Tiền Phong số 180

10 ĐỜI SỐNG n Thứ Sáu n Ngày 28/6/2024 Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Câm (70 tuổi) và bà Trần Thị Nga (67 tuổi, ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). ÔNG LÀM ĐÔI CHÂN, BÀ LÀM PHIÊN DỊCH 30 năm là quãng thời gian đủ dài để người đời không còn xì xào “nam nữ một nhà như lửa gần rơm” mà ngược lại ai cũng trân quý, mến phục hai con người kém may mắn và đầy tình nghĩa ấy. Ngôi nhà nhỏ nơi hai ông bà sinh sống trên đường Trưng Nữ Vương (thành phố Tam Kỳ) chất đầy phế liệu. Người đàn ông vóc dáng nhỏ thó, tay thoăn thoắt bốc đống phế liệu xếp gọn hai bên lối đi. Thấy chúng tôi, ổng ngẩng lên nở nụ cười hiền khô, rồi chạy vào bếp ra hiệu bà ra ngoài tiếp khách. “Ổng bị câm, điếc nên không thể giao tiếp nên chạy xuống kêu người phiên dịch lên đấy” - bà Nga cười nói. Hơn 30 năm nay bà làm công việc “phiên dịch” ấy trong khi ông tình nguyện làm đôi chân cho bà. Bà đưa cho tôi xem tấm hình chụp cùng một người bạn năm 18 tuổi. Hình ảnh cô gái tóc buông dài, mắt sáng và nụ cười tươi mà bà kịp lưu lại quãng thanh xuân tươi đẹp của mình, khi tai nạn chưa cướp đi đôi chân. Bà Nga kể về quá khứ kinh hoàng, ám ảnh. Sinh ra ở Đà Nẵng, nhưng kinh tế khó khăn nên gia đình ly tán mỗi người một phương mưu sinh. Bà xin làm công nhân cầu đường ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Một lần vào rừng mót củi nấu cơm cho anh chị em trong đội, bà bị trúng mìn sót lại thời chiến tranh. Khi tỉnh dậy bà thấy mình ở trong trung tâm y tế nhưng đôi chân đã bị cưa cụt ngang gối. “Có lúc tui đã nghĩ tới chuyện chết đi cho rồi vì không thể chấp nhận cảnh tàn phế thế này” - bà nhớ lại. Sau đó bà được đưa vào Trại xã hội Tam Kỳ, nơi hội tụ của những mảnh đời éo le, trong đó có ông Câm, người đàn ông với nụ cười hiền khô nhưng quá khứ đầy éo le, trắc trở. Ông đã bị câm, điếc từ nhỏ, lại thêm chiến tranh loạn lạc ông bị trúng bom thân thể bầm giập... Ông nói không được cũng chẳng nghe người khác nói gì, cuối cùng người ta đưa ông vào Trại xã hội Tam Kỳ. Cái tên Nguyễn Văn Câm cũng có từ đấy, số tuổi cũng chỉ áng chừng và cũng chẳng biết quê quán ông ở đâu. Có điều ai cũng mến ông bởi tính cần mẫn, chăm chỉ và lúc nào cũng nở nụ cười hiền khô. NGƯỜI LẠ HÓA NGƯỜI THÂN Cho đến khi Trại xã hội Tam Kỳ giải tán (khoảng năm 1994), bà Nga dùng số tiền tiết kiệm cùng sự hỗ trợ của anh chị em mua được một ngôi nhà nhỏ ở lại Tam Kỳ mưu sinh. Bà xin Ban quản lý trung tâm cho ông Câm và một người anh khác về sống cùng. Người anh đó sau này bị bệnh qua đời, từ đó chỉ còn bà Nga và ông Câm trong một ngôi nhà. Thời đó cuộc sống với người bình thường đã vô vàn khó khăn, huống gì người khuyết tật. Cả hai chăm chỉ làm đủ thứ nghề từ đan rế, gấp bao giấy, đan quạt… để kiếm sống. Sau này một người hàng xóm làm nghề buôn bán ve chai sau khi giải nghệ “truyền nghề” lại