ĐẸP HƠN TỪNG GÓC PHỐ, CÂY CẦU Quá trình đô thị hóa lấy dần đi các không gian công cộng của Thủ đô. Không dễ để tìm ra một không gian dành cho các cụ già ngồi chơi cờ, các em bé tập xe đạp… như xưa. Không gian nghệ thuật công cộng lại càng khan hiếm hơn. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, với vị thế Thủ đô, thành phố sáng tạo trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội vẫn thiếu nhiều không gian nghệ thuật công cộng phục vụ người dân, du khách. Gần đây, Hà Nội có thêm một số không gian nghệ thuật như tại Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm). Dịp 30/4, những nghệ sĩ từng biến khu vực Phúc Tân thành không gian nghệ thuật công bố dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật. Việc cải tạo cây cầu này kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và phố cổ Hà Nội. Từ chỗ thiếu ánh sáng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh xã hội, cầu đi bộ Trần Nhật Duật đã được khoác lên chiếc áo mới, trở thành địa điểm hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân tham quan. Cây cầu được sắp đặt, thắp sáng, trang trí như một “thủy cung” với nhiều họa tiết sinh động như cá, mực, sứa…được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, ni lông tái chế… Ngay từ những ngày đầu, dự án đã thu hút sự quan tâm lớn của người dân và du khách. Chị Nguyễn Thu Hà (Hoàn Kiếm) cho hay, cây cầu đi bộ đã thay đổi diện mạo khu vực: “Tôi vui vì cầu được sửa lại, nâng cấp, mỗi lần đi qua cây cầu như một lần tham quan thủy cung. Tôi ủng hộ nhân rộng những dự án như thế này tại những cây cầu đi bộ khác”. Anh Nguyễn Văn Thành (Ba Đình) hào hứng đưa các con đến trải nghiệm không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật, anh muốn con thấy được cách các họa sĩ tái chế các vật liệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhiều dự án nghệ thuật công cộng hoàn thành cho thấy quyết tâm theo đuổi, nỗ lực phát triển công nghiệp văn hóa của lãnh đạo Thủ đô. Dù chưa có các văn bản pháp lý, quy trình hợp tác công - tư trong lĩnh vực văn hóa, nhưng sự phối hợp, hợp tác của chính quyền và các nhà sáng tạo đã có hiệu quả tại dự án. NGUY CƠ XUỐNG CẤP Nhiều người vẫn bày tỏ băn khoăn về “tuổi thọ” của các dự án nghệ thuật công cộng. Dự án nghệ thuật ở Phúc Tân từng rơi vào cảnh hẩm hiu, không thể sử dụng do xuống cấp trầm trọng. Nhiều điểm trang trí trở thành nơi để rác của người dân xung quanh. Nhân dịp khánh thành dự án nghệ thuật công cộng Trần Nhật Duật, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn - chủ nhiệm hai dự án - cho biết, sẽ tiến hành đại tu dự án nghệ thuật Phúc Tân sau 4 năm hoàn thành. “Trong dịp này, chúng tôi đã có kinh phí để đại tu dự án nghệ thuật Phúc Tân. Sự xuống cấp đa phần do sự biến đổi của vật liệu theo thời tiết và thời gian”, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) thông qua, cần nghiên cứu, ban hành các văn bản về cơ chế hợp tác công - tư trong lĩnh vực văn hóa, làm cơ sở trong việc thu hút đầu tư nhằm khai thác, cải tạo các công xưởng, nhà máy, không gian công cộng ở thành phố. “Cần lập danh mục, đánh giá hiện trạng và kế hoạch sửa đổi, chuyển đổi, nâng cấp các không gian, cơ sở này thành các không gian văn hóa nghệ thuật công cộng; kêu gọi các bên liên quan đóng góp ý tưởng, tài chính....”