ĐỀ NGHỊ SỬA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI KỲ HỌP CUỐI NĂM Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống. Theo bà, hiện mức giảm trừ với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng thực sự không còn phù hợp, nhất là ở những thành phố lớn. Mức giảm trừ này đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 5 năm qua, giá rất nhiều hàng hóa, dịch vụ đều tăng, thậm chí có hàng hóa thiết yếu tăng nhanh hơn tăng thu nhập. “Cử tri chia sẻ, nếu gia đình có con nhỏ, phải thuê người trông, riêng tiền lương trả cho người trông trẻ hiện không dưới 5 triệu đồng/tháng. Nếu gia đình có con đi học, chi phí học hành hiện nay chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các gia đình. Nếu gia đình có cha mẹ già (người phụ thuộc) thì không chỉ tiền ăn uống sinh hoạt mà còn chi phí y tế, thuốc men”, bà Thủy nhấn mạnh. Đồng thời nêu rõ, nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ khiến rất nhiều người dân phải “thắt lưng buộc bụng”, nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Bà Thủy cũng lưu ý, từ ngày 1/7 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương, dự kiến mức lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khá nhiều, trong khi mức thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh chưa được điều chỉnh kịp thời, sẽ gây âu lo cho người lao động, bởi lương tăng thì thu nhập tính thuế sẽ tăng. Vì vậy, việc không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương. Bà kiến nghị Chính phủ sớm trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào cuối tháng 10/2024 và thông qua vào tháng 5/2025. Giải trình về chính sách thuế, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, theo quy định hiện nay, một người trong gia đình kèm theo một người phụ thuộc thì với mức thu nhập từ 17 triệu/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Khẳng định Bộ Tài chính “đang thực hiện đúng luật”, ông Phớc nói thêm, đã trình sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, dự kiến sẽ trình Quốc hội trong tháng 10/2025, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2026. “Nhưng nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cuối năm nay làm ngay và sang năm thông qua, chúng tôi sẽ chấp hành”, ông Phớc nói. DỪNG ĐẤU THẦU VÀNG, TRIỂN KHAI PHƯƠNG ÁN MỚI Tại phiên họp, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) bày tỏ lo ngại trước nguy cơ rủi ro lạm phát trong thời gian tới, khi đến cuối tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 4,4%. “Một khi cầu tiêu dùng gia tăng tích cực trở lại, vấn đề lạm phát sẽ được thể hiện rõ. Thêm nữa, yếu tố lạm phát cũng đang nhen nhóm khi tỷ giá, giá vàng, giá bất động sản phân khúc chung cư ở một số đô thị lớn đang biến động mạnh. Vì thế, tôi đề nghị bên cạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát cần được đặc biệt coi trọng trong thời gian tới”, ông nói. Đề cập đến thị trường vàng, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, giá vàng biến động mạnh, chênh lệch lớn so với thế giới, dẫn đến buôn lậu vàng, làm chảy máu ngoại tệ, tác động tiêu cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. Theo ông, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tạm thời, nên chăng, đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng. Qua đó, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Giải trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nói, giá vàng tăng cao, biến động phức tạp là diễn biến chung của các nước trên thế giới, chứ không chỉ riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, giá vàng trong nước và quốc tế có sự nới rộng, đặc biệt là vàng SJC. “Để thu hẹp chênh lệch giá vàng là nhiệm vụ rất thách thức, bởi chúng ta thực hiện trong điều kiện giá vàng quốc tế liên tục biến động cao và rất phức tạp”, bà Hồng nói. ”Qua 9 phiên đấu thầu, chúng tôi thấy, chênh lệch giá không được giảm như kỳ vọng. Cho nên chúng tôi đã dừng đấu thầu, đã đánh giá tình hình, tìm ra nguyên nhân và xây dựng phương án mới để bắt đầu triển khai trong tuần tới nhằm giảm được chênh lệch giá vàng”, bà Hồng nói. Ngân hàng Nhà nước đã lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra mọi mặt từ hóa đơn, chứng từ, các giao dịch về phòng chống rửa tiền liên quan đến giao dịch về vàng. “Điều đó để thấy rằng trong thời gian vừa qua, những biến động trên thị trường vàng cũng không loại trừ những hành vi vi phạm pháp luật để đầu