Ông Vũ Hoài Nam, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, cho biết, việc cho thuê vỉa hè đã giúp cho quận quản lý tốt hơn nhiều vấn đề khác như mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm... Thậm chí, quận có thể đề nghị các cá nhân, tổ chức thuê vỉa hè trang bị bàn ghế đồng bộ giống nhau để tạo vẻ đẹp đặc trưng. Trong khi cho thuê, các điểm này vẫn phải đáp ứng dành không gian cho người đi bộ tối thiểu 1,5m nên không ảnh hưởng đến giao thông. Theo ông Nam, tại các địa điểm cho thuê, để tránh việc xung đột giữa người thuê và nhà có mặt tiền hướng ra vỉa hè, kinh nghiệm của quận Hoàn Kiếm là ưu tiên cho các hộ có mặt tiền nhà hướng ra vị trí vỉa hè cho thuê. “Quá trình thực hiện thí điểm chưa gặp phải khó khăn vướng mắc gì. Tuy nhiên, nếu chủ trương được nhân rộng sẽ gặp một số vướng mắc. Đó là, theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành, vỉa hè chỉ dùng cho mục đích giao thông, các công trình tiện ích mà không được phép sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác”, ông Nam nói. CHỜ ĐỀ ÁN CỦA THÀNH PHỐ Quận Hoàn Kiếm vẫn đang chờ đề án quản lý, cho thuê vỉa hè chung của UBND TP. Hà Nội, để xây dựng đề án riêng của quận. Nếu triển khai, quận Hoàn Kiếm sẽ đề xuất một số cơ chế riêng áp dụng trên địa bàn. Đặc trưng của quận là hạ tầng nhiều tuyến phố nhỏ hẹp, nên việc cho sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh cũng gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chí về vỉa hè cho người đi bộ. Nếu như triển khai trên toàn các tuyến phố, cần đưa ra những quy định phù hợp với từng tuyến phố, nhằm đáp ứng yêu cầu về mỹ quan đô thị, cũng như không gian dành cho người đi bộ. “Những tuyến phố có vỉa hè hẹp, chúng tôi sẽ đưa ra phương án không cho phép kinh doanh các mặt hàng cần nhiều diện tích, mà chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng sử dụng ít không gian như: hoa tươi, đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch”, ông Nam cho hay. Theo ông Nam, nếu mở rộng, cần có cơ chế để tăng thu cho ngân sách phù hợp với thực tế. Hiện nay, việc cho sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh vẫn được thực hiện theo Luật Phí và lệ phí với mức giá 45.000 đồng/m2/tháng. Theo ông, mức phí này quá thấp, không tương xứng với giá trị mặt bằng tại quận Hoàn Kiếm. “Cần có NGƯỜI THUÊ CŨNG PHẤN KHỞI Năm 2021, thành phố Hà Nội chấp thuận cho UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép sử dụng tạm thời hè phố tại 4 vị trí để kinh doanh (các mặt hàng chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh…). Bốn vị trí vỉa hè này nằm tại số 94 Lý Thường Kiệt, 30A Lý Thường Kiệt, 11 Lê Phụng Hiểu và 15 Ngô Quyền. Thời gian cấp phép sử dụng tạm thời hè phố là 6 tháng/lần với giá 45.000 đồng/m2/tháng. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, 4 vị trí được cấp phép sử dụng tạm thời là hè phố trước mặt các khách sạn, nhà hàng lớn. Các nơi này có vị trí trung tâm, mặt tiền rộng, thoáng. Vỉa hè tại số 94 Lý Thường Kiệt được người thuê sử dụng bán cà phê và đồ ăn nhanh. Vỉa hè ở đây được kê 4 bộ bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp. Một phần diện tích vỉa hè ở đây được sử dụng làm điểm đỗ xe máy. Dưới lòng đường là một hàng ô tô đỗ sát mép vỉa hè. Vỉa hè trước nhà số 30A Lý Thường Kiệt nằm ngay gần ngã tư giao với đường Hàng Bài cũng được sử dụng làm điểm bán cà phê khá sạch sẽ. Đá lát vỉa hè tại khu vực này được lát lại theo kiến trúc đồng bộ của tòa nhà. Vỉa hè số 15 Ngô Quyền, trước mặt khách sạn Khách sạn Sofitel Metropole, được sử dụng để kinh doanh cà phê và đồ ăn nhanh. Bàn ghế tại đây khá sang trọng, lịch sự, thu hút nhiều du khách nước ngoài sử dụng dịch vụ. Vỉa hè vẫn còn phần đường dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, khu vực lòng