cho ông bà. Sức vóc không bằng người thường nhưng nhiều người cảm mến hai con người khuyết tật mà chăm chỉ siêng năng nên cũng ưu ái chọn làm mối nhập hàng. Trưa nắng, bà Nguyễn Thị Mai (60 tuổi, ở huyện Thăng Bình) đạp xe chở hàng phế liệu đến bán. Bà Mai là bạn hàng lâu năm của bà Nga, ông Câm, và luôn mến phục nghĩa tình anh em của họ. “Thấy hai ông bà người thì cụt chân, người thì câm điếc mà siêng năng làm lụng thấy thương, nên hôm nào đi mua về tôi cũng đạp xe thẳng về đây để nhập. Bán đâu chẳng là bán, mình không có tiền để giúp thì làm bạn, sống cùng những người như thế mình cũng thấy cuộc sống vất vả nhưng vui hơn” - bà Mai trải lòng. Sức vóc không bằng người thường nhưng nhờ siêng năng, cần mẫn hai ông bà duy trì được nghề mưu sinh gần cả chục năm nay. Bạn hàng chở đồ phế liệu tới bán thì ông đon đả chạy ra đỡ xe, bốc hàng lên cân còn bà ngồi xe lăn cầm sổ xem cân rồi tính toán trả tiền. Dù không nhiều nhưng toàn những bạn hàng “ruột” gắn bó. Gần 12 giờ trưa ông bà mới tạm xong việc, ăn cơm. Bà nói, sáng sớm đã lo đi xe lăn ra chợ, lúc rảnh thì tranh thủ vào nấu cơm để sẵn đó trưa xong việc trễ vẫn có cơm ăn. Có hôm kẹt việc quá không ra chợ được bà viết vào mảnh giấy những gì cần mua rồi đưa cho ông chạy ra chợ. Suốt mấy chục năm bên nhau, chặng đường xa nhất của hai người là đến nhà thờ Tam Kỳ đi lễ vào cuối tuần. Từ nhà đến nhà thờ đến 5 cây số, đẩy xe lăn hết cả tiếng đồng đồ mới tới nơi nên hễ Chủ nhật thì phải dậy thật sớm chuẩn bị. “Thấy cũng tội, mình ngồi xe lăn còn ổng thì đi bộ đẩy xe cả mấy cây số. Năm ngoái, một người quen tặng cho bà chiếc xe điện nên đỡ vất vả hơn”, bà tâm sự. HOÀI VĂN Không phải họ hàng thân thích, cũng không phải vợ chồng nhưng 30 năm nay hai con người không lành lặn ấy nương tựa vào nhau, dìu nhau vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống. Có chiếc điện thoại thông minh cũ, lúc rảnh bà đọc tin tức. Đọc được chuyện gì hay bà “phiên dịch” lại cho ông. “Chẳng mong giàu có gì, chỉ cần cuộc sống cứ đều đều bình an vậy là mừng. Trời cũng thương nên ít đau ốm. Mấy năm trước dịch COVID-19 bùng phát, tui cũng lo nơm nớp may sao cả tui với ổng không ai hề gì, cũng nhờ trời thương!”, bà Nga chia sẻ. Hai mảnh đời khốn khó - ông câm, bà cụt đùm bọc dìu nhau vượt qua khó khăn của cuộc sống CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRẢ LỜI Theo phản ánh của người dân Tổ dân phố số 3, Tổ dân phố Đông, phường Bích Động (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), bãi chôn lấp rác thải trước đây dùng cho thị trấn, nay thành nơi chôn lấp, xử lý rác cho toàn thị xã nên xảy ra tình trạng quá tải gây ô nhiễm môi trường. Bãi rác này nằm trên diện tích khoảng 4ha, những núi rác cao vút. Trong khuôn viên của bãi rác, bùn đất lầy lội, đan xen những dòng nước chảy từ rác thải ra xung quanh có màu đen, hôi hám. Ông