Tiền Phong số 201

Bắc Ninh khởi tố 7 vụ án tham nhũng mới Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bắc Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bắc Ninh đã đưa 1 vụ việc, 3 vụ án vào diện theo dõi, chỉ đạo; đưa 1 vụ án đã giải quyết xong ra khỏi diện theo dõi, chỉ đạo. Các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ giải quyết đối với 2 vụ việc, 6 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo đang theo dõi, chỉ đạo. Đến nay, 3 vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm; 2 vụ án đã truy tố, chuyển tòa án để xét xử theo quy định; 1 vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án 2 cấp tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố mới 7 vụ/41 bị can liên quan tội tham nhũng, trong đó có 3 vụ/10 bị can xảy ra tại công ty, doanh nghiệp tư nhân; kết luận điều tra 14 vụ/95 bị can; truy tố 18 vụ/90 bị can; xét xử 27 vụ/109 bị cáo; thu hồi hơn 97 tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng. NGUYỄN THẮNG Khai trừ Đảng nữ hiệu trưởng bị khởi tố ở Bắc Giang Ngày 18/7, theo lãnh đạo Đảng ủy xã Quý Sơn, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Lục Ngạn (Bắc Giang) đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Vũ Thị Hải Truyền, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quý Sơn số 2. Bà Truyền có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trước đó ngày 6/6, báo Tiền Phong đăng bài về dấu hiệu tham ô tài sản tại Trường Mầm non Quý Sơn số 2, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Ngay sau bài điều tra của Tiền Phong, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Công an huyện Lục Ngạn phối hợp Công an tỉnh Bắc Giang vào cuộc xác minh vụ việc. Đến ngày 8/6, Cơ quan điều tra Công an huyện Lục Ngạn đã bắt khẩn cấp bà Vũ Thị Hải Truyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quý Sơn số 2 để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bước đầu, Cơ quan Công an xác định số tiền bà Truyền chiếm đoạt khoảng 300 triệu đồng. Ngày 16/6, Cơ quan điều tra Công an huyện Lục Ngạn ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Truyền về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. N.T Quyết định đưa vụ án ra xét xử được công bố tại phiên tòa cho biết, Trung tâm Đăng kiểm 7301S và bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục ĐKVN) và bị cáo Huỳnh Văn Tiến là bị hại của vụ án. Vụ án có 254 bị cáo bị xét xử với 11 tội danh khác nhau. Trong đó có hai cựu Cục trưởng Cục ĐKVN là bị cáo Trần Kỳ Hình bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và bị cáo Đặng Việt Hà bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”. Trong ngày xét xử đầu tiên, trong số 254 bị cáo, có 3 bị cáo có đơn xin vắng mặt, 27/133 bị cáo đang bị tạm giam được dẫn giải đến Tòa, trong đó có hai cựu Cục trưởng Cục ĐKVN là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà. Số bị cáo đang tại ngoại tự đến tòa. Theo HĐXX, có 3 bị cáo có đơn xin vắng mặt vì lý do sức khỏe là bị cáo Trần Văn Thương (Giám đốc Công ty Lâm Hà Trúc - góp vốn tại Trung tâm Đăng kiểm 50-15D), bị xét xử về tội “Đưa hối lộ”; bị cáo Nguyễn Phương Nam (Đăng kiểm viên - Phòng kiểm định xe cơ giới thuộc Cục đăng kiểm) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”; bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Bích (lao động tự do) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử vắng mặt 3 bị cáo này. Riêng bị cáo Đỗ Trung Học (cựu Trưởng phòng Tàu sông, Cục ĐKVN) bị cáo buộc tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Học đã xuất cảnh ra nước ngoài trước khi khởi tố bị can, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định truy nã, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại địa phương nơi bị can đăng ký thường trú, phát thư kêu gọi ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Tòa án đã chỉ định luật sư (thuộc Đoàn luật sư TPHCM), bào chữa cho bị cáo Đỗ Trung Học tại phiên tòa hôm nay. Trong ngày xét xử đầu tiên, HĐXX thẩm vấn hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số bị cáo khác. Trả lời thẩm vấn của HĐXX, hai cựu Cục trưởng đã xác nhận lý lịch tư pháp của bị cáo như cáo trạng. Bị cáo Đặng Việt Hà xác nhận bị bắt tạm giam từ ngày 11/1/2023 và bị cáo Trần Kỳ Hình xác nhận bị bắt tạm giam từ ngày 17/1/2023 đến nay. Quá trình thẩm vấn, ngoài các bị cáo có mặt trực tiếp tại phòng xử án, HĐXX cũng thẩm vấn ( trực tuyến) các bị cáo ở Nhà tạm giam trong Trại giam T30 (huyện Củ Chi, TPHCM). Theo cáo trạng, các bị cáo đã bỏ qua lỗi, các điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường... trong đăng kiểm, thẩm định hồ sơ thiết kế. Hai cựu Cục trưởng Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, còn đưa ra chủ trương làm trái quy định và nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn, dẫn đến sai phạm, tiêu cực mang tính hệ thống, trong thời gian dài tại các phòng trực thuộc Cục ĐKVN, các Trung tâm đăng kiểm …trên cả nước. TÂN CHÂU Hôm qua (18/7), TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Cục đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN- Bộ GTVT), 11 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới trên địa bàn TPHCM, 3 Trung tâm đăng kiểm tại Sóc Trăng, Long An và Bến Tre. Cựu cục trưởng Cục ĐKVN Đặng Việt Hà tại phiên tòa ẢNH: TÂN CHÂU PHÁP LUẬT 11 n Thứ Sáu n Ngày 19/7/2024 Tổng hợp với bản án 29 năm tù do TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên hồi tháng 5/2024, bị cáo Việt phải chấp hành chung là 30 năm tù giam. Tương tự, HĐXX cũng chấp nhận kháng cáo, giảm án cho bị cáo Hồ Anh Sơn (cựu thượng tá, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự thuộc Học viện Quân y) còn 10 năm tù; ông Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ Phó thuộc Bộ Khoa học Công nghệ) 13 năm. Trong vụ án, cả hai ông Hùng và Sơn bị cáo buộc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cấp sơ thẩm trước đó xử phạt ông Sơn 12 năm, ông Hùng 15 năm tù. Họ bị cáo buộc phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Nội dung vụ án thể hiện, đầu năm 2020 khi COVID-19 bùng phát, Học viện Quân y đề xuất được phát triển kit xét nghiệm trong đề tài nghiên cứu có tổng kinh phí 18,98 tỷ đồng. Đề tài sau đó được Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự thuộc Học viện Quân y triển khai. Ông Hồ Anh Sơn được giao nhiệm vụ là chủ nhiệm đề tài. Nhờ sự “móc nối” của Trịnh Thanh Hùng, Công ty Việt Á của Phan Quốc Việt cùng tham gia với tư cách là đơn vị phối hợp nghiên cứu, chế tạo. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, Hùng, Sơn và Việt cho rằng kit xét nghiệm của Việt Á tốt hơn nên thống nhất không cần Học viện Quân y chuyển giao quy trình nghiên cứu mà để Việt Á tự sản xuất 20.000 sản phẩm. Cả ba sau đó đưa kit của Công ty Việt Á cung cấp (không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y) để thử nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và sử dụng sản phẩm này để nghiệm thu đề tài. Do Hội đồng nghiệm thu không biết Việt, Sơn, Hùng, có hành vi “gian dối” đã nghiệm thu. Từ đó, Công ty Việt Á bị tiếp tục sử dụng kết quả nghiệm thu này để gian dối trong làm thủ tục, sau đó được Bộ Y tế ra quyết định cấp phép lưu hành, sản xuất thương mại. Sai phạm của nhóm bị cáo gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng - là khoản tiền Nhà nước giao Học viện Quân y làm đề tài. Đáng chú ý, hồ sơ vụ án xác định quá trình thực hiện, bị cáo Hùng được “biếu" 350.000 USD từ Việt Á, ông Sơn nhận 2,5 tỷ đồng. HOÀNG AN Tổng giám đốc Công ty Việt Á được giảm án Nhóm bị cáo tại phiên tòa Riêng bị cáo Đỗ Trung Học (cựu Trưởng phòng Tàu sông, Cục ĐKVN) bị cáo buộc tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Học đã xuất cảnh ra nước ngoài trước khi khởi tố bị can, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định truy nã, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại địa phương nơi bị can đăng ký thường trú, phát thư kêu gọi ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. XÉT XỬ “ĐẠI ÁN ĐĂNG KIỂM”: Hai cựu Cục trưởng chủ trương làm trái quy định, nhận hối lộ Sau hơn một ngày xét xử phúc thẩm, Tòa án Quân sự Trung ương chấp nhận kháng cáo, giảm án cho bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á) từ 25 xuống 22 năm tù cho hai tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==