Tiền Phong số 211

8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Hai n Ngày 29/7/2024 ĐIỆN ẢNH CŨNG LÀ DI SẢN Chia sẻ ý kiến tại đối thoại Điện ảnh là di sản, rồi sao? diễn ra ngày 27/7 tại Hà Nội, NSND Minh Châu khẳng định, phim nhựa không đơn giản là những thước phim mà là mồ hôi, nước mắt, công lao của hàng chục thành viên trong ê-kíp sản xuất. NSND Minh Châu cho biết, để có một cuộn phim nhựa hoàn chỉnh trong thời cả nước thiếu thốn, ê-kíp phải trải qua nhiều giai đoạn cực khổ. Sau khi hoàn thành các cảnh quay, nhiệm vụ của diễn viên chưa kết thúc. Họ phải chờ đoàn làm phim in tráng và thực hiện quay lại những cảnh quay bị hỏng. Việc phim cháy, nhiều cảnh quay bị hỏng hoặc phải quay lại là điều không xa lạ với diễn viên điện ảnh thời trước. “Để hoàn thành một bộ phim nhựa, cả đoàn phim đối mặt với muôn vàn khó khăn. Vì vậy, những thước phim đó là vô giá, là di sản mà chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo tồn. Đây không chỉ là trách nhiệm của người làm điện ảnh”, NSND Minh Châu nêu. Với NSND Lan Hương, những năm tháng quay phim nhựa không chỉ là những kỷ niệm đẹp mà còn có biết bao ký ức hằn sâu trong trái tim, trí óc. Bà không thể nào quên những ngày tháng tập thoại phải đúng từng chữ, từng cử chỉ trước khi bấm máy. “Để có được hai đúp phim, tôi phải tập luyện nửa ngày. Đạo diễn luôn dặn tôi phải tập luyện nhuần nhuyễn, phải thoại đúng từng câu từng chữ trong kịch bản, thể hiện đúng từng nét mặt, cử chỉ của nhân vật, chỉ khi đó mới được vào bấm máy. Đến khi quay xong, gáy Dưới cái nắng gay gắt ngày hè của miền Trung, tôi tìm về thôn Xuân Mỹ (xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Dọc đường tôi hỏi thăm nhà của liệt sĩ Lê Văn Tính (nguyên là cán bộ Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân - hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa năm 2023), người dân ai cũng biết và chỉ đường tận nơi. NGÃ XUỐNG VÌ BIỂN ĐẢO Căn nhà cấp 4 của gia đình liệt sĩ Lê Văn Tính (sinh năm 1996) nằm khuất trong đường làng nhỏ ở thôn Xuân Mỹ (xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh). Bên ngoài căn nhà, tiếng chim hót ríu rít, bên trong tĩnh lặng như ẩn chứa những nỗi niềm sâu thẳm. Trò chuyện với tôi, bà Trần Thị Bích Vân, 50 tuổi thỉnh thoảng nghẹn lại khi nhắc về người con trai ngoan ngoãn đã ra đi mãi mãi gần 2 năm trước. Bao nhiêu nỗi nhớ, kỷ niệm về người con lại ùa về. “Nó hi sinh khi tuổi còn quá trẻ, bao nhiêu ước mơ, hoài bão vẫn chưa thực hiện được… Tính ơi?... Tính ơi?… Sao con lại bỏ bố mẹ ra đi sớm như vậy…”, bà Vân nghẹn ngào. Đó là khoảng 8 giờ sáng ngày Mồng 6 Tết (27/1/2023) khi gia đình đang quây quần, bỗng có điện thoại từ đơn vị anh Tính đang công tác gọi về, báo anh bị đuối nước, đang hồi sức tích cực. “Với linh cảm của người mẹ, tôi như biết trước có chuyện chẳng lành đến với con nên trong lòng như lửa đốt. Sau đó không lâu thì tôi nhận tin con đã hy sinh. Dù đã nghĩ đến việc xấu nhất, tôi vẫn tưởng như không thể gượng dậy. Suốt gần 2 năm qua chưa đêm nào tôi ngủ ngon giấc, cứ chợp mắt là hình bóng con lại ùa về, khiến tôi không cầm được nước mắt…”, bà Vân kể. Qua lời kể của người mẹ, từ nhỏ Tính rất ngoan hiền, nghe lời và chăm học, 12 năm học sinh giỏi, bà con chòm xóm ai cũng thương. Năm 2014, Tính thi vào Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, năm 2018 tốt nghiệp ra trường, anh được phân công về Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) công tác. “Mỗi năm nó chỉ về phép được một lần, những ngày đầu ở đơn vị nó hay gọi điện về hỏi thăm bố mẹ lắm, hễ rảnh là gọi. Tết năm 2022, nó về ăn Tết xong đến tháng 6 năm đó thì được phân công ra đảo Sơn Ca (thuộc quần đảo Trường Sa) công tác. Những ngày tháng sau đó chỉ được nghe giọng con qua điện thoại, nhớ con cũng không biết làm sao mà gặp được. Đến giờ tôi vẫn không tin ngày tiễn con vào lại đơn vị, đó là lần cuối cùng mẹ con tôi gặp nhau…”, bà Vân nấc nghẹn. Trong căn nhà cấp 4 hiện chỉ còn vợ chồng ông bà sinh sống, con gái lớn đã đi lấy chồng, Tính đã hi sinh và đứa con trai út hiện đang là sinh viên năm 3. Vợ chồng ông bà đầu tắt mặt tối với ruộng đồng và chăm nom một đàn bò khoảng 10 con. Nhiều hôm làm đồng về trời đã Đã gần 2 năm trôi qua kể từ ngày người con trai hy sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, bà Trần Thị Bích Vân vẫn không nguôi được nỗi nhớ con. Những khi ký ức ùa về, bà Vân lại rưng rưng nước mắt… MẠCH NGUỒN TRI ÂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN Bài 10: Mãi tuổi hai mươi trên sóng nước nNGUYỄN NGỌC KÝ SỰ Hy vọng phục chế Những năm 90 của thế kỷ XX, Shireen Naziree là thành viên của Hội đồng Nghệ thuật Bảo tàng Quốc gia Malaysia, và là giám tuyển thường xuyên cho gallery Petronas ở Kuala Lumpur. Bà có nhiều nghiên cứu và bài viết từ nghệ thuật truyền thống tới đương đại của Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Tới Việt Nam trong giai đoạn nền văn hóa nghệ thuật cũng như xã hội chuyển mình từ thời bao cấp sang thời kỳ đổi mới, Shireen nhanh chóng nhận ra sự thay đổi ngoạn mục của văn hóa mà rực rỡ nhất chính là hội họa. Các tác phẩm ở độ sung mãn, rực rỡ lúc bấy giờ của các họa sĩ như Đặng Xuân Hòa, Thành Chương, Phạm An Hải, Trịnh Tuân, Đinh Quân, Hà Trí Hiếu, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong, Đinh Ý Nhi, Lê Quảng Hà... khiến bà cảm phục và yêu quý nền hội họa và con người Việt Nam. Bà trở thành một người bạn yêu quý với các họa sĩ Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cuốn Ấn tượng và biểu hiện của Hội họa Việt Nam đương đại của bà Shireen viết chung với Phan Cẩm Thượng xuất bản ở Bangkok năm 2006 được coi là một trong số những cuốn viết về nghệ thuật hội họa Việt Nam hay nhất thời gian đó. Bà rất đề cao hội họa đương đại Việt Nam và luôn đặt nó vào bối cảnh Đông Nam Á. “Sức mạnh từ nền tảng truyền thống cùng với khát vọng đương đại đã tạo ra động lực thúc đẩy nghệ thuật Đông Nam Á, rút ngắn khoảng cách vốn là vùng ngoại vi đến thị trường nghệ thuật toàn cầu”, bà nhận định. Nhà phê bình Phạm Quốc Trung nhớ lại, thập niên 1980, một trong những gallery nước ngoài đầu tiên giới thiệu những gương mặt hội họa Việt Nam thời đổi mới là Thavibu (Thái Lan), mà công sức rất lớn chính là bà Shirreen. Bà đã cảm nhận tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam mang vẻ đẹp tâm hồn, nét tài hoa, sự trắc ẩn sâu kín của con người Việt Nam dần hiện rõ sau một thời gian dài bị chìm lấp bởi chiến tranh và những biến cố lịch sử. Bà đã nhiệt thành giới thiệu các tác phẩm Việt Nam ra quốc tế. Nhân cuộc triển lãm của 21 họa sĩ ba nước Việt Nam, Thái Lan và Myanmar để tưởng nhớ bà Shireen đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cuốn vựng tập với các bài viết về bà Shireen cùng một số bài nghiên cứu của bà về mỹ thuật Việt Nam cũng ra mắt. NPV Shireen Naziree - người đưa hội họa Việt thời đổi mới ra quốc tế Nhà nghiên cứu mỹ thuật, giám tuyển độc lập Shireen Naziree (1947-2018) có một chặng đường dài gắn bó với hội họa châu Á và Việt Nam nói riêng. Bà có nhiều công lao trong việc đưa mỹ thuật thời đổi mới của Việt Nam ra thế giới. Bà ra đi vẫn để lại những công trình dở dang về các tác giả, tác phẩm, con người Việt Nam như bản thảo Tranh lụa Việt Nam đương đại… Bà Shireen Naziree và họa sĩ Trương Tân Hàng trăm bộ phim nhựa của điện ảnh cách mạng khắc họa một thời kỳ lịch sử nước nhà, cho khán giả thấy những hình ảnh chân thật nhất về đất nước, cuộc sống, con người trong giai đoạn lịch sử sống động. Nhiều nhà làm điện ảnh kỳ vọng, công nghệ tân tiến giúp phục chế di sản điện ảnh trước thực trạng hoang tàn. Cảnh phim Vĩ tuyến 17: Chiến tranh nhân dân sau phục chế Hàng trăm cuốn phim của Hãng phim truyện Việt Nam bị mốc, hỏng do bảo quản không đúng cách Bà Vân thay mặt gia đình đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công cho con trai là liệt sĩ Lê Văn Tính ẢNH: GĐCC

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==