9 n Thứ Sáu n Ngày 28/6/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ gia trưởng, quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy… dần mai một, biến mất. Tuy nhiên, cũng có những giá trị tốt đẹp đang bị mai một mà người dân Việt Nam cần giữ gìn bằng mọi cách. “Chúng ta cần giữ gìn những giá trị truyền thống như sự cung kính, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đối với vợ chồng phải chung thủy, tình nghĩa với nhau, anh em trong gia đình phải hòa thuận, đoàn kết. Phải kiên quyết cảnh báo, ngăn chặn sự tha hóa, xuống cấp trong các mối quan hệ ứng xử, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường, khi vật chất, đồng tiền lên ngôi”, GS.TS Từ Thị Loan nhận định. Do ảnh hưởng của lối sống tự do từ phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, luôn coi mình là nhất khiến nhiều người trở nên ích kỷ, không để ý đến ai khác trong gia đình. Trẻ em không biết thương yêu bố mẹ, chia sẻ công việc gia đình, không kính trọng ông bà, còn người lớn lại không chung thủy trong cuộc sống hôn nhân... Để thích ứng với xã hội biến đổi không ngừng, GS. TS Từ Thị Loan cho rằng, cần kết hợp hài hòa giữa những giá trị gia đình mang tính truyền thống và hiện đại. “Trước mắt về mặt thể chế, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các điều luật liên quan đến gia đình như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật về bảo vệ quyền trẻ em,… Các luật này cần thường xuyên được rà soát, chỉnh sửa để theo kịp thực tiễn”, GS. TS Từ Thị Loan đề xuất. Chuyên gia nhấn mạnh việc tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em được đi học, đi làm, từ đó độc lập về kinh tế và dần độc lập về quyền trong gia đình. Tiếp đó là nâng cao nhận thức, đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền để những người đàn ông thay đổi, không còn quan niệm trọng nam khinh nữ dẫn đến việc nhà, chăm con đều đổ lên vai người vợ. Các tổ chức xã hội cần chung tay để giáo dục, giảng giải nhằm hướng mọi người tới xây dựng gia đình bình đẳng, yêu thương, gắn kết, tiến bộ, văn minh. Gia đình vẫn là thiết chế không thể thay thế đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, góp phần chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. GS.TS Nguyễn Hữu Minh cho rằng, để đạt được mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, cần nhận thức đầy đủ hơn vai trò quan trọng của gia đình đối với sự phát triển xã hội nói chung, từ đó chú ý một cách toàn diện khía cạnh gia đình trong các chính sách kinh tế - xã hội. Các chính sách kinh tế - xã hội cần phải tính tới những tác động đối với đời sống gia đình. GS.TS. Nguyễn Hữu Minh nêu quan điểm, cần thiết phải có những giải pháp triệt để hơn nhằm thay đổi nhận thức xã hội về bạo lực gia đình, tăng cường công tác bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình. Xã hội cần chuẩn bị tốt cho hệ thống an sinh xã hội công và phát huy vai trò của cộng đồng để phục vụ nhu cầu của chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, góp phần xây dựng gia đình bền vững, tiến bộ. NGỌC ÁNH - GIA LINH TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cho rằng, gia đình Việt Nam đang khủng hoảng về chức năng giáo dục, tâm lý tình cảm, cả khu vực nông thôn lẫn thành thị. Nhiều gia đình chưa thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình, đặc biệt là giáo dục đạo đức, pháp luật cho thế hệ trẻ. truyền thống một nhà ở và công trình phụ thuộc hành lang tuyến từ VT 322 - 