẻ. Ngoài câu chuyện kinh phí, việc xin được bản phim chất lượng tốt để phục hồi phim cũng không đơn giản. “Tôi đang thực hiện phục chế phim Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn Thủy nhưng việc tiếp xúc bản phim chất lượng tốt là một vướng mắc lớn. Tôi trình bày với đạo diễn và được đồng thuận, nhưng khi đến Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư để xin bản phim chất lượng tốt lại không thành công”, anh Quang nói. Do không có cơ chế, nên việc phục chế vẫn “giậm chân tại chỗ”. Trong khi đó, việc phục chế phim nhựa mở ra con đường mới cho việc bảo tồn, phát triển di sản điện ảnh Việt Nam. GIA LINH 9 n Thứ Hai n Ngày 29/7/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ Kỳ vọng vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) TS. Vũ Thị Minh Hương cho rằng, việc đưa thành công một chương mới về di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ mang đến nhiều cơ hội để ghi danh, công nhận di sản điện ảnh. Theo khoản 3 Điều 51 Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), tất cả nội dung thông tin được chứa đựng trên vật mang tin là phim nhựa, phim động trên vật mang tin dạng số… đều là tiềm năng của di sản tư liệu. Khi có hành lang pháp lý, các đơn vị có cơ sở để xây dựng hồ sơ di sản điện ảnh trình lên Ủy ban quốc gia. sẫm tối, nhìn lên bàn thờ nơi có di ảnh của con, nước mắt bà cứ chảy. Những lúc khó khăn nhất, bà Vân lại thắp hương trước bàn thờ con để tâm sự, trải lòng vơi bớt lo toan. “Nhiều hôm không ngủ được tôi cứ thẫn thờ đi ra đi vào nhìn về những kỷ vật của con mà lòng đau như cắt, khóc miết rồi nước mắt cũng không còn...”. CÓ EM TIẾP BƯỚC Nhìn lên bức tường với nhiều hình ảnh của con trai, ông Lê Văn Tư, 60 tuổi kể, trước khi con thi vào trường Tăng thiết giáp ông đã nói chuyện và tâm sự với con rất nhiều, nói về việc sẽ xa người thân, gia đình và cả sự nguy hiểm khi làm nhiệm vụ ở đảo xa. Nhưng nó nói, con rất thích đứng vào hàng ngũ Quân đội, nên từ đó cả gia đình ai cũng ủng hộ con. “Giờ đây con không còn nữa nhưng hình bóng của con vẫn còn đó. Đau nhưng tôi thấy rất tự hào về người con trai của mình, đã cống hiến và hy sinh cả cuộc đời còn rất trẻ cùng các chiến sĩ đang công tác ở đảo xa, giữ vững biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Tư bộc bạch. Bên bàn thờ của liệt sĩ Tính là những di ảnh kỷ niệm khi anh đang còn học tại trường Sĩ quan Tăng thiết giáp và vô số giấy khen được treo trên tường ngăn nắp. Ông Tư bảo “Mỗi lúc nhớ con, tôi lại lấy từng giấy khen bằng khen, từng cái ảnh ra ngắm để cảm nhận như con vẫn còn đâu đây. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng tôi luôn tâm niệm mình phải sống thật tốt, xứng đáng với sự hy sinh của con. Làm được điều đó, con tôi chắc sẽ yên lòng”. Hiện vợ chồng ông bà còn đứa con út Lê Công Tuấn, 21 tuổi đang là học viên năm 3 của Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, nơi anh trai Lê Văn Tính đã từng học tập và trưởng thành. “Hai đứa con cùng chọn vào Quân đội. Anh đã cống hiến rồi, giờ tới em nó, gia đình giờ chỉ cầu mong cho con bình an, sức khỏe để cống hiến cho Tổ quốc”, bà Vân nói. Ngày 4/7/2024 mới đây, đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã về địa phương phối hợp với cấp ủy, chính quyền công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sĩ Lê Văn Tính cho gia đình bà. Liệt sĩ Lê Văn Tính mang cấp bậc Trung úy, công tác tại Phân đội Xe tăng cơ động, đảo Sơn Ca, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, hy sinh năm 2023 khi đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vẫn còn đó những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh dũng ngã xuống trong khi thực hiện nhiệm vụ nơi đảo xa. Sau những mất mát không gì có thể bù đắp, những người mẹ người cha liệt sĩ thời bình lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong, kiên cường vượt lên... (Còn nữa) N.N Bà Vân khôn nguôi nỗi nhớ con trai ẢNH: NN Bà Vân trước bàn thờ liệt sĩ Lê Văn Tính Ông Lý Văn Hải – Trưởng thôn Xuân Mỹ cho biết, Tính từ nhỏ đã ngoan hiền, chăm học. Khi hay tin anh hy sinh, bà con hàng xóm ai nấy đều đau đớn. Ngày đơn vị đưa cháu về, cả làng ai cũng tới hỏi thăm động viên gia đình cố gắng vượt qua nỗi đau. Cháu Tính hy sinh là nỗi đau lớn của gia đình, nhưng đó cũng là một niềm tự hào rất lớn cho làng xóm, cho địa phương. “Hiện toàn thôn có khoảng 30 liệt sĩ. Thôn còn nghèo lắm, cho nên chỉ có các khoản hỗ trợ thông thường theo quy định. Còn tình cảm xóm giềng, chúng tôi luôn thăm hỏi, động viên nhau. Chị Vân chịu khó, ham làm, rất được làng xóm tôn trọng”, ông Hải nói. cả trăm cuốn phim hư hại PHIM VIỆT THAM GIA LHP VENICE 2024. Ban tổ chức Liên hoan phim (LHP) Venice 2024 thông báo các phim góp mặt trong tuần lễ phê bình của sự kiện. Trong đó, Don’t cry butterfly (Mưa trên cánh bướm) của Dương Diệu Linh tranh giải phim đầu tay xuất sắc cùng sáu dự án khác. Phim lấy bối cảnh Hà Nội, kể về một phụ nữ trung niên (nghệ sĩ Tú Oanh thủ vai) phát hiện chồng ngoại tình. Bà quyết định tìm đến thế lực tâm linh với hy vọng khiến chồng yêu mình trở lại, nhưng vô tình đánh thức yếu tố siêu nhiên bí ẩn trong nhà. LHP Venice 2024 sẽ diễn ra từ 28/8-7/9 tại Venice (Ý). VỞ LA TRAVIATA ĐẾN VỚI KHÁN GIẢ VIỆT. Nhà hát Hồ Gươm phối hợp với Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam dàn dựng và công diễn vở opera kinh điển thế giới La Traviata vào 20h tối 9 và10/8, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là chương trình nghệ thuật hợp tác để ghi dấu ấn một năm khánh thành và đi vào hoạt động của Nhà hát Hồ Gươm. Trong phiên bản lần này, hai nhà hát mời đạo diễn Beverly Blankenship và Rebecca Blankenship dàn dựng, cùng nhạc trưởng Kotaro Kimura tham gia chỉ huy trực tiếp dàn nhạc. NSƯT Phan Mạnh Đức, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam giữ vị trí chỉ đạo nghệ thuật, kiêm tổng đạo diễn. Vở opera có sự tham gia của 60 nghệ sĩ hát, múa, diễn xuất và 60 nhạc công. NGỌC ÁNH AI, XEM GÌ, Ở ĐÂU? Các nghệ sĩ luyện tập cho vở La Traviata Cảnh trong phim Mưa trên cánh bướm
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==