Tổ chức Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh (VVAW) thông báo về sự ra đi của ông. Romo là điều phối viên quốc gia của tổ chức này trong hơn 4 thập kỷ. Ông Roberto Clack, phát ngôn viên của VVAW, cho biết ông Romo bị đau tim khi đang ở nhà và đã được đưa vào viện, nhưng ông không qua khỏi. Trong thời kỳ đỉnh cao của phong trào phản chiến, ông Romo là người có tiếng nói nổi bật trong số cựu quân nhân đã bác bỏ lý lẽ của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cần thiết và Mỹ có thể thắng. Ông Romo và các cựu chiến binh khác trở thành biểu tượng mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh rộng khắp, cùng với lực lượng sinh viên, các nhóm tôn giáo và những người khác. Tháng 4/1971, ông Romo tổ chức các đoàn xe đưa hàng nghìn cựu chiến binh đến Washington để phản đối chiến tranh, gọi là Chiến dịch Dewey Canyon III, được đặt theo tên của hai chiến dịch quân sự của Mỹ nhằm tấn công các căn cứ ở miền Bắc Việt Nam. Các cựu binh cắm trại ở công viên National Mall, tham dự nhiều phiên điều trần tại Thượng viện và tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington, bên ngoài Tòa án Tối cao và Lầu Năm Góc. Ngày 23/4/1971, ông Romo cùng hàng trăm cựu binh vứt huân chương, huy chương, giấy tờ và kỷ vật chiến tranh trên bậc thềm Điện Capitol. Đứng cạnh ông Romo khi đó là cựu trung úy Hải quân John F. Kerry, người cũng là lãnh đạo VVAW. “Tôi không làm điều này vì bất kỳ lý do bạo lực nào mà vì hòa bình và công lý, đồng thời cố gắng làm cho đất nước này thức tỉnh một lần và mãi mãi”, ông Kerry phát biểu khi đó. Ông Kerry sau này trở thành ngoại trưởng Mỹ. Sau khi ông Romo và nhiều cựu binh rời Washington, hàng loạt phong trào phản chiến rộng khắp làm tê liệt thủ đô ngày 1/5/1971. Hơn 7.000 người bị bắt trong đợt biểu tình được đánh giá là phong trào xuống đường lớn nhất trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam. Cảnh các huân chương, huy chương của cựu binh lăn lóc trên bậc thềm Điện Capitol trở thành một trong những khoảnh khắc mang tính quyết định của chiến dịch biểu tình kéo dài nhiều tuần, trong bối cảnh dư luận ngày càng chất vấn nhiều hơn về thời gian Mỹ tham chiến cũng như chi phí mà nước này phải bỏ ra. Bốn năm sau, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Mỹ chấp nhận rút quân và hai miền của Việt Nam thống nhất. Trong một bài viết năm 1988, ông Romo nhìn lại cuộc biểu tình ở Điện Capitol. Ông nói rằng ông vẫn thấy “những suy nghĩ đau đớn và giận dữ ngập tràn tâm trí”, khiến ông nhớ đến cái chết của cháu trai Bob Romo năm 1968. Ông thường kể lại cái chết của cháu ông ở Việt Nam. Đối với ông Romo, đó là khoảnh khắc thay đổi cuộc đời mình, biến ông từ một người háo hức nhập ngũ thành người đi đầu trong phong trào phản chiến. BÌNH GIANG (theo Washington Post) 12 QUỐC TẾ n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 Barry Romo, cựu sĩ quan quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, sau này trở thành người tổ chức phong trào phản chiến hàng đầu, vừa qua đời ở tuổi 76. Cựu binh Mỹ đi đầu phản đối chiến tranh Việt Nam qua đời Ngày 8/5, Nga cảnh báo Pháp rằng, nếu Tổng thống Emmanuel Macron đưa quân đến Ukraine, lực lượng Pháp sẽ trở thành mục tiêu chính đáng của quân đội Nga. Tháng 2 năm nay, Tổng thống Pháp Macron gây tranh cãi khi nói rằng ông không loại trừ khả năng đưa bộ binh đến Ukraine trong tương lai. Nhà lãnh đạo Pháp cảnh báo nếu Nga thắng ở Ukraine, uy tín của châu Âu sẽ giảm xuống bằng 0. “Điều đặc biệt là chính ông Macron giải thích lập luận này với mong muốn tạo ra ‘bất ổn chiến lược’ nào đó cho Nga. Chúng tôi phải làm ông ta thất vọng. Đối với chúng tôi, tình hình có vẻ chắc chắn hơn”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên. “Nếu người Pháp xuất hiện ở vùng xung đột, không thể tránh khỏi việc họ sẽ trở thành mục tiêu của các lực lượng vũ trang Nga. Tôi thấy có vẻ Paris đã có bằng chứng về điều này”, bà Zakharova nói. Đại diện Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Mátxcơva đã thấy một số lượng ngày càng nhiều công dân Pháp trong số những người mất mạng ở Ukraine. Đầu tuần này, Nga thông báo tập trận triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật sau khi nhận thấy cái mà họ gọi là lời đe dọa từ Pháp, Anh và Mỹ. Trước đó, bà Zakharova nói với hãng thông tấn Tass rằng, Nga có quyền tấn công các cơ sở của Anh ở Ukraine và bên