Tiền Phong số 211

Nơi cửa biển Thuận An, tàu cá TTH 40215 TS đang chạy vào bờ. Chiếc tàu là của chị Hồ Thị Hai và chồng là ngư dân Phạm Toàn, quê ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chị Hai có dáng người thấp đậm, giọng cười khanh khách, tính cách quả quyết như đàn ông. Chị kể có rất nhiều người hỏi “sao đàn bà mà lại đi biển?”. Nhưng mấy ai biết đàn bà ở làng chài này mấy chục năm nay đã đi biển như đàn ông. Tại Trạm Kiểm soát biên phòng Thuận An, chị Hai được cán bộ biên phòng tuyên truyền về chống khai thác IUU. Chị nói: “Hồi trước có bằng thuyền trưởng là ra biển được rồi, không có bằng máy trưởng cũng có can chi mô! Chừ chống khai thác IUU thì cái chi hắn cũng quan trọng cả”. Chị Hai kể, hồi trước cha chồng của chị là ông Phạm Công Hồ làm nghề câu kiều, là nghề đi tàu nhỏ câu cá gần bờ, dùng cùng lúc nhiều lưỡi câu. Dân câu kiều hay đọc câu thơ “Ơ…sông sâu thì biển cũng sâu/Muốn ăn cá lớn…rong câu cho dài”. Mỗi lần ra biển, ông lại gọi người con gái lớn là Phạm Thị Lệ đi cùng. Ở vùng quê này người dân không quan niệm làm nghề biển thì phải sinh con trai, mà trai hay gái cũng được, đàn ông hay đàn bà đều đi biển như nhau. Sau này khi về nhà chồng, chị Hai lại theo cha, rồi theo chồng đi biển, cứ theo nhịp như thủy triều ở cửa Thuận An. “Chiều ghe đi, sáng ghe vô, mệ gánh cá ra chợ”. Chị nói đùa, lúc đó thì cha và chồng là thuyền trưởng, còn chị là máy trưởng, dù chưa có bằng cấp, chứng chỉ gì về nghề biển. Thời đó chưa ai nghĩ rồi đến một ngày nào đó, đi biển phải chấp hành tốt các quy định, chống khai thác IUU. Chị kể, lúc đó cha con, vợ chồng cứ ra biển là câu được rất nhiều cá, cá dày đặc trên biển, cách cửa biển Thuận An 2-3 hải lý có rất nhiều cá đuối, nhiều khi ghe không đủ sức chở. Vì cá nhiều nên ngư dân không bao giờ tính chuyện đi vượt tuyến sang vùng biển nước khác khai thác trộm hải sản như bây giờ. HỌC LỚP THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG Cách đây chưa lâu, chị Hai và các ngư dân khác nộp đơn xin học lớp thuyền trưởng, máy trưởng (hạng hai). Chương trình được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp với Chi cục Đăng kiểm tổ chức giảng dạy tại Trạm kiểm soát biên phòng Thuận An. Gần 100 học viên trong lớp là nam giới, chỉ có 2 phụ nữ là chị Hồ Thị Hai và chị Phan Thị Tùng. Anh Nguyễn Quang Hòa, cán bộ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá tỉnh Thừa Thiên - Huế, là giáo viên đứng lớp. Sau thời gian học tập, chị Hai đã hiểu được cơ chế hoạt động của động cơ đốt trong và những kiến thức sơ đẳng nhất mà lâu nay ngư dân vận hành sai. Với lọc gió của động cơ, ngư dân nói vui là “tháo lọc gió để máy bổ phổi”; từ trước đến nay, ngư dân thường tháo lọc gió ném ra ngoài. Chị Hai cho biết, thầy giáo dạy nếu bỏ lọc gió thì máy sẽ nhanh hư hỏng do hút các loại bụi hạt cứng, trong đó có bụi kim loại. Những loại bụi này vào buồng đốt sẽ sinh ra xước nòng xi lanh, nếu nặng hơn là làm hỏng bạc pít tông, gây tràn nhớt sang buồng đốt, khiến máy hư hỏng và tàu cá sẽ chết máy trên biển. Nguyên nhân máy tàu bị nóng không chỉ vì do máy cũ, sử dụng dầu nhớt đã hết chất bôi trơn, mà còn do nhiều thuyền trưởng đã vận hành sai. Chị Hai và chị Tùng cho biết, thầy giáo dạy là nhiều tàu cá đi vào vùng nước cạn, nhiều bùn đất nhưng vẫn cứ nổ máy to, ga lớn, vì vậy trục chân vịt sẽ bị cong, vênh, hệ thống nước làm mát có thể bị kẹt làm nhiệt độ máy tăng cao. Câu chuyện của chị Hai và việc cha con, vợ chồng trên một chiếc ghe nhỏ cách đây đã lâu rồi, khi ấy phần lớn là ghe không có giấy tờ, mọi người tự ước định, cha là thuyền trưởng, con gái là máy trưởng. Còn hiện nay thì sao? Chị Hai cho biết, ông chồng đã có bằng thuyền trưởng, mình phải là máy trưởng, vì thuê người giờ cũng khó, họ nay làm mai nghỉ thì mình cũng bó tay. LÊ VĂN CHƯƠNG Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Bùi Thế Duy vừa diễn ra, ông Chang Joon Yoen, Phó Chủ tịch Viện KIST của Hàn Quốc, cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm 40 năm phát triển ngành bán dẫn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Duy chia sẻ, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, tuy nhiên còn thiếu nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực và trình độ để phát triển theo kịp các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, để thực hiện chiến lược phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, việc thành lập phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn là rất cần thiết. Ông đề nghị, Viện KIST hỗ trợ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thành lập phòng nghiên cứu vi mạch bán dẫn hiện đại, đặt tại Viện VKIST ở Khu công nghệ cao Hoà Lạc, trong đó bao gồm tư vấn về đào tạo, nguồn nhân lực, trang thiết bị cho phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn. Ông Chang cho biết, mục đích chuyến công tác của Viện KIST tại Việt Nam là tìm hiểu về kết quả, thách thức cũng như những ưu tiên, nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI. Với các đề xuất của Việt Nam, Viện KIST sẽ hỗ trợ tối đa. NGUYỄN HOÀI Chính phủ Hàn Quốc, với sự hỗ trợ của Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ và ASEAN phát động Giải thưởng ASEAN - Hàn Quốc về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024, nhằm khuyến khích, tôn vinh các nhà khoa học và kĩ sư trẻ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Giải thưởng năm nay gồm hai hạng mục dành cho Nhà đổi mới sáng tạo ASEAN và nhà tiên phong đổi mới sáng tạo ASEAN - Hàn Quốc, phần thưởng mỗi hạng mục là 12.000 USD. Với giải thưởng dành cho nhà đổi mới sáng tạo ASEAN, người tham dự là công dân của một nước thành viên ASEAN, có kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm sau lấy bằng tiến sĩ, trong hai năm qua chưa từng nhận giải thưởng của ASEAN hoặc được ASEAN hỗ trợ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Với giải thưởng dành cho nhà tiên phong đổi mới sáng tạo ASEAN - Hàn Quốc, người tham dự là công dân của một nước thành viên ASEAN, đang theo học chương trình tiến sĩ tại Hàn Quốc hoặc là chuyên gia có thời gian hoàn thành chương trình tiến sĩ ở Hàn Quốc ít hơn 5 năm hoặc là một chuyên gia hoàn thành chương trình tiến sĩ dưới 5 năm và có kinh nghiệm hợp tác nghiên cứu với Hàn Quốc. Trong hai năm qua cũng chưa từng nhận giải thưởng của ASEAN hoặc được ASEAN hỗ trợ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. NGUYỄN HOÀI 10 ĐỜI SỐNG n Thứ Hai n Ngày 29/7/2024 Chị Hồ Thị Hai (bên phải) và chị Phan Thị Tùng học lấy bằng máy trưởng, để cùng chồng bám biển mưu sinh ẢNH: VĂN CHƯƠNG Chồng thuyền trưởng, vợ máy trưởng Đó là chuyện mới lạ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi việc chống khai thác hải sản trái phép, không báo cáo, không theo quy định (IUU) ngày càng được siết chặt. Viện KIST sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển bán dẫn, AI Giải thưởng ASEAN - Hàn Quốc về KHCN Đại úy Lê Hữu Bường, cán bộ Trạm Kiểm soát biên phòng Thuận An, cho biết, sau lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, đơn vị sẽ tiếp tục mời Trung tâm Đăng kiểm mở thêm lớp đào tạo, trong lớp học sẽ còn nhiều phụ nữ đến tham gia, chồng thuyền trưởng, vợ máy trưởng, góp phần vào nỗ lực chống khai thác IUU. TRÀ VINH: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đường ven sông Hậu Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các đoạn trên tuyến đường ven sông Hậu thuộc xã Ninh Thới, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè. Đường ven sông Hậu qua huyện Cầu Kè được đưa vào sử dụng năm 2021. Tuy nhiên, ảnh hưởng của triều cường, thay đổi dòng chảy, sóng lớn do tàu thuyền hoạt động trên sông... đã làm sạt lở 15 điểm trên tuyến đường ven sông Hậu, trong đó có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng ăn sâu 5-10m, có đoạn không còn bãi. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, nguy cơ vỡ công trình là rất lớn, ảnh hưởng đến 205 hộ dân, 2 trường học, khoảng 250ha vườn cây ăn trái của người dân… Sau khi công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở, UBND tỉnh Trà Vinh giao UBND huyện Cầu Kè theo dõi sát sạt lở, cảnh báo người dân để có giải pháp chủ động ứng phó đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng; chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố sạt lở xảy ra... CẢNH KỲ

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==