12 QUỐC TẾ n Thứ Sáu n Ngày 19/7/2024 Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 18/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật thông tin về vụ án, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện chỉ đạo Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với phía Thái Lan điều tra làm rõ vụ việc, thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân Việt Nam; yêu cầu Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với phía Thái Lan và sớm xác minh nhân thân của các nạn nhân; đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan theo dõi sát vụ việc, kịp thời báo cáo diễn biến điều tra; triển khai bảo hộ công dân, thăm hỏi, hướng dẫn, hỗ trợ người nhà nạn nhân các thủ tục di quan theo quy định. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã cung cấp thông tin về vụ việc cho các cơ quan chức năng của Bộ Công an để triển khai những biện pháp nghiệp vụ. Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Thái Lan để cập nhật tình hình, hỗ trợ công tác điều tra và đề nghị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Bộ Ngoại giao Thái Lan cung cấp thông tin về diễn biến vụ việc và tạo điều kiện để Đại sứ quán triển khai các biện pháp bảo hộ công dân. CÓ NGHI PHẠM THỨ HAI? Ngày 16/7, thi thể 6 người, gồm 4 người Việt Nam và 2 người Mỹ gốc Việt, được tìm thấy trong một căn phòng của khách sạn 5 sao Grand Hyatt Erawan ở trung tâm thủ đô Bangkok. Theo thông tin mà cảnh sát Thái Lan đưa ra, 1 người trong số này - bà Chong Sherine, 56 tuổi, là nghi phạm đầu độc 5 người còn lại bằng cách cho chất độc xyanua vào trà, sau đó cũng uống trà tự tử. Bà Chong Sherine và ông Dang Hung Van, 55 tuổi, mang quốc tịch Mỹ. Bốn người còn lại mang quốc tịch Việt Nam, gồm: Nguyen Thi Phuong Lan (47 tuổi), Pham Hong Thanh (49 tuổi), Tran Dinh Phu (37 tuổi), và Nguyen Thi Phuong (46 tuổi). Theo lời kể của các thân nhân, bà Nguyen Thi Phương Lan đóng vai trò giới thiệu, môi giới cho bà Chong Sherine để thuyết phục vợ chồng bà Nguyen Thi Phương và ông Pham Hong Thanh, một nhà thầu xây dựng ở Việt Nam, đầu tư 278.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng) để xây một bệnh viện ở Nhật Bản. Vụ đầu độc được tin là xảy ra do việc đầu tư không tiến triển và vợ chồng bà Nguyen Thi Phuong và ông Pham Hong Thanh đã kiện ra tòa. Chưa rõ vai trò của hai người Tran Dinh Phu và Dang Van Hung như thế nào. Hai người này chưa đầu tư tiền, nhưng được cho là cũng được mời đến dự để bàn về các dự án đầu tư tiềm năng. Cảnh sát đã thẩm vấn hướng dẫn viên người Việt Nam tên là Phan Ngọc Vũ, 35 tuổi, có quen biết bà Nguyen Thi Phuong Lan. Vũ cho biết người phụ nữ này đã nhờ anh mua “thuốc rắn” (một loại thuốc chữa đau khớp) với giá 11.000 baht. Vũ nhờ một hướng dẫn viên khác có biệt danh là “Tiger” mua thuốc. Cảnh sát đang tìm kiếm hướng dẫn viên thứ hai này và kiểm tra hình ảnh trên camera giám sát. Báo Khaosod của Thái Lan dẫn nguồn tin cho rằng, nếu bà Nguyen Thi Phuong Lan là người mua thuốc độc thì bà có thể bị coi là nghi phạm thứ hai trong vụ đầu độc này. Cảnh sát đã thẩm vấn chồng bà Lan. Chồng bà Lan nói rằng ông sang Nhật Bản chỉ để du lịch, không liên quan đến kinh doanh. Ông cho biết ông có con chung với bà Lan nhưng hai người không sống cùng. Ông không biết vợ tham gia vào công việc kinh doanh gì. Tuy nhiên, trước khi bà qua đời, ông đã có cuộc gọi video với bà Lan. Chồng bà Lan đã gọi điện cho Vũ để nhờ đổi tiền cho em vợ, tức em gái bà Lan. Em gái bà Lan sau đó trở về Việt Nam vào ngày 10/7. Vũ đã đổi 70 triệu đồng sang 90.000 baht và mang tiền đến cho em gái bà Lan. Sau khi nhận tiền, em gái bà Lan trở về Đà Nẵng trong ngày hôm sau. Cảnh sát Bangkok cho biết, dấu vết của xyanua được tìm thấy trong máu của cả 6 người. Thi thể của họ được phát hiện trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ sau khi họ chết. Chưa rõ mỗi người đã uống bao nhiêu xyanua. Việc xác định họ có uống chất nào khác hay không sẽ phải chờ 1-2 tuần nữa mới có kết quả. BÌNH GIANG - QUỲNH NHƯ Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 