KHÔNG CÒN HỒI HỘP CHỜ “ĐẾM LIKE” Sau hơn 2 tháng sử dụng, bạn Trần Thanh Huyền (24 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) nhận thấy, bạn bè xung quanh mình đang chuyển dịch từ “cúng Facebook” sang “cúng Locket”. “Trước khi làm gì hay đi đâu, điều đầu tiên chúng mình nghĩ đến là chụp và chia sẻ trên Locket. Thậm chí, cả nhóm bạn cùng ở một địa điểm trực tiếp với nhau nhưng vẫn phải chụp để “cúng Locket” như một việc hiển nhiên phải làm”, Huyền cho biết. Theo trải nghiệm sử dụng, Huyền nhận thấy, ứng dụng này có tính cá nhân hoá cao và còn giúp củng cố mối quan hệ gia đình, bạn bè thân thiết. “Khi đó, mình không phải lo lắng hay cân nhắc, không sợ bị đánh giá về những nội dung mình chia sẻ. Mình được thoải mái, có sự riêng tư nhất định và sống thật với vòng tròn nhỏ những người bạn thân, gần gũi nhất”, Huyền nói. Nữ sinh nhận thấy, mặc dù đề cao sự riêng tư, nhưng đại đa số bạn trẻ sử dụng ứng dụng này lại có tính cách hướng ngoại. Việc liên tục cập nhật trực tiếp từng giây ở mỗi hoạt động, sự kiện, hay mỗi địa điểm đi qua đã tạo nên thói quen thích được cập nhật cuộc sống của bản thân một cách chân thực. Sử dụng Locket gần 2 năm nay, bạn Phạm Thanh Huyền (24 tuổi)- cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hay cập nhật những món ăn, các quán cà phê đẹp và địa điểm đã đi qua. “Em dùng ứng dụng này vì không có nhu cầu sống ảo hay thể hiện với cộng đồng hoặc tệp người dùng rộng hơn. Đây cũng là nơi khá lý tưởng cho người hướng nội và ở trong vòng tròn giao tiếp của họ”, nữ sinh nói. Đặc biệt, Thanh Huyền nhận thấy cô đã thay đổi được thói quen phải chỉnh sửa ảnh trước khi chia sẻ. Cũng giống như nhiều bạn trẻ khác, trước đây, mỗi khi đăng ảnh lên mạng xã hội, nữ sinh phải “tráng” qua nhiều lớp ứng dụng chỉnh sửa khác nhau mới tự tin chia sẻ. Nhưng giờ, cô không quá bận tâm nhiều, chỉ chụp để cập nhật và không bị suy nghĩ quá mức về nội dung chia sẻ, không thấp thỏm ngồi đếm like như trước. Những tấm hình sau khi được đăng sẽ nằm trong phần lịch sử và có thể xem lại hoặc tạo thành một video tổng hợp vào cuối mỗi tháng. Với bạn Nhâm Thị Kiều Trinh (19 tuổi), hiện là sinh viên Học viện Ngoại giao, Locket là nơi khá an toàn để chia sẻ những khoảnh khắc đời thường so với các nền tảng mạng xã hội khác. “Em dùng Locket như một cuốn album ảnh để ghi lại cuộc sống của mình, tạo ra môi trường lý tưởng để sống thật hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả người dùng sẽ chọn sống thật trên Locket. Và khi có những mối quan hệ không thực sự thân thiết nữa, em cũng không dám xóa kết bạn vì sợ bạn sẽ phát hiện và thấy buồn”, Trinh cho hay. Theo Trinh, mặt trái của việc cập nhật ảnh trực tiếp và thường xuyên cũng dễ tạo thói quen chia sẻ những nội dung không có thông tin, theo kiểu vô tri. Vì thế, đôi khi cộng đồng nhỏ bạn bè sẽ cảm thấy phiền, bị loãng bởi những người “nghiện” cập nhật bản thân. DỄ GÂY NGHIỆN Nhận định về xu hướng sử dụng mạng xã hội kiểu mới, nghiên cứu sinh Văn hoá học Võ Văn Sơn - giảng viên Trường Đại học Tiền Giang cho hay, ứng dụng Locket nổi lên từ năm 2022 và đang hấp dẫn giới trẻ thời gian gần đây. Theo anh Sơn, ứng dụng Locket thu hút chú ý nhờ sự tiện dụng, dù chỉ giới hạn tối đa 20 người tương tác. Theo đó, người dùng chỉ cần chụp ảnh, gửi đi và lập tức xuất hiện trên một cửa sổ nhỏ ở màn hình chính của bạn bè. Đây là công cụ độc đáo để thể hiện sự gần gũi, thân thiết giữa người gửi với người nhận. Đặc biệt, Locket cho phép chia sẻ trong vòng tròn bạn bè giới hạn là một ưu điểm hấp dẫn người trẻ, bởi nó giúp giảm áp lực so sánh, áp lực đồng trang lứa hay áp lực về sự hoàn hảo. “Tuy nhiên, nó cũng rất dễ gây nghiện với giới trẻ hiện nay và lấy mất đi sự tự do, dễ bị ràng buộc cùng với chiếc điện thoại mỗi ngày. Nó có thể khiến bạn bè thấy phiền vì chia sẻ quá nhiều hình ảnh, coi như một hộp thư rác”, anh Sơn nói. Lý giải dưới góc nhìn văn hoá, xã hội học, anh Sơn cho rằng, về bản chất, khi tham gia bất cứ ứng dụng hay nền tảng mạng xã hội nào, người dùng đều có nhu cầu cập nhật hay flex (khoe khéo) bản thân. Khi thấy hình ảnh của bạn bè thường xuyên cập nhật ở nhiều địa điểm hay các hoạt động khác nhau, người dùng dễ bị kích thích, tò mò