Hà Nội đang rất thiếu không gian văn hóa nghệ thuật công cộng, hiện mới chỉ có một số dự án quanh khu vực phố đi bộ: phố bích họa Phùng Hưng, Tinh hoa làng nghề Việt Nam, cầu đi bộ Trần Nhật Duật… “Không gian nghệ thuật công cộng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho người dân, du khách những trải nghiệm nghệ thuật, tăng khả năng kết nối cộng đồng, nâng cao chất lượng sống cho người dân... Đây cũng là nền tảng để thúc đẩy năng lực sáng tạo của nghệ sĩ, người thực hành sáng tạo ở thành phố”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh. GIA LINH 9 n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ trụ sở xã, còn có các điểm cấp nước tại các ấp, tránh việc người dân phải chờ đợi lâu tại một vài trạm nước. Theo lời bà Lụa, chúng tôi rời trụ sở xã tới điểm cung cấp nước miễn phí ở ấp An Hòa (xã An Hòa). Ở đây người dân cũng đến lấy nước nhộn nhịp. Người già hứng nước vào bình xong được các bạn thanh niên tình nguyện, hay người trung niên hỗ trợ chở nước về tận nhà. Nhà ai gần, lại cao tuổi, được các bạn thanh niên vác bộ đến nơi. CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ Trước tình huống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm nay kéo dài, tới nay toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có 3 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại một số huyện trong tỉnh. Cụ thể, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh; Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở, sụt lún đất do hạn hán khu vực huyện U Minh Thượng; Tiền Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông. PGS.TS Lê Anh Tuấn (Giảng viên khoa môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, cố vấn khoa học Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ) cho biết, người dân ven biển miền Tây đã sống chung với hạn, mặn từ 300 năm nay. Tuy nhiên, hạn mặn càng ngày càng gay gắt và phức tạp. Một số vùng, người dân đã dần chủ động hơn trong thích ứng với hạn mặn, như chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tích trữ nước ngọt cho mùa khô. “Giải pháp của người dân đang ứng phó với hạn, mặn cũng là gợi ý cho nhà khoa học, chính quyền để có thể nhân rộng. Đây là giải pháp thiết thực cho người dân”, ông Tuấn nói. Do đó, theo ông Tuấn, giải pháp hiệu quả cho hạn, mặn ở miền Tây là “sống chung”, Nhà nước cần hỗ trợ người dân các giải pháp thích nghi, như hỗ trợ mua sắm thiết bị tích trữ nước ngọt, dẫn nước ngọt liên vùng đảm bảo cho mùa khô, chuyển đổi sản xuất… để giảm áp lực, ảnh hưởng của hạn, mặn. Có một thực tế, theo ông Tuấn, giải pháp cố gắng ngọt hóa các vùng phèn - mặn ở một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang gây tác động tiêu cực dẫn tới sụt lún nghiêm trọng những mùa khô gần đây. Đất vùng này hình thành từ bồi lắng phù sa, nên cần độ ẩm nhất định để duy trì ổn định. Tuy nhiên, một số vùng lâu nay giao thoa giữa nước ngọt mùa mưa và nước mặn, phèn mùa khô, người dân lựa theo mùa nước để sống. Tuy nhiên, “phong trào” xây cống ngăn mặn, đã chặn nước mặn vào, trong khi nước ngọt không có để bổ sung, như vùng Cà Mau, làm đất khô, co ngót và sụt lún xảy ra. Ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre cho biết là tỉnh cuối nguồn của dòng Cửu Long, trong đó có 4 nhánh sông và 3 tuyến cù lao. Hằng năm, tỉnh chịu rất nhiều ảnh hưởng của hạn mặn, sạt lở. Hiện tỉnh còn một số hệ thống cống lớn chưa được đầu tư, nên còn bị ảnh hưởng nhiều của hạn mặn. Theo ông Thắm, để ứng phó với hạn, mặn, đầu tiên vẫn là công tác dự báo. Nếu dự báo tốt và sớm, chính quyền và người dân sẽ chủ động được các biện pháp để ứng phó, thiệt hại và tác động của hạn, mặn sẽ giảm đi rất nhiều. H.H Ông Lê Ngọc Quyền, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ (Tổng cục Khí tượng, Bộ TN&MT): Trong 10 năm gần đây, tình hình hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khốc liệt. Mùa khô năm nay, từ cuối tháng 12/2023 tới nay, khu vực này gần như không mưa, tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm từ 62-94%. Do đó, xâm nhập mặn năm nay diễn ra sớm, giữa tháng 1/2024 đã xuất hiện, đi sâu vào nội đồng. Hiện, các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau… xâm nhập mặn diễn ra phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm (gần chạm ngưỡng mùa khô lịch sử năm 2016, 2020). Các kênh rạch