Tiền Phong số 180

Trong hơn 1.000 án ly hôn đã giải quyết trong 9 tháng qua, số án ly hôn do mâu thuẫn gia đình, bất đồng quan điểm sống là 890, chiếm gần 98,8%. Số còn lại là do kinh tế khó khăn, bạo lực gia đình, ghen tuông do vợ chồng sống xa nhau… Trong hơn 1.000 án ly hôn, trường hợp trong độ tuổi từ 18-35 chiếm hơn 80%. Là người tham gia xét xử, đồng thời làm lãnh đạo toà án lâu năm, ông Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh Quảng Bình, cho rằng, nguyên nhân dẫn đến đa số vợ chồng trẻ ly hôn là không có sự chuẩn bị về tâm lí, kinh tế và những kiến thức cần thiết cho cuộc sống gia đình; quá đề cao cái tôi bản thân, ít quan tâm đến cảm xúc của vợ hoặc chồng nên nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những ngày, tháng đầu của quan hệ hôn nhân. “Có những cặp vợ chồng mới cưới nhau được vài tháng xin ly hôn chỉ vì (ăn uống không hợp nhau) hay (lối sống không hợp nhau)…, toà hoà giải thế nào cũng không chịu. Còn có vô vàn lí do khác dẫn đến ly hôn một cách lãng xẹt. Nếu như những cặp vợ chồng ấy chịu khó lắng nghe nhau, mỗi người sửa mình một tí, giảm bớt cái tôi để chia sẻ cùng nhau thì chắc chắn không đến mức đổ vỡ”, ông Tuyến chia sẻ. Ngoài ra, tình trạng ngoại tình, bạo lực gia đình, làm ăn kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định cũng dẫn đến ly hôn. Các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài (thường là một bên đang học tập, lao động ở nước ngoài) chủ yếu do xa cách nhau dài ngày dẫn đến không tin tưởng lẫn nhau và đa số người ở nước ngoài chủ động ly hôn. BÁO ĐỘNG TOÀN QUỐC Ông Tuyến nói rằng, không chỉ Quảng Bình mà tình trạng ly hôn ở các gia đình trẻ trong cả nước cũng rất đáng báo động. Theo thống kê, bình quân mỗi năm, toà án các cấp trong toàn quốc xét xử trên 300.000 vụ, việc ly hôn, trong đó các gia đình trẻ chiếm đa số. “Tình yêu và hôn nhân của giới trẻ hiện nay thiếu bền vững. Sự gắn kết của các thành viên trong gia đình không bền chặt. Quan niệm về hôn nhân có xu hướng đề cao tự do cá nhân, trong khi con cái trưởng thành có xu hướng thoát li cha mẹ, nên lời khuyên của người lớn về hôn nhân ít gây ảnh hưởng. Thậm chí một bộ phận giới trẻ cổ xuý cho xu hướng (mẹ đơn thân)” - ông Tuyến nói. Tình trạng ly hôn trong các gia đình trẻ gây hệ luỵ rất lớn đối với xã hội. Theo ông Tuyến, trước hết là con cái là đối tượng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Những đứa trẻ lớn lên trong sự đổ vỡ của gia đình thường thiếu tình yêu thương đủ đầy và sự giáo dục của cha mẹ. Các cháu thường tự ti với bạn bè về hoàn cảnh bản thân dẫn đến sa sút về học hành, thậm chí hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào ấy bị xé lẻ, tổn thương, què quặt thì dẫn đến một xã hội thiếu cân bằng, thiếu gắn kết, thậm chí là méo mó. Đã đến lúc cần có một giải pháp tổng thể, căn cơ, lâu dài để giữ lại những giá trị cốt lõi của gia đình Việt. HOÀNG NAM Theo thống kê của Toà án Nhân dân TAND tỉnh Quảng Bình, trong 9 tháng (10/2023-6/2024), toà án 2 cấp của tỉnh này thụ lí 1.375 vụ, việc ly hôn và đã giải quyết hơn 1.000 vụ, việc, đa số liên quan các gia đình trẻ. Xà HỘI 11 n Thứ Sáu n Ngày 28/6/2024 CHUYỆN HÔM NAY Những con số về tỷ lệ ly hôn gia tăng, bạo hành gia đình trầm trọng, những vụ án kinh thiên động địa mà thủ phạm và nạn nhân là máu mủ ruột rà, sự phân ly giữa cha mẹ và con cái... từng ngày đang bào mòn niềm tin của con người, làm lung lay hệ giá trị gia đình bền chặt được vun đắp từ nhiều đời nay. Thống kê cho thấy, trung bình có 600.000 vụ ly hôn mỗi năm ở Việt Nam, hơn 70% người đệ đơn là phụ nữ. Sứ mệnh giữ lửa, xây tổ ấm được đặt lên vai người vợ, người mẹ trong gia đình dần chuyển dịch. Sự độc lập tài chính, cơ hội thăng tiến ngày càng công bằng hơn ở ngoài xã hội vừa cho phụ nữ vị thế cao hơn, nhưng ở khía cạnh nào đó cũng khiến sự cân bằng trong gia đình bị rung lắc. Thời gian vật chất của cả vợ lẫn chồng không đủ khỏa lấp cho mục tiêu mưu sinh, đeo đuổi sự nghiệp với một bên là nghĩa vụ chăm lo gia đình, giáo dục con cái khiến sự rạn nứt ngày càng lớn dần. Áp lực trong cuộc sống làm phai nhạt tình cảm, văn hóa gia đình Việt. Nhiều gia đình không vượt qua được những chông chênh ấy, cho nên cái kết tan vỡ là khó tránh khỏi. Không riêng Việt Nam, tỷ lệ ly hôn cao từ lâu là thực tế ở nhiều nước. Ở Pháp, Bộ Tư pháp thống kê, năm 2023 có 240.000 đôi đăng ký kết hôn, 120.000 vụ ly hôn, 75% người đệ đơn là nữ. Phải thừa nhận rằng, do guồng quay của kỷ nguyên số, con người hằng ngày, hằng giờ phải gồng lên, chạy đua để bắt kịp và chống lại sự thống trị của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo. Con người ngày càng xa nhau. Sự cố kết trong gia đình lơi lỏng dần. Sau vài thập kỷ mải miết chạy theo những tiến bộ khoa học, công nghệ, của sự tăng trưởng kinh tế-xã hội, người ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gia đình đang lớn dần. Không phải tới bây giờ, gia đình và chính sách về gia đình Việt Nam mới được nhắc đến. Ngay từ khi xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình (1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “gia đình là hạt nhân của xã hội”, “gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước trong Hiến pháp, các văn kiện, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật đều đề cao vai trò gia đình, đặc biệt trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Từ năm 2001, Thủ tướng quyết định lấy ngày 28/6 là Ngày gia đình Việt Nam. Các chuyên gia chưa thể đi tới thống nhất trong việc xác định hệ giá trị chung của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, những nét đẹp ứng xử trong gia đình Việt truyền thống như sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ, anh em... được xem là nền tảng làm nên sức sống của gia đình Việt. Những xu hướng tốt đẹp nhất của nhân loại cần được tiếp nhận và phát triển để hoàn thiện thêm những giá trị vốn có của gia đình Việt. Sự lớn mạnh, phát triển vững chắc của mỗi gia đình chỉ có được dựa trên sự gắn kết của từng thành viên, với nền tảng là tình cảm, sự hài hòa, dân chủ, tôn trọng và tiến bộ. Trách nhiệm vun vén cho gia đình không phải do một người gánh vác. Mỗi người đều cần học cách quan tâm lẫn nhau, chống lại sự cô đơn bắt đầu từ những việc rất nhỏ như “không dùng điện thoại trong bữa ăn gia đình” (Đám đông cô đơn của David Riesman, Nathan Glazer và Reuel Denney). Sự giao tiếp, quan tâm trực tiếp làm nảy nở tình cảm, nuôi dưỡng giá trị thực, có như vậy mới thắng thế trước sức hút của giá trị ảo do thiết bị công nghệ, mạng xã hội đem đến. T.T Cô đơn giữa gia đình TIƒP THEO TRANG 1 Thi tìm hiểu về Quân đội và Tổng cục Chính trị Chiều 27/6, tại Hà Nội, Ban Thanh niên Quân đội phối hợp Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn, tổ chức chương trình gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí giới thiệu về hai cuộc thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Hai cuộc thi do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và T.Ư Đoàn chỉ đạo Ban Thanh niên Quân đội và Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn cùng các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp tổ chức. Cuộc thi thứ nhất dành cho đối tượng dự thi là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, với hai hình thức thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến và thi viết. Ban tổ chức phát sóng trực tiếp (livestream) trên trang mạng cộng đồng Facebook (fanpage) tại các địa chỉ Cổng Thông tin điện tử T.Ư Đoàn và Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn, từ tháng 9 đến tháng 11/2024 (10 buổi). Mỗi buổi livestream sẽ thi 10 câu hỏi, nội dung các câu hỏi bám sát, xoay quanh chủ đề thi. Hình thức thi viết được chia làm hai bảng A (tất cả các đối tượng) và bảng B (dành cho đối tượng dưới 16 tuổi). Bài dự thi là của cá nhân (không phải nhóm tác giả). Mỗi tác giả có thể gửi nhiều bài thi trong thời gian từ 1/9 đến 30/9/2024 về Bảo tàng Quân chủng Phòng không - Không quân. Đối với Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), đối tượng dự thi là công dân Việt Nam ở trong nước. Các tác giả (nhóm tác giả) lựa chọn một trong 10 chủ đề để viết bài và có thể gửi nhiều bài dự thi. Mỗi bài dự thi không quá 5.000 từ, phải truyền tải được một trong 10 chủ đề của nội dung thi thông qua các thể loại như nghị luận, phản ánh, ghi chép, bút ký, phóng sự, thơ, ca... Thời gian nhận bài dự thi từ 1/9 đến 30/9/2024, tại Bảo tàng Chiến thắng B52 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội). Lễ tổng kết, trao giải hai cuộc thi viết dự kiến diễn ra vào tháng 12/2024, tại Quân khu 1. NGUYỄN MINH Nhiều cặp vợ chồng trẻ ly hôn ẢNH MINH HOẠ Ban tổ chức cung cấp thông tin về hai cuộc thi với báo chí Báo động tình trạng vợ chồng trẻ ly hôn “Nếu như những cặp vợ chồng ấy chịu khó lắng nghe nhau, mỗi người sửa mình một tí, giảm bớt cái tôi để chia sẻ cùng nhau thì chắc chắn không đến mức đổ vỡ” Ông NGUYỄN HỮU TUYƒN, Chánh án TAND tỉnh Quảng Bình

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==