Tiền Phong số 201

13 XÃ HỘI n Thứ Sáu n Ngày 19/7/2024 Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm của tổng công ty đạt 47,65 tỷ kWh tăng 14,68% so với cùng kỳ năm trước và đạt 50,19% kế hoạch cả năm EVN giao. Trong đó, thành phần công nghiệp xây dựng chiếm 63,09% (tăng 15,95%), thành phần quản lý tiêu dùng chiếm 29,52% (tăng 11,99%), thành phần thương nghiệp dịch vụ chiếm 3,04% (tăng 18,24%), thành phần nông lâm ngư nghiệp và hoạt động khác chiếm tỷ lệ nhỏ và tăng trưởng ở mức bình thường hàng năm. Các chỉ tiêu về công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng 6 tháng đầu năm 2024 đều đạt kế hoạch của EVN giao. Về chỉ số tiếp cận điện năng, toàn Tổng công ty đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 1.128 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 3,26 ngày, giảm 0,28 ngày so với cùng kỳ 2023, giảm 3,74 ngày so với quy định của EVN. Đáng chú ý, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đến hết tháng 6 là 88,58%, cao hơn 1,45% so với chỉ tiêu EVN giao năm 2024, cao hơn cùng kỳ 2,37%. Doanh thu qua kênh thanh toán không tiền mặt của tổng công ty đạt 97,47%. Chỉ tiêu cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử và dịch vụ cấp độ 4 đạt tỷ lệ 100%. Tính đến hết 30/6/2024, toàn tổng công ty đã ký thỏa thuận điều chỉnh phụ tải (DR) với 4.356 khách hàng, đạt tỷ lệ 91,28%. Tổn thất điện năng 6 tháng đầu năm của tổng công ty là 3,92%, giảm 1,15% so với cùng kỳ 2023 và thấp hơn 0,18% so với kế hoạch EVN giao. Tổng công ty cũng đã khởi công được 21 dự án, đóng điện 50 dự án 110kV trong các tháng đầu năm. THỤC QUYÊN EVNNPC: Tỷ lệ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, tổng công ty đã vận hành an toàn lưới điện, chủ động trong công tác ứng phó với diễn biến thời tiết, đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân 27 tỉnh phía Bắc trong 6 tháng đầu năm. Những ngày qua người tham gia giao thông trên cả nước rất bất ngờ trước thông tin TPHCM đang nghiên cứu, thực hiện thí điểm bỏ pha đèn đếm ngược thời gian ở một số nút giao thông. Tại TPHCM, việc bỏ pha đèn đếm ngược đã được thí điểm tại một số nút giao thông lớn như: Nguyễn Đình Chiểu - Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu - Bà Huyện Thanh Quan, Mai Chí Thọ - Tố Hữu (thành phố Thủ Đức)… Lý giải cho việc này, đại diện Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức cho rằng, chu kỳ đèn đếm ngược không phù hợp với lưu lượng phương tiện giao thông, dẫn đến người dân phải chờ đợi lâu. Việc này khiến một số người vượt đèn đỏ. Đại diện Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TPHCM) cho biết, từ thực tế bất cập của các nút đèn đếm ngược với lưu lượng xe trên đường, Trung tâm Quản lý giao thông đô thị thành phố đề xuất phương án thí điểm tắt đèn giao thông đếm ngược để theo dõi, vận hành hệ thống cho phù hợp. ĐÈN ĐẾM NGƯỢC LÀ VĂN MINH Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, trước năm 2000 các nút đèn tín hiệu chỉ có 3 pha, gồm đèn đỏ, đèn vàng và đèn xanh. Với các nút có thời gian chờ đèn đỏ đến 60 giây (1 phút), thậm chí 100 giây, việc phải đứng chờ đợi lâu khiến người dân thường căng thẳng, không chủ động được việc di chuyển. Sau năm 2000, nhờ khoa học công nghệ phát triển, ở các nước Nhật, Đức, Pháp… có các pha đèn 4 pha, trong đó có thêm pha đếm ngược thời gian. Do sự tiện dụng và văn minh, nên thành phố Hà Nội, rồi đến TPHCM khi đó đã tiên phong nhập các cột đèn tín hiệu 4 pha về lắp tại nhiều nút giao thông lớn, trong đó tại Hà Nội có Giải Phóng - Xã Đàn, Tây Sơn - Chùa Bộc, Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến… Đến nay các nút giao được lắp đang phát huy hiệu quả, tạo sự đi lại thuận lợi, điều tiết giao thông văn minh. Về việc TPHCM đang thí điểm ở một số nút giao thông, ông Nguyễn Văn Quyền cho rằng, các nút đèn này có công nghệ đếm thời gian hiện đại và được đầu tư bằng ngân sách rất lớn. Do vậy việc bỏ hay không