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói. 8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 SAN SẺ TỪNG GIỌT NƯỚC Trời nóng như đổ lửa, bà Đặng Thị Kim Chi ở ấp Long Hội, xã Giao Long (Châu Thành, Bến Tre) mặc áo trùm kín, che mặt tránh nắng. Bà Chi mang 2 thùng nước ra điểm cấp nước miễn phí để chở nước cho người hàng xóm già. “Hằng ngày, ngoài lấy nước cho gia đình, tôi hỗ trợ chở thêm vài lượt cho những gia đình người già, bệnh tật, không đi lại được. Những ngày này không lấy nước ngọt từ các điểm cấp miễn phí thì không biết ăn uống bằng nước gì, tắm giặt ra sao. Mình không giúp được về vật chất thì tranh thủ góp sức chở nước ngọt giúp, cũng thấy vui”, bà Chi nói rồi cười hào sảng. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy năm nay 76 tuổi, ở xã cù lao Tam Hiệp (huyện Bình Đại, Bến Tre), hằng ngày vẫn đi gần 2 km tới trụ sở xã lấy nước ngọt về sinh hoạt. Bà kể, nước sông giờ mặn lắm, tưới cây cây chết, không tưới cây cũng héo khô. “Hằng năm, gia đình đều tích trữ nước mùa mưa trong các bồn chứa, mương vườn để phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt mùa khô. Tuy nhiên, năm nay trời quá nắng, mặn cũng đến sớm, tới nay nước ngọt dự trữ đều cạn mà trời vẫn chưa mưa”, bà Thủy nói. Do tuổi đã cao, chân tay đã run, sau khi lấy đầy 2 bình nước loại 20 lít/bình, bà Thủy được các thanh niên tình nguyện hỗ trợ chở nước về nhà. Bà nhẩm tính số nước ngọt này sẽ cố gắng để dùng được 3 ngày, chỉ để ăn uống, tuyệt đối không dùng vào việc gì khác. Giữa trưa nắng rát, trước sân trụ sở UBND xã An Hóa (Châu Thành, Bến Tre) lúc nào cũng thường trực một nhóm hơn chục người xếp hàng chờ lấy nước ngọt sinh hoạt. Ông Nguyễn Văn Thảo, nhà cách trụ sở xã dăm cây số, làm nghề thợ mộc, tranh thủ giờ nghỉ trưa cũng chạy xe máy mang theo 2 can nhựa (loại 30 lít/can) đến trụ sở xã lấy nước ngọt. Ông cho biết, nước sông giờ mặn đắng, còn nước máy không thể sử dụng được. Bây giờ không cách nào khác là hằng ngày đến đây xin nước về nhà ăn uống, tắm giặt. Chở xong 2 can nước ngọt về nhà, ông Thảo lại đi thêm chuyến thứ 2 để chở nước cho nhà mẹ ruột, nhà có cháu nhỏ nên cần nhiều nước ngọt để tắm cho đỡ ngứa. Bà Đỗ Thị Lụa, Chủ tịch UBND xã An Hóa cho biết, trong hạn mặn, nước ngọt là quý và cần nhất với người dân. Ngoài điểm cấp nước ngọt miễn phí tại Giữa cao điểm hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Bến Tre, địa phương chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu, dưới sông nước mặn chát, trên bờ nước máy cũng mặn không kém, khiến người dân quay cuồng với nguồn nước sạch hằng ngày. Trong khó khăn ấy, người dân xứ dừa đùm bọc, san sẻ từng giọt nước để cùng vượt qua cơn bĩ cực. Bà Đặng Thị Kim Chi ở ấp Long Hội, xã Giao Long (Châu Thành, Bến Tre) chở nước ngọt giúp cho người dân trong mùa hạn mặn ẢNH: HÒA HỘI Nghĩa tình mùa hạn mặn Dự án cải tạo cầu đi bộ Trần Nhật Duật mới khánh thành góp thêm cho thành phố Hà Nội một không gian nghệ thuật công cộng. Sự đón nhận nồng nhiệt của người dân cho thấy, Hà Nội cần làm đẹp thêm nhiều cây cầu, tạo nên mạng lưới không gian công cộng sinh động. Thắp sáng Hà Nội từ nhiều cây Dự án cầu đi bộ Trần Nhật Duật thu hút đông đảo người dân tham quan ẢNH: TRỌNG TÀI n HÒA HỘI PHÓNG SỰ
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==