cơ găm giữ, đẩy giá”, bà nói. Báo cáo thêm về thị trường vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thị trường thế giới có xu hướng tăng, trong nước cũng biến động tăng theo. Tuy nhiên, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, đối với vàng miếng SJC tăng cao. Vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã có một số giải pháp, tuy nhiên, khi can thiệp thấy hiệu quả chưa cao. Ngân hàng Nhà nước đang đánh giá lại và sẽ có những phương án mới để bình ổn trong ngắn hạn, còn dài hạn sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24. “Trước mắt, chúng ta dùng công cụ thuộc quản lý Nhà nước là thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách thực chất hoạt động thị trường vàng để có giải pháp xử lý theo quy định, đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát thị trường thế giới”, ông Khái nêu. LUÂN DŨNG Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc quản lý giá các mặt hàng thiết yếu, đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu không điều chỉnh kịp thời thuế thu nhập cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương. THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 30/5/2024 Không để “thắt lưng buộc bụng” vẫn phải nộp thuế “Quỹ bình ổn giá xăng, dầu giao cho doanh nghiệp quản lý, nên có những trường hợp “tự tung, tự tác, thiếu tiền rút ra tiêu xài”, dẫn đến sai phạm như trong thời gian qua. Vậy về lâu dài, liệu có cần thiết duy trì quỹ này hay không, vì đây là nguồn tiền của người dân đóng góp mà không biết sử dụng ra sao? Trong nhiều kỳ điều hành giá xăng dầu vừa qua, gần như không trích, chi quỹ mà thị trường xăng dầu vẫn ổn định. Nếu bỏ quỹ này vẫn không vi phạm Luật Giá 2023, vì luật chỉ quy định chung, không đề cập đến quỹ bình ổn giá đối với xăng dầu”. Đại BIỂU PHẠM VĂN HÒA (đoàn Đồng Tháp) Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) ẢNH: NHƯ Ý Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc ẢNH: NHƯ Ý Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng ẢNH: NHƯ Ý Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tại phiên họp, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM) đề cập tình trạng cán bộ ngần ngại ra quyết định trong thẩm quyền, rồi đùn đẩy, trì hoãn phê duyệt các dự án, cấp giấy phép, chậm ban hành các hướng dẫn… Theo ông Nghĩa, tình hình này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả đầu tư công và đầu tư xã hội, gây ra tình trạng đình đốn trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Hoan nghênh Thủ tướng đã chỉ đạo ban hành Nghị định 73 về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng nghiên cứu kỹ, ông Nghĩa thấy chưa đủ. “Tôi đề nghị phải có những hướng dẫn cụ thể hơn, rõ ràng hơn thì cán bộ, công chức các cấp, các ngành mới yên tâm trong thực thi công vụ. Cụ thể, tôi đề nghị Thủ tướng chỉ đạo ban hành một thông tư liên bộ của Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Thanh tra Chính phủ và có thể cả Bộ Tư pháp để hướng dẫn thi hành chi tiết Nghị định 73. Thông tư liên bộ này cần phải sâu sát với tâm tư, bức xúc của đội ngũ cán bộ các cấp trong cả nước. Tôi nghĩ, thông tư liên bộ với đủ các ngành sẽ giúp cho cán bộ yên tâm trong việc hành xử và ra các quyết định hành chính của mình”, ông Nghĩa nói. THÀNH NAM Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP HCM) ẢNH: NHƯ Ý ĐҤI HỘI ĐẢNG BỘ TPHCM LẦN THỨ XII: Đóng góp cho Đại hội XIV của Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn Ngày 29/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phát biểu tại phiên họp, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ XII cho biết, kỳ vọng của Đảng bộ TPHCM là Đại hội XII của Đảng bộ TPHCM sẽ đóng góp cho Đại hội XIV của Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Việc tổng kết nhiệm kỳ nói đến việc triển khai, thực hiện các nghị quyết then chốt của Trung ương liên quan đến TPHCM mà thành phố đang khẩn trương thực hiện như Nghị quyết 98, Nghị quyết 131… Đối với nội dung của văn kiện, Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng chủ đề Đại hội XII của Đảng bộ TPHCM cần thể hiện được việc phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng thời cũng phải thể hiện được quyết tâm nâng cao chất lượng sống của TPHCM và mục tiêu đặc trưng của thành phố là “văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. NGÔ TNG Đề xuất có thông tư liên bộ về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==