đường tại đây dù có biển cấm đỗ xe nhưng ô tô vẫn dừng đỗ chiếm dụng một phần lòng đường. Anh Lương Đức Anh, quản lý một cửa hàng kinh doanh cà phê ở quận Hoàn Kiếm, chia sẻ, cửa hàng anh mong đợi được thuê sử dụng vỉa hè để đảm bảo kinh doanh. Hơn nữa, với vỉa hè được cho phép thuê, người quản lý dễ dàng quản lý, hạn chế tình trạng lộn xộn như hiện nay. “Nhiều khách hàng thích ngồi uống cà phê ngoài vỉa hè hơn là trong quán. Đây cũng là một phần văn hoá của người Việt Nam. Nếu đề án cho thuê được thực hiện, diện tích kinh doanh của quán sẽ được tăng lên, sẽ mang lại kinh tế cho quán”, anh Đức Anh chia sẻ. Anh Đỗ Đức Giang, một chủ kinh doanh cà phê tại quận Hoàn Kiếm, cho rằng, việc cho thuê vỉa hè sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, đặc biệt là địa bàn có hoạt động du lịch sôi động như quận Hoàn Kiếm. Anh Giang cho rằng, mức giá cho thuê 45.000 đồng/m2/ tháng hiện nay tại quận trung tâm như Hoàn Kiếm là quá rẻ vì mức giá thuê mặt bằng theo thị trường tại quận Hoàn Kiếm có nơi lên đến 1-2 triệu đồng/m2. CHO THUÊ ĐỂ TRÁNH LỘN XỘN, THẤT THOÁT NGUỒN THU Quận Hoàn Kiếm đang đề xuất cho thuê thêm 15 vị trí trên 5 tuyến phố trong không gian đi bộ (gồm Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Bài, Nguyễn Xí, Lê Thái Tổ) trong khung giờ hoạt động của không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận và 21 vị trí trên 5 tuyến phố ngoài không gian đi bộ (gồm Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền). Ghi nhận của phóng viên, mặc dù khu vực vỉa hè các vị trí nói trên nhiều điểm đảm bảo về diện tích, nhưng tình trạng lấn chiếm để kinh doanh vẫn đang diễn ra. Trên nhiều tuyến phố, hàng rong, quán trà đá, cửa hàng kinh doanh, bãi đỗ xe gần như chiếm hết vỉa hè. Trên phố Hàng Khay, người đi bộ phải len lỏi khi trên vỉa hè, có lúc phải đi xuống lòng đường vì bị bàn ghế chắn gần hết lối đi. Các gánh hàng rong cũng đứng dọc tuyến phố này, có chỗ người bán tràn xuống lòng đường. Hay trên phố Đinh Tiên Hoàng, ban ngày, các xe hàng rong, quầy bán đồ ăn vặt, đồ chơi nhan nhản dọc theo tuyến phố. Cứ xe của lực lượng chức năng đến thì họ di chuyển. Khi xe qua, đồ đạc, hàng quán lại tái chiếm vị trí cũ. Tối đến, tình hình vi phạm trật tự đô thị còn diễn ra nhức nhối hơn. Ô tô đồ chơi, xe điện cân bằng được bày ra cả giữa đường đi để mời chào khách thuê. Những ngày qua, ghi nhận tại nhiều tuyến phố khác như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Buồm, Các điểm được quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan. Tại các vị trí dự định thí điểm mở rộng cho thuê, các vỉa hè đắc địa vẫn còn tình trạng lấn chiếm, mất mỹ quan, người đi bộ phải đi xuống lòng đường… 4 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 30/5/2024 Ngăn nắp, tăng nguồn thu Điểm kinh doanh cà phê nằm sát tòa nhà số 30A Lý Thường Kiệt, phần vỉa hè dành cho người đi bộ vẫn được đảm bảo ẢNH: NGUYỄN HẢI Đại diện UBND quận Hoàn Kiếm mong muốn UBND TP. Hà Nội sớm ban hành đề án cho thuê vỉa hè vì phương án này giúp phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch, tạo mỹ quan, văn minh đô thị, tạo công ăn việc làm... Vỉa hè một số tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm bị chiếm dụng, du khách phải xuống lòng đường ẢNH: NGUYỄN HẢI LÝ DO HÀ NỘI CHẬM MỞ RỘNG “Ngoài phát triển kinh tế - xã hội, việc cho sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh đã tạo điều kiện cho cơ quan chức năng quản lý tốt về trật tự đô thị, hạn chế lấn chiếm vỉa hè và nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh trong xây dựng tuyến phố sạch đẹp, văn minh”. Ông VŨ HOÀI NAM, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Quận muốn mở rộng, đề án của thành phố chưa thành hình Các điểm được quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==