18/7. Bà Hằng cho biết, quan điểm của Việt Nam đã được nêu rõ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao về việc Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên CLCS. Để thể hiện thiện chí và trách nhiệm, Việt Nam đã thông báo cho các nước liên quan về vấn đề này qua kênh ngoại giao. “Các cuộc trao đổi diễn ra trong không khí chân thành, hữu nghị và thẳng thắn. Các nước đều ghi nhận và tôn trọng quyền của Việt Nam về việc nộp đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý phù hợp với quy định trong Mục 46 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”, bà Hằng nói. TUYÊN BỐ CỦA BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM VỀ VIỆC NỘP ĐỆ TRÌNH 1. Là quốc gia lục địa tiếp giáp với Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), căn cứ vào các quy định liên quan của UNCLOS và phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của mình, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học để khẳng định Việt Nam có quyền có thềm lục địa tự nhiên mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành 2 Đệ trình quốc gia: Đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông (VNM-N), Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông (VNM-C); đồng thời hợp tác cùng Malaysia xây dựng Đệ trình chung Ranh giới Thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông. Tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông và cùng với Malaysia nộp đệ trình chung Ranh giới Thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông. Trong Công hàm gửi CLCS khi đó, Việt Nam đã khẳng định sẽ nộp đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông vào thời điểm sau (nêu tại Công hàm số CLCS.37.2009.LOS ngày 11/5/2009 của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc). 2. Sau khi một số quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông đã nộp các đệ trình riêng của mình từ năm 2019 đến nay, việc Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông là nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông mà Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng phù hợp với Điều 76 của UNCLOS. Việt Nam khẳng định việc Việt Nam nộp đệ trình tại khu vực giữa Biển Đông không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS. 3. Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được xác lập phù hợp với UNCLOS. Đồng thời, Việt Nam cam kết sẵn sàng giải quyết và kiểm soát các tranh chấp, bất đồng về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các tranh chấp về phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình, đồng thời cùng các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. BÌNH GIANG Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Ngoại giao đã cung cấp thông tin về vụ việc cho các cơ quan chức năng của Bộ Công an để triển khai biện pháp nghiệp vụ nhằm làm sáng tỏ vụ án 6 người, trong đó có 4 công dân Việt Nam, thiệt mạng ở Thái Lan. Cảnh sát Thái Lan thẩm vấn hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam trong vụ 6 người chết vì xyanua ẢNH: KHAOSOD Bộ Ngoại giao cập nhật công tác điều tra Xyanua ở đâu ra? Xyanua từng bị sử dụng trong vụ giết người hàng loạt gây chấn động Thái Lan năm 2023, trong đó nữ nghi phạm có biệt danh “Am Cyanide” bị buộc tội giết ít nhất 14 người bằng cách bỏ xyanua vào thức ăn của họ. Điều tra cho thấy nguồn gốc xyanua là PanReac từ Tây Ban Nha, được một trong 15 công ty Thái Lan nhập khẩu. Tuy nhiên, cảnh sát Thái Lan cho biết vẫn có thể mua xyanua một cách bất hợp pháp, qua con đường nhập lậu hoặc qua internet, và các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hoàn toàn những hoạt động trái phép này. Việt Nam thông báo cho các nước việc nộp đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng Để thể hiện thiện chí và trách nhiệm, Việt Nam đã thông báo cho các nước liên quan qua kênh ngoại giao về việc nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ẢNH: NHẬT MINH VỤ ĐẦU ĐỘC NHÓM NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN:
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==