Tiền Phong số 151

cơ chế đặc thù, không cào bằng trong việc quy định giá cho sử dụng tạm thời vỉa hè, để đưa giá trị thuê mặt bằng về giá trị thực tế, tránh thất thu cho ngân sách”, ông nói. Ông Nam cho biết, việc triển khai cho sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh tại quận Hoàn Kiếm cần chờ đề án của UBND thành phố Hà Nội ban hành. “Quận Hoàn Kiếm rất mong muốn UBND thành phố Hà Nội tiếp tục cho thí điểm chủ trương và xin cơ chế triển khai ra nhiều tuyến phố khác có công trình đẹp, đáp ứng các tiêu chí cho sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh. Việc này nhằm vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm; đặc biệt, là phát triển du lịch, xây dựng các tuyến phố văn minh”, ông nói. VIẾT HÀ - ĐỨC ANH Hàng Gai, Hàng Cót, Hàng Mã, Cầu Gỗ…, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh vẫn xảy ra. Vỉa hè các tuyến phố này được sử dụng để đỗ xe, bày bán hàng, người dân, du khách đều phải di chuyển dưới lòng đường. Có nơi, như vỉa hè phố Hàng Bài, Hai Bà Trưng, một số vị trí được sử dụng để trông giữ xe. Ông Nguyễn Thế Đậu (người dân phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) ủng hộ việc cho thuê vỉa hè phù hợp với sự phát triển của xã hội giống như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc… đã làm. Tuy nhiên, ông Đậu cho rằng, cần xem xét và chỉ áp dụng trên một số tuyến phố đáp ứng được về diện tích, phải đảm bảo được phần vỉa hè cho người đi bộ. Ông Cao Đức Hậu (người dân phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm) cho rằng, trên một số tuyến phố cổ có vỉa hè nhỏ, hẹp không thể cho thuê vỉa hè để kinh doanh nhưng có chỗ rộng có thể cho thuê nhưng phải đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và kinh doanh đúng phạm vi cho phép. “Về công tác quản lý nhà nước, cần áp dụng quy định cụ thể để các hàng quán không lấn chiếm. Đồng thời, lực lượng chức năng phải giám sát, thường xuyên kiểm tra, xử lý thật nghiêm nếu không sẽ lại tái diễn tình trạng lộn xộn như trước đây”, ông Đậu nêu ý kiến. LONG VÂN - NGUYỄN HẢI Ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho rằng, việc cho thuê vỉa hè nếu làm tốt sẽ có hiệu quả rất tốt. “Các nước phát triển, họ vừa cho thuê, vừa phân định rất rõ đường đi cho người đi bộ. Thậm chí, có nơi họ còn xây nhà chờ che mưa nắng cho người đi trên vỉa hè”, ông Liên nói. Tuy nhiên, theo ông Liên, để cho thuê vỉa hè, kế hoạch thực hiện phải rất cụ thể. Chẳng hạn, hiện nay, vỉa hè của thành phố do Sở GTVT quản lý nên khi muốn cho thuê, quản lý việc cho thuê phải phân cấp vỉa hè cho các quận, huyện trực tiếp quản lý. Từ đó, các quận, huyện lên kế hoạch vỉa hè nào đủ điều kiện thì cho thuê, không thì phải giữ lại để đảm bảo lưu thông. “Cái quan trọng nhất, quận, huyện phải bắt tay vào đó để cho Sở có cơ sở phê duyệt”, ông Liên nói. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, cho thuê vỉa hè sẽ tạo nguồn thu cho Nhà nước và điều kiện kinh doanh tốt hơn cho bên thuê vỉa hè. Tuy nhiên, ông cho rằng, cần phải xem xét toàn diện việc này có ảnh hưởng đến người dân đi lại hay không. Ngoài ra, việc cho thuê cũng cần tính toán để có giá cả, cách làm hợp lý, hiệu quả. PHẢI ĐIỀU CHỈNH LUẬT Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho rằng, đề án thí điểm cho thuê vỉa hè ở Hà Nội hiện vướng nhiều vấn đề như vỉa hè của đường phố Hà Nội đa phần nhỏ hẹp, đường chật, chỗ đỗ xe không đủ... Đặc biệt, việc cho thuê sẽ vướng vào Luật Giao thông đường bộ hiện hành vì luật này không cho phép sử dụng diện tích giao thông vào mục đích khác. Tuy nhiên, lo ngại của ông Ánh có thể biến mất nếu nội dung này được đề cập, sửa đổi trong Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Ngoài các quy định pháp luật về giao thông, theo ông Ánh, việc cho thuê vỉa hè cũng liên quan đến việc sử dụng tài sản công. Theo đó, vỉa hè gồm có đất, hạ tầng giao thông được đầu tư bằng ngân sách; nay đem ra kinh doanh nên phải chịu sự chi phối của các quy định về quản lý tài sản công. “Theo các quy định hiện nay, diện tích vỉa hè lòng đường nếu không dùng vào giao thông đúng ra phải thu hồi, sau đó giao lại cho việc khai thác bất động sản. Việc sử dụng, cho thuê vỉa hè nếu triển khai minh bạch sẽ mang lại nguồn thu rất lớn. Đơn cử, dịch vụ trông xe trên vỉa hè, lòng đường nếu khai thác đúng giá quy định, thành phố sẽ có hàng nghìn tỷ mỗi năm. Đó là nguồn lực rất lớn để đầu tư cho giao thông tĩnh”, KTS Ánh cho hay. Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo phân tích, về nguyên tắc, thế giới không có khái niệm cho thuê vỉa hè vì vỉa hè là dành cho người đi bộ, cho thuê là sai luật. “Người ta chỉ cho thuê phần đất ngoài vỉa hè. Ví dụ, vỉa hè trước nhà rộng 7m, không gian sử dụng giao thông tĩnh là 5m, còn 2 mét thì chúng ta cho thuê. Phần cho thuê đó không gọi là vỉa hè nữa mà coi là đất liền với vỉa hè để cho thuê. Trên thế giới cũng vậy, người ta chủ yếu cho thuê ở quảng trường, một số vị trí vỉa hè rộng, không dùng hết cho giao thông động, giao thông tĩnh. Những người thuê cũng chỉ cho buôn bán vặt, bán đồ ăn, văn hoá phẩm…”, ông Tạo nói. LONG VÂN - NGUYỄN HẢI THỜI SỰ 5 n Thứ Năm n Ngày 30/5/2024 Muốn cho thuê, cần điều chỉnh quy định pháp luật Chiều 29/5, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Dương Thanh Bình, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1 (TPHCM) cho biết, tính đến 11h30 ngày 29/5, Phòng Quản lý đô thị quận 1 ghi nhận tổng số người dân đăng ký là 193, dự kiến tổng mức phí sẽ thu là hơn 770 triệu đồng. Có 65 trường hợp đã đóng phí sử dụng tạm thời hè phố với số tiền gần 270 triệu đồng. “Các trường hợp còn lại là khoản tạm tính dựa trên diện tích các hộ đã đăng ký, sau khi hồ sơ được thẩm định, xét duyệt thì mới thu phí”, đại diện Phòng Quản lý đô thị cho biết. Theo thống kê của Phòng Quản lý đô thị quận 1, phường Bến Thành là địa phương có nhiều người đăng ký nhất với 129 trường hợp. Đây cũng là địa phương có nhiều người đã đóng phí nhất (31 trường hợp). Đường Lê Thánh Tôn là tuyến đường có nhiều người đăng ký sử dụng tạm thời một phần hè phố nhất với 74 trường hợp, tiếp theo là đường Phan Bội Châu (34 trường hợp), Phan Chu Trinh (23 trường hợp), Trần Hưng Đạo (21 trường hợp), Mạc Đĩnh Chi (15 trường hợp)… Theo Phòng Quản lý đô thị quận 1, quận đang thí điểm triển khai phần mềm “Tra cứu và đăng ký sử dụng tạm thời hè phố quận 1”. Phần mềm giúp người dân có thể tra cứu nhanh chóng chức năng hè phố tại vị trí số nhà cụ thể trên địa bàn quận. Bản đồ số hè phố tích hợp tất cả các đối tượng hiện hữu trên hè phố như vật liệu hè phố, cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật. Thực tế khảo sát của quận 1 cho thấy, người dân ở các tuyến đường ủng hộ phương án thu phí một phần hè phố để phục vụ cộng đồng và khách du lịch. Việc đăng ký sử dụng tạm thời hè phố qua phần mềm giúp công khai, minh bạch thu chi. Trước đó, ngày 9/5, UBND quận 1, TPHCM áp dụng thí điểm đối với 11 tuyến đường đủ điều kiện tổ chức làm điểm mua, bán hàng hoá trên địa bàn quận từ ngày 9-30/9. Các tuyến đường thí điểm gồm đường Hoàng Sa (P. Tân Định), đường Mạc Đĩnh Chi (P. Đa Kao), đường Hải Triều và đường Chu Mạnh Trinh (P. Bến Nghé), đường Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu và đường Phan Chu Trinh (P. Bến Thành), đường Hàm Nghi (P. Nguyễn Thái Bình), đường Trần Hưng Đạo (P. Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho), đường Cô Bắc (P. Cầu Ông Lãnh), đường Võ Văn Kiệt (P. Cô Giang). Các tuyến đường này đều đảm bảo điều kiện rộng ít nhất 3m, trong đó có 1,5m dành cho người đi bộ. Hiện tại, quận 1 thí điểm mức thu 10/11 tuyến đường có giá thuê là 100.000 đồng/m2/ tháng (trừ đường Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang có mức thuê là 50.000 đồng/m2/tháng). HỮU HUY PHÍ SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ Ở TRUNG TÂM TPHCM: Vỉa hè đường Hải Triều (phường Bến Nghé, quận 1) được kẻ vạch để thí điểm thu phí sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm điểm kinh doanh ẢNH: H.H Những địa điểm cho thuê tại quận Hoàn Kiếm gọn gàng, ngăn nắp ẢNH: VIẾT HÀ CHO THUÊ VỈA HÈ Các chuyên gia cho rằng, việc thành phố Hà Nội thí điểm cho thuê vỉa hè theo xu thế của nhiều nước trên thế giới nhưng cần đánh giá toàn diện, nhất là sự phù hợp với quy định pháp luật… Sau gần 3 tuần thí điểm thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè trên 11 tuyến đường thuộc quận 1, hiện đã có 193 trường hợp đăng ký với tổng mức phí dự kiến thu hơn 770 triệu đồng. Dự kiến thu 770 triệu đồng TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội, cho rằng, việc cho thuê vỉa hè hợp với xu thế của kinh tế thị trường nhưng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, phải đảm bảo giao thông và tiền thu được phải sử dụng để tu bổ, sửa chữa hạ tầng.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==