Nguyễn Đức Chiến, 59 tuổi, tổ dân phố Đông cho biết, từ khi rác của toàn thị xã được đưa về đây tập kết, người dân xung quanh luôn phải đóng cửa để tránh mùi hôi thối. Hằng ngày có hàng trăm tấn rác các loại được đưa về đây. Trong bữa cơm hay lúc đi ngủ, ruồi nhặng bay vào nhà nhiều, gây xáo trộn cuộc sống. Người dân kiến nghị nhiều lần lên chính quyền địa phương với mong muốn di dời bãi rác. Ông Nguyễn Văn Dũng, 40 tuổi, tổ dân phố Đông, phường Bích Động nuôi cá tại ao gần bãi chôn lấp rác cho hay, khi mưa xuống, nước từ bãi rác chảy xuống hồ khiến gia đình ông nơm nớp lo cá chết. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Thục, Phó Trưởng phòng TNMT thị xã Việt Yên cho biết, thị xã đã tiếp nhận phản ánh của người dân về tình trạng mùi bốc lên từ bãi rác. Ông Thục xác nhận, bãi chôn lấp rác tại phường Bích Động được đầu tư, xây dựng từ năm 2012, để phục vụ thị trấn Bích Động trước đây. Nay, thị trấn được nâng cấp, mở rộng lên thành thị xã, địa bàn lại nhiều khu, cụm công nghiệp nên bãi rác quá tải. Khoảng 2 năm gần đây, lượng rác của cả huyện tăng cao, có ngày lên đến 130 tấn. Trong khi đó, khu vực bãi rác có 2 lò đốt rác, mỗi lò có công suất khoảng 10 tấn/ngày, chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Theo ông Thục, để giải quyết di dời bãi rác, thị xã Việt Yên đang chờ tỉnh Bắc Giang xây dựng nhà máy điện rác tại thành phố Bắc Giang. Nhà máy này có công suất xử lý rác khoảng 750 tấn/ngày đêm, dự kiến đến năm 2025 sẽ đi vào hoạt động. “Trong thời gian chờ nhà máy mới đi vào hoạt động, địa phương sẽ chủ động xử lý như tăng cường đốt lò, phun khử khuẩn, rải đất vôi bột theo đúng quy trình”, ông Thục cho hay. LONG VÂN - THÀNH ĐẠT - NGUYỄN HẢI Bãi rác quá tải, bốc mùi, rỉ nước đen Bãi rác ở phường Bích Động (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) luôn có các đống rác cao như núi. Khi nắng nóng, bãi rác ngập mùi hôi thối, mưa xuống kéo theo dòng nước bẩn, đục ngầu xuống các ao, hồ xung quanh khiến khu dân cư cách đó vài trăm mét sống trong bầu không khí ô nhiễm. Bãi rác gây ô nhiễm môi trường ở phường Bích Động, thị xã Việt Yên, Bắc Giang Tình nghĩa người dưng Đơn của các công dân Lành Văn Keo, Triệu Quang Trung, Lăng Thị Ngọc, Hoàng Thị Slao, trú tại thị trấn Văn Quan (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc phê duyệt chủ trương đầu tư và bồi thường, hỗ trợ tái định cư để xây dựng công trình chợ trung tâm thị trấn Văn Quan. Sau khi nhận được Phiếu chuyển đơn của báo Tiền Phong, UBND huyện Văn Quan có văn bản trả lời, cho biết đã chuyển đơn kiến nghị của các công dân nói trên đến Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Văn Quan để xem xét, giải quyết. Ban Bạn đọc báo Tiền Phong cảm ơn sự cộng tác của quý cơ quan, đơn vị. BAN BẠN ĐỌC THÔNG TIN TỪ ĐƯỜNG DÂY NÓNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==