Tiền Phong số 130

13 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 LÃI SUẤT LIÊN NGÂN HÀNG TĂNG VỌT Trong tháng 4, thị trường liên ngân hàng trở nên sôi động khi lãi suất tăng vọt ở các kỳ hạn, cụ thể lãi suất qua đêm từ mức 0.1% cuối tháng 3 leo lên mức đỉnh 4.9% vào ngày 17/4, sau đó hạ nhiệt và duy trì quanh vùng 4.4% trong tuần cuối tháng. Chúng tôi cho rằng lãi suất liên NH tăng mạnh chủ yếu do NHNN đã hút ròng khoảng 58 nghìn tỷ đồng ra khỏi hệ thống trong giai đoạn từ 1/4 đến 3/5, bên cạnh đó cầu tín dụng có xu hướng quay trở lại khi tính đến ngày 29/3, tăng trưởng tín dụng ghi nhận ở mức 1.34%, cao hơn so với 0.26% trước đó vào ngày 25/3. Từ ngày 2/4, NHNN đã bắt đầu bơm ròng trở lại vào hệ thống song song với việc phát hành tín phiếu kỳ hạn 7-14 ngày, lãi suất 4%-4.25%. Tính đến cuối tháng 4, MBS ước tính giá trị tiền ròng vào hệ thống khoảng 145.3 nghìn tỷ đồng, trong đó bao gồm 27 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Ước tính khoảng 57.2 nghìn tỷ đồng tín phiếu sẽ tiếp tục đáo hạn trong tháng 5. Lãi suất đầu vào tăng nhẹ ở một số NHTM quy mô nhỏ. Lãi suất tiết kiệm tại các NHTM có những diễn biến khác nhau trong tháng. Vào ngày 9/4, NHTMCP VCB đã điều chỉnh giảm 0.1% tại các kỳ hạn, cụ thể lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm từ 4.7%/năm còn 4.6%/năm. Hiện tại, lãi suất 12 tháng trung bình của nhóm NHTMCP quốc doanh ở mức 4.7%. Ở chiều ngược lại, đã có thêm một số NHTM điều chỉnh tăng lãi suất huy động trong tháng với mức tăng dao động trong khoảng 0.2%- 0.3%. Lãi suất tiết kiệm các ngân hàng tăng trở lại trong bối cảnh tiền gửi của người dân rút dần ra khỏi hệ thống ngân hàng.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến 25/3, huy động vốn gồm dân cư và tổ chức của các tổ chức tín dụng giảm 0.76% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng gần 1.2%. “Chúng tôi cho rằng lãi suất đầu vào sẽ tăng nhẹ nửa sau năm 2024. Cầu tín dụng sẽ tiếp tục xu hướng tăng lên mạnh hơn từ giữa năm 2024 khi sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm. Dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ quay về mức 5.1%-5.3% trong nửa sau năm 2024”- MBS phân tích. ÁP LỰC LÊN TỶ GIÁ SỚM HẠ NHIỆT Chỉ số USD duy trì vị thế khi FED tiếp tục giữ nguyên lãi suất trước các dữ liệu kinh tế khả quan và lạm phát vẫn chưa hoàn toàn được toàn kiểm soát. Áp lực lạm phát xuất hiện trong bối cảnh một số nguyên liệu như dầu thô, ngũ cốc, cà phê... tăng trở lại cũng làm giảm kỳ vọng về việc giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Trong thông điệp ngày 2/5, FED đã không thể hiện việc thay đổi lập trường chính sách cứng rắn song nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn. Thị trường hiện dự báo cho lần hạ lãi suất đầu tiên xảy ra trong cuộc họp tháng 9 hoặc tháng 12 là tương đương nhau và đều có khoảng 40% khả năng xảy ra, với mức giảm mỗi lần khoảng 0.25% đưa lãi suất về mức 4.75%- 5% vào cuối năm trong trường hợp hai lần giảm lãi suất trong năm. Tỷ giá ổn định sau hàng loạt các biện pháp cân bằng áp lực của NHNN. Trong tháng 4, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp bao gồm: đấu thầu vàng miếng nhằm thu hẹp chênh lệch giá bán trong nước và thế giới, đẩy lãi suất liên ngân hàng nhằm hạn chế các hoạt động carry trade (giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ), đồng thời bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm. Chúng tôi cho rằng nỗ lực mạnh mẽ NHNN đã phần nào giải tỏa tâm lý thị trường cũng như nhu cầu USD giảm nhẹ theo mùa vụ đã giúp tỷ giá ổn định trong tuần cuối của tháng 4. MINH ANH Lãi suất tăng, tỷ giá ổn! Bản tin tiền tệ công ty chứng khoán MB (MBS) vừa đưa ra nhận định về thị trường ngân hàng tuần qua. Theo đó, MBS nhấn mạnh, lãi suất liên ngân hàng tăng vọt phát tín hiệu về cầu thanh khoản tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.100 - 25.300 VND/USD trong quý 2 năm nay và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024. Tính đến cuối tháng 4, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng ở mức 25.415 VND/USD giảm nhẹ 0.1% kể từ đỉnh ngày 23/4, tăng 4.4% kể từ đầu năm. Tỷ giá tự do ở mức 25.735 VND/USD, tỷ giá trung tâm ở 24.261 VND/USD, lần lượt tăng 4.4% và 1.6% so với đầu năm. Nhìn chung, diễn biến của đồng VND vẫn khá tương đồng với các đồng tiền khác trong khu vực: baht Thái (giảm 7.8%), Malaysia riggit (-3.8%), Singapore dollar (-3.4%),... MSB dự báo tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.100 - 25.300 VND/USD trong quý 2 năm nay và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024. XU HƯỚNG HẠ TẦNG CHUNG NGÂN HÀNG MỞ Tại hội thảo “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” trong khuôn khổ sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024 chiều 8/5, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã trình bày trong tham luận “Hạ tầng chung về Ngân hàng mở - nền tảng mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” . Liên quan đến vấn đề phát triển hệ sinh thái số, ông Long, cho biết, ngân hàng mở (Open banking) là mô hình kết nối, xử lý các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) cho phép các bên thứ ba cung cấp dịch vụ (TPPThird-party provider) được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng dựa trên sự chấp thuận của khách hàng. Hiện nay, trên thế giới xu hướng hạ tầng chung về ngân hàng mở ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và công nghệ tài chính mở Konsentus, 68 quốc gia đã hoặc đang phát triển Ngân hàng mở. Tại châu Á, các dịch vụ ngân hàng mở đã phát triển rất mạnh ở Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản… Nhanh chóng bắt nhịp xu thế toàn cầu, tại Việt Nam, các ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba (TPP) thông qua việc sử dụng Open API. Theo đó, từ 2020 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã nhập cuộc phát triển mô hình này: VietinBank, BIDV, OCB, MB…Trong đó, VietinBank đã cho ra mắt ứng dụng VietinBank iConnect từ năm 2019. Theo thống kê, mỗi tháng có trên 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng này. Hay ứng dụng BIDV Open API của ngân hàng BIDV mới được “trình làng” vào ngày 29/11/2023, cung cấp 15 gói API với 04 nhóm dịch vụ được sử dụng nhiều nhất gồm Dịch vụ thanh toán; Dịch vụ thu hộ; Thanh toán trực tuyến; Tiện ích (Thông tin ngân hàng; BIDV QRcode). NAPAS VÀ HẠ TẦNG SỐ THANH TOÁN Tuy nhiên, theo ông Long, hiện các ngân hàng và các TPP đang tự chủ động tìm kiếm, lựa chọn đối tác kết nối phù hợp theo nhu cầu và tương tác trực tiếp để tích hợp, triển khai; đồng thời tùy chỉnh kết nối dựa trên yêu cầu cụ thể và thống nhất giữa 2 bên. “Việc triển khai giữa các bên còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, mỗi ngân hàng phải xây dựng và vận hành tiêu chuẩn, kết nối riêng, tăng chi phí vận hành, tốn kém nguồn lực. Ngân hàng cần thực hiện toàn bộ quy trình triển khai với TPP: từ KYC, onboarding, kết nối kỹ thuật; TPP sử dụng nhiều tiêu chuẩn, kết nối với các ngân hàng. Mỗi kết nối phải rà soát, vận hành các bộ tài liệu pháp lý khác nhau. Ngân hàng mở nhiều kết nối đến TPP và không cùng tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu…”, ông Long chia sẻ. Theo ông Long, hạ tầng chung về ngân hàng mở sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khách hàng sẽ được tối ưu hóa trải nghiệm, tiếp cận nhiều nguồn thông tin và dịch vụ, xử lý các nhu cầu tài chính nhanh, cá nhân hóa dịch vụ, chia sẻ dữ liệu an toàn, nhiều ưu đãi, giảm chi phí. Đối với các ngân hàng và công ty Fintech, hạ tầng chung về Ngân hàng mở sẽ giảm sự phức tạp trong triển khai pháp lý, giảm rủi ro an ninh, tiết kiệm chi phí và nguồn lực, tăng khả năng mở rộng dịch vụ, thêm cơ hội tiếp cận khách hàng, bán chéo sản phẩm dịch vụ…; Về phía cơ quan quản lý, hạ tầng chung về Ngân hàng mở cũng giúp dễ dàng hơn trong giám sát thị trường, thúc đẩy hệ sinh thái số, triển khai chủ trương phát triển kinh tế số, tạo ra nền tảng cho sự phát triển của tài chính mở… NGỌC MAI Từ hạ tầng chung Ngân hàng mở đến hạ tầng số thanh toán Chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang Ngân hàng mở (Open banking), hướng tới cung cấp trải nghiệm tối ưu cho khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh, tính hiệu quả của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trở thành xu hướng của thế giới (Việt Nam bắt đầu quan tâm). “Hiện, NAPAS đang xây dựng hạ tầng số hóa thanh toán để sẵn sàng đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán hiện tại cũng như tương lai. Phát triển các sản phẩm đa kênh, đa phương tiện, hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông công cộng và các nhu cầu khác của thị trường.” Ông NGUYỄN HOÀNG LONG, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS)

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==