hoặc có nhu cầu tương tự. “Mỗi khi điện thoại cập nhật với hình ảnh mới từ bạn bè, người dùng có thể cảm thấy hứng thú và có tâm lý luôn mong đợi điều gì đó mới mẻ. Điều này dẫn đến sự lặp lại của hành vi, chẳng hạn như kiểm tra điện thoại để xem ảnh mới và hình thành thói quen của người dùng. Khi hành vi này trở nên tự động, người dùng sẽ cảm thấy khó bỏ qua, sợ bị bỏ lỡ khoảnh khắc của bạn bè trong cuộc sống”, anh Sơn chia sẻ. Ngoài ra, theo anh Sơn, dù Locket giới hạn bạn bè do người dùng quyết định nhưng người trẻ vẫn cần có sự cảnh giác nhất định trước những rủi ro về bảo mật. Bởi nếu bị lộ số điện thoại hoặc mất điện thoại, kẻ xấu có thể lợi dụng để gửi các hình ảnh nhạy cảm, bạo lực nhằm trêu chọc, bắt nạt và lạm dụng thông qua ứng dụng trên. DIỆU NHI Chụp, chia sẻ trạng thái trực tiếp tới số lượng bạn bè giới hạn mà không được qua chỉnh sửa là cách mà ứng dụng Locket - mạng xã hội đang thu hút giới trẻ sử dụng thời gian gần đây. Phạm Thanh Huyền (24 tuổi) - cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đã sử dụng ứng dụng này từ thời điểm mới bắt đầu ra mắt Người trẻ có xu hướng dùng mạng xã hội kiểu mới qua ứng dụng Locket Khi giới trẻ muốn “sống thật” trên thế giới ảo 7 n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 GIỚI TRẺ Cuộc thi do Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Hội đồng Đội T.Ư và báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức dành cho các em học sinh trên cả nước. Lễ tổng kết trao giải cuộc thi diễn ra ngày 8/5, tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư. Sau gần 3 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút hơn 600.000 bài viết và tranh dự thi đến từ học sinh của 51 tỉnh, thành trên cả nước. Ban Giám khảo đã chọn ra 32 giải cá nhân là các em học sinh và 32 giải tập thể là Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố và một số cơ sở Đội để trao giải. Trong đó, giải Nhất cá nhân thể loại viết thuộc về cô học trò vùng cao Vừ Thanh Trúc Vy, dân tộc Mông (lớp 7B, trường PTDTBT THCS Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Giải Nhất thi vẽ tranh thuộc về em Trần Đoan Hậu (lớp 6A, trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Giải Nhất tập thể viết thuộc về trường Tiểu học Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; giải Nhất tập thể Vẽ tranh được tặng cho Hội đồng Đội tỉnh Điện Biên. Tác phẩm đoạt giải Nhất của em Trúc Vy gây ấn tượng đặc biệt với Ban Giám khảo và người xem, bởi sự công phu, tỉ mỉ trình bày trong 80 trang giấy khổ A3. Trúc Vy đã giới thiệu các địa danh, nhân vật lịch sử, di tích nổi tiếng, từ vùng địa đầu Hà Giang đến Mũi Cà Mau - nơi cực Nam của Tổ quốc thông qua bài viết, hình ảnh minh hoạ sinh động. Trúc Vy cho biết, gia đình em thuộc diện hộ nghèo, vì vậy, chưa được bố mẹ cho đi du lịch ở đâu. Chuyến đi chơi xa nhất của em là ở chợ huyện. Dù vậy, em rất thích tìm hiểu về các di tích lịch sử và các địa danh nổi tiếng trên đất nước mình. LƯU TRINH CUỘC THI “HÀNH TRÌNH MÙA XUÂN LÊN RỪNG, XUỐNG BIỂN”: Em Vừ Thanh Trúc Vy, học sinh lớp 7B trường PTDTBT THCS Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, bên tác phẩm đoạt giải Nhất của mình Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển” với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy. Học sinh dân tộc Mông giành giải Nhất Locket (tên đầy đủ là Locket Widget) được tạo ra bởi Matt Moss, sinh viên Đại học UC Santa Barbara (Mỹ). Đây là một tiện ích xuất hiện ngay trên màn hình chính của điện thoại mà không nhất thiết mở ứng dụng ra. Thay vì đăng ảnh lên mạng xã hội, người trẻ sử dụng Locket có thể chia sẻ ảnh trực tiếp những khoảnh khắc đời thường một cách nhanh chóng và riêng tư tới bạn bè. “Mỗi khi điện thoại cập nhật với hình ảnh mới từ bạn bè, người dùng có thể cảm thấy hứng thú và có tâm lý luôn mong đợi điều gì đó mới mẻ. Điều này dẫn đến sự lặp lại của hành vi, chẳng hạn như kiểm tra điện thoại để xem ảnh mới và hình thành thói quen của người dùng. Khi hành vi này trở nên tự động, người dùng sẽ cảm thấy khó bỏ qua, sợ bị bỏ lỡ khoảnh khắc của bạn bè trong cuộc sống”. Anh VÕ VĂN SƠN - giảng viên Trường Đại học Tiền Giang
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==