một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang khô cạn, dẫn tới sụt lún tại một số tỉnh Nam sông Hậu. Dự báo, mùa mưa năm nay tại Nam bộ khả năng sẽ đến muộn hơn các năm trước, phải từ nửa cuối tháng 5 tới mới có mưa, nắng nóng tiếp diễn, nền nhiệt cao. cầu TS. Đặng Hoài Giang (trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, theo thống kê gần đây, diện tích mảng xanh trung bình của Hà Nội khoảng 2-3m2/ người. Ở 5 quận trung tâm, diện tích công viên/ vườn hoa chuyển đổi đối với dân số hiện tại là 1,47m2/ người. Trong bối cảnh như thế, hoàn toàn dễ hiểu khi có đến 79% số người được hỏi cho rằng, Hà Nội đang thiếu không gian công cộng. Người dân Bến Tre chở từng can nước về sinh hoạt ẢNH: HÒA HỘI Các dự án nghệ thuật công cộng cần được đầu tư, bảo quản để phát huy giá trị Mỗi mạng xã hội tạo nên một cộng đồng tương tác ảnh hưởng lẫn nhau. Ai chăm dùng TikTok hẳn sẽ biết ngay chuyện tình lâm li của Mèo Béo - game thủ Trung Quốc tự tử vì mối tình 2 năm tan vỡ. Chuyện tình làm rúng động cộng đồng mạng. Nhiều người đem hoa và và đồ ăn nhanh đến bờ sông nơi chàng lụy tình tự vẫn, cũng vì câu khẩu hiệu gắn với ảnh đại diện của Mèo Béo là: “Không muốn ăn rau, muốn ăn McDonald’s”. Một số hãng đồ ăn nhanh khi được khách đặt đồ cúng đã chuyển đến bờ sông những hộp rỗng khiến cư dân mạng phẫn nộ. Sau đó mấy hãng này phải xin lỗi, đền bù gấp 10, thậm chí phải đóng cửa một số cửa hàng sở tại. Tất nhiên lừa khách hàng là không tốt, nhưng họ cũng thể hiện một quan điểm tỉnh táo trước hành động lãng phí đồ ăn. Cuộc đời của Mèo Béo dĩ nhiên lạ lùng đủ để gây chú ý. Cậu yêu Đàm Trúc và gửi hết thu nhập của mình cho người yêu để lo cho tương lai của hai người. Nhưng ngay trước thời hạn cưới nhau, cô gái bội ước. Được biết Đàm Trúc thích con gái, trong thời gian “yêu” Mèo Béo vẫn duy trì hẹn hò đồng giới. Tổng cộng số tiền game thủ 21 tuổi nộp cho người yêu trong 2 năm lên tới gần 1,8 tỷ đồng. Cậu mỗi ngày chỉ ăn trong khoảng 35 nghìn đồng, thậm chí nôn ra máu vì cày game vẫn không chịu đến bệnh viện. Mèo Béo kiếm tiền bằng việc chơi game thuê chừng 14 tiếng/ ngày. Được biết trong 2 năm chỉ gặp cô gái kia 2 lần. Điều này bất thường bởi hai lẽ. Đầu tiên, không ai phải có trách nhiệm kiếm tiền cho “người yêu” vẫn còn khỏe mạnh, nhận thức đầy đủ, thậm chí tiêu tiền như nước. Nếu bạn gặp phải người lấy danh nghĩa yêu đòi tiền bạn, nhiều khả năng đó là kẻ chỉ yêu tiền của bạn (hay của bất cứ ai chịu bao họ). Thứ hai, trừ trong hoàn cảnh rất đặc biệt (chẳng hạn thời chiến) mới có thể biện minh cho kiểu yêu nhau mà mỗi năm chỉ gặp một lần. Có thể Mèo Béo lấy mục tiêu (nuôi người yêu) để biện minh cho lựa chọn muốn được chơi game. Vì nếu ai không nghiện game, chẳng thể bắt họ ngồi chơi cả ngày như thế được. Việc những người như Mèo Béo cần làm là tìm cách rời khỏi máy tính để tự cứu lấy sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Khi bạn bị ám ảnh và dành tất cả thời gian tâm sức chỉ cho một thứ dù là tình yêu, công việc hay sở thích gì cũng đều có hại, cần điều chỉnh cả. Hiện tượng cư dân mạng thể hiện cảm xúc bằng cách gửi hoa và đồ ăn đến điểm dừng của Mèo Béo, ngập tràn cả lối đi cho thấy tầm ảnh hưởng của chính mạng xã hội mà họ đang tham gia. Những gì trở thành xu hướng trên mạng này đều có khả năng tác động sâu rộng tới những cư dân của nó. Cho nên đến cả cửa tiệm đồ ăn nhanh tại Việt Nam cũng phải đu bám bằng cách chạy quảng cáo: “Không thích ăn rau thì ăn gà dính phô mai BBQ”. Để rồi nhận bão chỉ trích của khách hàng, thậm chí bị dọa tẩy chay. Hãng đã có lời xin lỗi. Ở Hà Nội ít nhất có 2 người dùng TikTok mang hoa và đồ ăn nhanh ra Hồ Tây và Grand World để “cúng” Mèo Béo. Động cơ chính là để quay clip đưa lên TikTok câu view. Một ví dụ cho việc chạy theo để được là một phần của xu hướng. Đấy là “công việc” hằng ngày của nhiều người chơi và kiếm tiền bằng mạng xã hội. Như vậy, mạng xã hội có khả năng đào luyện con người ta thành một kiểu gì đó mà người ngoài sẽ không hiểu nổi. Nói chung, hầu như ai bây giờ nếu không dùng mạng xã hội này cũng lệ thuộc vào một mạng xã hội khác mà thôi… Vấn đề là tự ý thức điều tiết đến mức nào. AN SƠN Bi kịch không riêng gì Mèo Béo Ông Nguyễn Văn Thảo ở xã An Hóa (Châu Thành, Bến Tre) bê từng thùng nước ngọt ẢNH: HÒA HỘI
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==