323. Biết được gia đình chị có hoàn cảnh khó khăn, chồng bị khuyết tật phải ngồi xe lăn, con còn tuổi ăn học. Đoàn viên thanh niên đã đến thăm và chia sẻ, vận động gia đình. Chỉ trong 5 ngày, màu áo xanh tình nguyện đã phụ giúp gia đình chị Đường giải phóng mặt bằng. Vợ chồng cụ Lưu Quốc Hoa tuổi đã cao, việc giải phóng trên 500 cây tràm sẽ chậm trễ, nên đoàn viên thanh niên đã đến hỗ trợ. Cứ thế, áo xanh vẫn len lỏi từng xóm thôn, núi đồi góp sức nhỏ cho dự án được nhanh hơn”, chị Lê Thị Lan cho hay. HỐI HẢ CÔNG TRƯỜNG Hơn 20 phút mỏi mệt vượt dốc cao lên đỉnh Rú Đụn, nhìn hàng chục công nhân đang cặm cụi, chăm chú công việc giữa trời đổ lửa khiến chúng tôi quên đi mệt mỏi. Vị trí 329 là cột néo vượt sông Lam và có khối lượng lớn nhất với hơn 420 tấn sắt thép của gói thầu 35 Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Nằm trên đỉnh núi nên việc thi công càng trở nên khó khăn hơn khi vận chuyển vật liệu, di chuyển máy móc bị hạn chế. Đặc biệt, Nghệ An những ngày này gió phơn Tây Nam hầm hập nóng. Trên đỉnh đồi, chúng tôi có thể cảm nhận được sự khốc liệt thiêu đốt của thời tiết. Nhìn lên cột điện đang được công nhân lắp ghép cao dần, mắt chạm ánh mặt trời khiến ai nấy đều cảm phục. Gặp anh Vũ Duy Đôn - Cán bộ kỹ thuật, Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng tại công trường. Anh Đôn cho hay, cột 329 có 20 công nhân đang chạy đua với thời gian, đối chọi thời tiết nắng nóng, tăng tốc đẩy nhanh tiến độ. Hằng ngày, nhóm công nhân bắt đầu làm việc từ 6 giờ đến 11giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến khi trời tối. Vì khối lượng công việc lớn nên công ty phải huy động thêm công nhân của địa phương và các công ty vệ tinh khác. Dự án đường dây 500kV mạch 3, Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng phụ trách thi công 10 vị trí cột, (năm vị trí cột kép, năm vị trí cột đơn), trong đó, bảy vị trí đã hoàn thành, ba vị trí còn lại thi công hơn 50%, dự kiến sẽ đúng tiến độ đề ra. Ngày 27/6, công ty cho kéo dây từ cột 323 đến cột 326. Để đạt được điều này, ngay từ đầu, những người thợ điện đã xác định tầm quan trọng của dự án thế nên một lực lượng công nhân tinh nhuệ được điều động vào Nghệ An làm việc từ trước Tết Nguyên đán và triển khai thực hiện xây lắp đặt xuyên Tết. Ngoài vấn đề thời tiết, theo anh Vũ Duy Đôn, việc chậm cung cấp vật liệu là một nguyên nhân khiến tiến độ thi công của nhà thầu “chưa được như mong đợi”. “Hơn 22 năm trong nghề điện, tôi đã đi khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, được thi công những công trình điện lớn như đấu nối 500kV Nghi Sơn, 500kV Phong Vĩnh Tân. Ngay khi thực hiện xong đường điện 220kV đấu nối nhiệt điện Vân Phong thì anh, em lại tề tựu về đây thực hiện công trình này. Đúng tính chất của đại công trường, địa hình thi công đường điện 500kV mạch 3 rơi vào địa hình đồi núi hiểm trở khó khăn nhất. Bình thường mỗi cột thi công khoảng 10 ngày thì có cột thi công khoảng 30 ngày mới xong”, anh Vũ Duy Đôn chia sẻ. (Còn nữa) C.H Cột 329 đang dần hoàn thiện trong giai đoạn nước rút ẢNH: CẢNH HUỆ Thực hiện thi công đại công trình đường dây 500kV mạch 3, công nhân ngành điện đã miệt mài làm việc từ những ngày đông lạnh giá đến ngày hè nắng nóng khốc liệt. Dẫu khắc nghiệt về thời tiết nhưng họ, bằng trách nhiệm, niềm yêu nghề vẫn miệt mài lao động, dựng nên công trình kỳ vĩ kết nối nguồn điện mang ánh sáng đến khắp mọi miền Tổ quốc. Sự hỗ trợ của đoàn viên, thanh niên tình nguyện giúp