Tiền Phong số 180

8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Sáu n Ngày 28/6/2024 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐỨT GÃY Gia đình là một tế bào, một thiết chế xã hội đặc biệt. Những năm gần đây, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam đang bị tấn công. Hàng loạt những vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra mà nạn nhân lẫn đối tượng gây án chung sống dưới một mái nhà, khiến dư luận xã hội bàng hoàng. Những vụ con cái ra tay với cha mẹ, anh chị em ruột thịt, vợ chồng hành hung nhau… báo động hệ giá trị gia đình đang bị đảo lộn và đứt gãy nghiêm trọng. GS.TS Nguyễn Hữu Minh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) nhận định, bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực của chồng đối với vợ đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em, đồng thời đầu độc bầu không khí gia đình. “Gắn với tình trạng bạo lực gia đình là vấn đề ly hôn. Số liệu thống kê (từ Bộ VHTTDL và Tổng cục Thống kê) cho thấy, số lượng các cuộc ly hôn tăng dần qua các năm. Điều này phản ánh một sự thật là tác động của nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào đời sống gia đình, nhiều khi chi phối cả tình cảm giữa chồng và vợ, dẫn đến những cuộc ly hôn đáng tiếc. Hậu quả là sự phát triển thiếu toàn diện của con cái, cũng như sự thiếu tôn trọng của con cái đối với cha mẹ sau này”, GS.TS Nguyễn Hữu Minh nêu quan điểm. Chuyên gia cũng chỉ ra rằng, hai thập niên vừa qua, hiện tượng mới nảy sinh là “sự phân ly gia đình” do quá trình di cư nội địa và quốc tế diễn ra một cách mạnh mẽ. Điều này dẫn đến tình trạng ở nhiều làng, xã chỉ còn lại ông bà già và trẻ nhỏ, tạo ra những khó khăn cho hệ thống chăm sóc người cao tuổi và trẻ em. Sự hiếu thảo và trách nhiệm đối với cha mẹ cao tuổi cũng phai nhạt dần. Theo truyền thống văn hóa trong gia đình Việt Nam, cha mẹ cao tuổi như “cây cao, bóng cả”, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu trong gia đình. Ngược lại, chăm sóc cha mẹ cao tuổi là sự thể hiện lòng hiếu thảo và trách nhiệm của con cái. Tuy nhiên, công cuộc công nghiệp hóa cùng với quá trình già hóa dân số mạnh mẽ phần nào làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình Việt Nam gặp nhiều thách thức. “Xu thế hạt nhân hóa gia đình và di cư tìm kiếm việc làm gây ra những khó khăn cho việc chăm sóc cha mẹ cao tuổi. Tỷ lệ con cái sống chung với cha mẹ sau khi kết hôn giảm đi làm cho việc chăm sóc của con cái đối với cha mẹ sẽ ít thường xuyên hơn. Có một bộ phận con cháu chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của cha mẹ già, còn cuộc sống tinh thần thì bỏ bê. Lý do là con cháu thiếu thời gian, không sẵn sàng lắng nghe, giữa hai bên thiếu sự quan tâm chung, gây ra tình trạng cô đơn của người cao tuổi trong gia đình hiện nay”, GS.TS Nguyễn Hữu Minh cho biết. GIA ĐÌNH TỐT SẼ CÓ XÃ HỘI TỐT GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam khẳng định, gia đình là một tế bào rất lành mạnh, tốt đẹp của xã hội. “Gia đình tốt sẽ có xã hội tốt. Tế bào lành mạnh mới có cơ thể lành mạnh, có môi trường gia đình tốt sẽ tạo nên các công dân tốt. Nếu gia đình có vấn đề, cả xã hội và đất nước đều bị ảnh hưởng”, GS.TS Từ Thị Loan nói. Theo thời gian, chắc