cần có khảo sát, đánh giá khoa học, sau đó lấy ý kiến đa chiều, trong đó có người đang sử dụng (là người dân), cơ quan quản lý, điều tiết giao thông là CSGT. “Từ đó mới có đủ cơ sở thực tiễn và pháp lý để bỏ hoặc không bỏ. Nếu thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc thì đây sẽ là sự phủ quyết một ứng dụng công nghệ văn minh và tạo ra sự lãng phí”, ông Quyền lưu ý. Đại diện Phòng Hướng dẫn Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ đường sắt (Phòng 6), Cục CSGT, Bộ Công an, cho biết qua công tác tuần tra, kiểm soát trên đường, Phòng 6 chưa nhận được phản ánh của đội Tuần tra, kiểm soát địa bàn trên cả nước cũng như phòng CSGT các tỉnh thành phản ánh về bất cập của nút đèn điều tiết giao thông có pha đèn đếm ngược. Theo đại diện Phòng 6, việc bỏ nút đèn đếm ngược đang được sử dụng hiệu quả cần có tính toán thận trọng. Còn người tham gia giao thông vượt đèn đỏ có nhiều nguyên nhân, trong đó có ý thức cá nhân. ANH TRỌNG Việc TPHCM đang nghiên cứu, thí điểm bỏ pha đèn đếm ngược thời gian tại nút giao thông, khiến nhiều người dân, chuyên gia giao thông lo ngại. Phía CSGT cho biết, pha đèn đếm ngược hỗ trợ tốt cho việc đi lại, điều tiết giao thông văn minh. BỎ PHA ĐÈN ĐẾM NGƯỢC Ở NÚT GIAO THÔNG: Có đi ngược xu hướng văn minh? Pha đèn đếm ngược (mũi tên) được lắp đặt tại cột đèn tín hiệu giao thông Hà Nội Một điểm sạt lở được cảnh báo tại Long An Liên hệ thực tiễn ở các nút giao thông lớn tại nội thành Hà Nội, Đại úy Nguyễn Hoàng Ninh, Đội trưởng Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Hà Nội (PC08) cho biết, ngoài giúp người dân chủ động đi lại, giảm căng thẳng, các nút đèn có pha đếm ngược còn giúp CSGT nắm bắt được thời điểm đèn đỏ sắp chuyển sang vàng, xanh để chủ động điều tiết giao thông đi lại, nhất là vào giờ cao điểm. LONG AN: Sạt lở, sụt lún ngày càng nghiêm trọng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình sạt lở, sụt lún đất trên địa bàn tỉnh liên tục diễn ra và ngày càng phức tạp, khó lường với mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Thời gian qua đã xảy ra 10 vụ sạt lở, sụt lún nghiêm trọng tại các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, với tổng chiều dài các điểm sạt lở trên 2.000 m. Sạt lở, sụt lún gây thiệt hại đến tài sản, nhà cửa, đất đai của người dân, đường giao thông chính và giao thông nông thôn bị cuốn trôi. Những ngày đầu tháng 7 này, tại tuyến đường dọc kênh Cả Cò (ấp Cả Cỏ, xã Thạnh Phú, huyện Thạnh Hóa), đã xảy ra sạt lở, sụt lún với chiều dài khoảng 50m. Trong đó, có một đoạn dài gần 15m bị hư hỏng trên mặt đường, sụt lún sâu. Sụt lún cũng xảy ra trên tuyến kênh 30/4 thuộc ấp Ông Quới (xã Thạnh Phú, huyện Thạnh Hóa). Tại đây có 3 điểm sạt lở, sụt lún với tổng chiều dài khoảng 170m, độ sụt lún từ 0,3 - 1,5m, lấn sâu từ mép kênh vào bên trong mặt đê. Trong đó, có một đoạn đường dài khoảng 20m bị sạt gần 2/3 mặt đường và xuất hiện nhiều vết rạn nứt. Trước đó, sau sự cố sạt lở ngày 12 và 23/6, UBND tỉnh đã công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đê bao ven sông Vàm Cỏ Tây thuộc khu vực ấp Phú Xuân 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành. Khu vực sạt lở có tổng chiều dài khoảng 54m, có đoạn cuốn trôi nửa thân đê và đang có nguy cơ tiếp tục sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đời sống của khoảng 30 hộ dân đang sinh sống gần vị trí xảy ra sạt lở cũng như hàng trăm ha đất sản xuất nông nghiệp. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai các phương án phòng, chống sạt lở ở khu vực này thực hiện theo tình huống khẩn cấp để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An cũng cho biết, tình hình sạt lở xảy ra trên địa bàn tỉnh những năm gần đây diễn biến khá phức tạp. Tính từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra gần 90 điểm sạt lở lớn, nhỏ với tổng chiều dài hơn 26 km. PHẠM NGUYỄN

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==