cho công tác giải phóng mặt bằng càng thuận lợi. Trên công trường đại dự án 500kV mạch 3, với khối lượng công việc đồ sộ, nhưng có sự đồng lòng của chính quyền, người dân và quyết tâm của những người thợ điện lành nghề, không lâu nữa, công trình sẽ sớm cán đích. Khi viết “Dòng sông và những thế hệ của nước” dù nội dung chính là nói về dòng chảy của nghệ thuật, sự kế cận, kế thừa của các thế hệ nghệ sĩ, ông mong muốn, gửi gắm gì vào thế hệ trẻ hôm nay? Đoạn văn này nói về lịch sử, dòng chảy của sự sáng tạo nghệ thuật. Không bàn về quan điểm của sự sáng tạo mà nói về lịch sử của sự sáng tạo. Chính ở đây, là sự tôn trọng của thế hệ sau với thế hệ trước. Nếu như không có thế hệ nước trước kia khởi sinh ra con sông thì không có thế hệ nước sau. Nhưng không thế hệ nước sau này thì không có động lực để đưa cả nguồn nước đi. Thế hệ nước trong tác phẩm chỉ mang tính biểu tượng. Điều tôi muốn nói là giá trị của các thế hệ trong đó có chức năng, sứ mệnh của thế hệ trẻ không chỉ trong sáng tạo nghệ thuật mà trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của một quốc gia hay toàn nhân loại. Nhân loại khởi đầu và các thế hệ sau tiếp tục để xây dựng nên nền văn minh, xây dựng nên con đường đi của nhân loại. Đọc “Dòng sông và những thế hệ của nước”, không chỉ đọc được câu chuyện về dòng chảy của nghệ thuật mà còn thấy ở đó bóng dáng của những người cha, người mẹ, thế hệ trước tiếp bước, tiếp sức cho thế hệ sau. Đó là những chăm chút cho những đứa con của mình với mong muốn chúng trưởng thành, hạnh phúc, phát triển. Những kì thi, có lẽ sẽ thấy rõ điều đó. Đoạn trích hay cả tác phẩm là nói về sức mạnh của lịch sử đối với một quốc gia, một cộng đồng lớn hay một gia đình, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Cũng có thể nói trong dòng chảy hay trong đời sống hôm nay của thế hệ hiện tại chứa đựng đời sống của thế hệ trước đó. Dòng máu đang chảy trong cơ thể chúng ta hôm nay là dòng máu cũng đã từng chảy trong cơ thể của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vừa là nguồn cội, sự thiêng liêng và lòng biết ơn. Học sinh sẽ hiểu được điều đó. Vậy tác phẩm không chỉ dừng lại là dòng chảy nghệ thuật? Khi tôi là nhà văn, đối tượng của tôi là sáng tạo nghệ thuật. Nếu tôi là người nông dân thì đối tượng của tôi là các thế hệ nông dân cày cấy trên cánh đồng của mình. Dòng chảy nghệ thuật chỉ là lát cắt trong muôn vàn lát cắt để nói về tính truyền thống, lòng biết ơn, nguyên lí trong đời sống hôm nay luôn có bóng dáng của hôm qua. Trong gia đình, ta sẽ nhìn thấy tính truyền thống của mình trong đoạn văn này. Trong một dân tộc cũng nhìn thấy trong đoạn văn này. Giáo dục lòng biết ơn, tôn trọng nguồn cội và phát huy dòng chảy của nguồn cội đối với thế hệ trẻ vô cùng quan trọng. Bởi đó là sự tồn vong của một gia đình, một cộng đồng, một quốc gia. Cảm ơn ông. NGHIÊM HUÊ (thực hiện) NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU: Giáo dục thế hệ trẻ lòng biết ơn Nhà thơ Nguyễn Quang Thiểu Hôm qua, đề thi môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT có sử dụng ngữ liệu là một đoạn trích trong tác phẩm “Dòng sông và những thế hệ của nước” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn. Đây là ngữ liệu sử dụng không nằm trong SGK của học sinh nhưng ấn tượng với học sinh và giáo viên. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều để lắng nghe những chia sẻ, gửi gắm của ông qua tác phẩm.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==