chắn các giá trị gia đình sẽ có sự thay đổi. Sự thay đổi này có cả hướng tiêu cực và tích cực. Điểm tích cực ở chỗ những giá trị lỗi thời, không phù hợp với xã hội đương đại như tính Không ít gia đình Việt Nam đang gặp khủng hoảng về chức năng giáo dục, tâm lý tình cảm. Hàng loạt vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra mà nạn nhân lẫn đối tượng gây án chung sống dưới một mái nhà. Hàn gắn đứt gãy giá trị gia đình Mô hình gia đình truyền thống thay đổi từ gia đình tam, tứ đại đồng đường sang gia đình hạt nhân ẢNH: TRỌNG QUÂN KHI NGƯỜI DÂN ĐỒNG THUẬN Có mặt tại Rú Đụn lúc mặt trời còn đứng bóng, từ dưới chân núi nhìn lên dốc cao thẳng đứng khiến bất cứ ai cũng chùn chân khi muốn leo lên công trình cột 329 thuộc gói thầu 35 Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Chị Lê Thị Lan - Ủy viên BTV huyện Đoàn Nam Đàn (Nghệ An) nghĩ tôi ngần ngại nên đùa vui: “Anh cứ leo lên chỗ công trường, không mệt đâu, chỉ ngồi thở dốc khoảng nửa tiếng thôi”… Tôi cùng chị Lan, anh Huỳnh Quốc Thái (Ban Quản lý Dự án các công trình điện miền Trung) lên công trường. Nhìn dốc cao, đá sỏi lởm chởm, bụi bay mù mịt tôi càng thêm cảm phục những công nhân hàng ngày, hàng tháng đã “chinh chiến” trên vùng núi này. Để quên đi mệt nhọc, tôi hỏi chuyện anh Thái và anh cho biết, anh được cơ quan tăng cường từ Đà Nẵng ra Nghệ An vào tháng 2/2024 với nhiệm vụ phụ trách giải phóng mặt bằng hành lang tuyến tại huyện Nam Đàn. Đến nay, đã gần 5 tháng nhưng anh mới một lần về thăm nhà. “Mỗi vị trí có một khó khăn riêng, nhiệm vụ của chúng tôi là phối hợp với chính quyền sở tại, giải phóng mặt bằng để công trình không bị gián đoạn. Thật may mắn khi tôi đảm nhận khu vực mà toàn bộ hộ dân đều đồng thuận cao. Chỉ cần chúng tôi đến phân tích tầm quan trọng của đường điện 500kV mạch 3 là người dân vui vẻ đặt bút ký tên. Bát nước chè xanh, củ khoai củ sắn người dân đon đả mời khiến tôi thêm yêu mảnh đất yên bình này”, anh Huỳnh Quốc Thái cho biết. Sau khi Ban giải phóng mặt bằng thỏa thuận, ký kết với người dân thì khoảng 15 - 20 ngày là các hộ dân sẽ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Và chính lúc ấy, tinh thần xung kích của tuổi trẻ Nghệ An đã phát huy điểm mạnh của mình. Huyện Đoàn Nam Đàn cùng đoàn viên, thanh niên ở các xã đã tiếp tục đến vận động người dân sẵn sàng giúp họ dỡ bỏ tài sản, chặt cây khỏi khu vực ảnh hưởng của đường điện. “Chị Nguyễn Thị Đường ở xóm Hợp Tân, (xã Thượng Tân Lộc) phải dỡ Giữa nắng nóng oi bức của tiết trời tháng 6, kéo thêm gió phơn Tây Nam thổi từng hồi bỏng rát khiến khu vực Rú Đụn trở thành “hỏa diệm sơn”. Thời tiết khắc nghiệt nhưng những công nhân ngành điện vẫn cần mẫn, hối hả với đợt cao điểm thi công nước rút để sớm đưa dự án về đích. Công nhân căng mình giữa nắng nóng lắp đặt từng cấu kiện cột 329 ẢNH: CẢNH HUỆ TRÊN ĐẠI CÔNG TRƯỜNG ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 Bài 16: Khẩn trương, khẩn trương hơn nữa… Trụ cột điện ở địa hình hiểm trở, máy móc không thể vào, công nhân phải làm việc thủ công Mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo dẫn đến ứng xử lệch lạc, vi phạm pháp luật từ chính bên trong gia đình n CẢNH HUỆ KÝ SỰ

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==