ngoài, nếu lời đe dọa của London rằng Kiev có thể tấn công vào đất của Nga bằng vũ khí của Anh trở thành hiện thực. “Nếu kịch bản như vậy xảy ra, Nga bảo lưu quyền đáp trả tương ứng vào các cơ sở quân sự, vũ khí… của Anh ở Ukraine và bên ngoài”, bà nói. BÌNH GIANG (theo Reuters, Tass) Mỹ tạm dừng đưa bom tới Israel Theo một quan chức Mỹ, Washington đã tạm dừng vận chuyển bom tới Israel trong bối cảnh lo ngại về khả năng Tel Aviv sử dụng chúng trong cuộc tấn công thành phố Rafah ở Dải Gaza. Lô hàng bị giữ lại vào tuần trước bao gồm 1.800 quả bom nặng 907kg và 1.700 quả bom nặng 227kg. Vị quan chức này nói: “Chúng tôi đặc biệt tập trung vào mục đích sử dụng cuối cùng của những quả bom nặng 907kg và tác động mà chúng có thể gây ra trong các khu đô thị đông đúc như chúng tôi đã thấy ở các khu vực khác của Gaza”. Bộ trưởng Quốc phòng Israel hôm qua cho biết chiến dịch quân sự của họ ở Rafah sẽ tiếp tục cho đến khi Hamas bị loại khỏi thành phố này và “toàn bộ Dải Gaza” hoặc cho đến khi con tin đầu tiên trở về. Các cuộc không kích của Israel đã giết chết 27 người, trong đó có 9 trẻ em, ở Rafah kể từ tối 6/5, các quan chức y tế Gaza thông báo. Ngày 8/5, một nhân viên của Cơ quan Liên Hợp Quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine nói với CNN rằng khoảng 50.000 người đã rời Rafah trong 48 giờ qua sau lệnh sơ tán của Israel. Đàm phán về lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tiếp tục ở Cairo ngày 8/5 các nhà đàm phán của Hamas tới thủ đô Ai Cập. Israel cho biết sẽ cử một phái đoàn đến đánh giá quan điểm của Hamas. THÁI AN (theo CNN) Ông Barry Romo (thứ hai từ trái sang) trong một lần biểu tình phản đối Mỹ tham chiến ở Việt Nam, năm 1970 ẢNH: VVAW Nga tuyên bố sẽ tấn công lính Pháp ở Ukraine Ông Ted Osius, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, khẳng định: “Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường. Họ đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận quy chế chính thức”. Bộ Thương mại Mỹ sẽ nghe lập luận của hai bên trong cuộc điều trần trực tuyến chiều 8/5 tại Washington, như một phần của quá trình đánh giá đến cuối tháng 7. Khi chưa được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường, hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường Mỹ dễ bị áp mức thuế chống bán phá giá cao hơn. “Các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn”, ông Osius nói với Reuters. Bộ Thương mại Mỹ có một bộ tiêu chí để đánh giá các quốc gia có nền kinh tế thị trường hay không. Các tiêu chí bao gồm: khả năng chuyển đổi tiền tệ; mức lương theo kết quả đàm phán giữa người lao động và chủ lao động; cho phép liên doanh hoặc hình thức đầu tư nước ngoài khác… Những tiêu chí khác bao gồm: chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất hay không; chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực, giá và quyết định sản lượng hay không... Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ cũng cân nhắc một số yếu tố khác. Chính quyền Mỹ thường dùng giá của nước thứ ba để tham khảo nhằm xác định giá bán công bằng. Năm nay, Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ đã gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, trong khi thuế áp với tôm tương tự từ Thái Lan chỉ ở mức 5,34%. Thái Lan đã được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường. Quyết định nâng cấp quy chế cho Việt Nam có thể đối mặt với sự phản đối của các nhà sản xuất thép và nuôi tôm Mỹ, cũng như một số nghị sĩ Mỹ, nhưng được các hãng bán lẻ và các nhóm doanh nghiệp khác ủng hộ. Giai đoạn này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cần lôi kéo càng nhiều nhóm cử tri càng tốt trước khi bước vào cuộc bầu cử vào tháng 11, nhất là những công nhân ngành thép ở bang dao động Pennsylvania. Ông Biden gần đây phản đối kế hoạch của hãng thép Nhật Bản Nippon Steel nhằm mua lại hãng thép Mỹ US Steel, đồng thời kêu gọi phải đánh thuế cao hơn với thép nhập khẩu từ Trung Quốc. THU LOAN (theo Reuters) Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam Ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam hay không, Reuters đưa tin. Tổng thống Mỹ Joe Biden ẢNH: REUTERS “Giết chóc có thể chấp nhận được khi bạn bảo vệ ngôi nhà hoặc gia đình mình, nhưng chắc chắn nó không được chấp nhận vì lý do của một số chính trị gia” Cựu chiến binh Mỹ BARRY ROMO
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==