PHÁP LUẬT 11 n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 CỤ BÀ CHUYỂN 15 TỶ ĐỒNG QUA 32 GIAO DỊCH Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp người dân bị các đối tượng lừa đảo giả danh cán bộ công an gọi điện thông báo liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền và yêu cầu chuyển tiền để xác minh nhằm chiếm đoạt tài sản. Gần đây nhất, ngày 5/4, bà P., 68 tuổi, trú tại Hà Đông (Hà Nội), nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an. Người này thông báo căn cước công dân của bà có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền. Nếu bà P. không chứng minh được “trong sạch” thì vài ngày nữa sẽ bắt bà. Do lo sợ nên bà P. đã làm theo hướng dẫn của đối tượng và chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định sẵn để xác minh. Bà P. đã thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền 15 tỷ đồng. Đến khi biết mình bị lừa, nạn nhân mới trình báo cơ quan công an. Một chiêu trò lừa đảo khác rộ lên là đối tượng giả danh cán bộ công an gọi điện hướng dẫn cài phần mềm dịch vụ công giả mạo định danh mức độ 2 hoặc cập nhật thông tin cư trú với mục đích chiếm quyền điều khiển điện thoại, đánh cắp mật khẩu tài khoản ngân hàng. Cụ thể, đầu tháng 4/2024, chị C. (SN 1980, ở Hà Nội), nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội), yêu cầu cài đặt định danh mức độ 2. Do bận công việc, nên chị không đến được trụ sở cơ quan công an và đối tượng gợi ý sẽ có cán bộ hỗ trợ, hướng dẫn cài đặt phần mềm dịch vụ công. Sau khi cài đặt phần mềm giả mạo, chị C. đã bị mất quyền điều khiển điện thoại và bị rút mất hơn 200 triệu đồng trong tài khoản. Trao đổi xung quanh các trường hợp trên, một cán bộ Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đang xuất hiện trở lại các đối tượng giả danh cán bộ công an gọi điện cho nạn nhân yêu cầu cài đặt, cập nhật ứng dụng VNeID, dịch vụ công và thông báo liên quan đến các đường dây ma túy, rửa tiền... Vị cán bộ công an khuyến cáo, khi người dân nhận được cuộc gọi có nội dung như trên phải cảnh giác và nghĩ ngay đến các chiêu trò lừa đảo, đồng thời không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào qua điện thoại. Cán bộ công an tuyệt đối không làm việc qua điện thoại, gửi các đường link để cài đặt phần mềm hay yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản. NHIỀU NGƯỜI DÂN VẪN MẤT CẢNH GIÁC Qua các vụ việc xảy ra, Công an TP Hà Nội cho biết, thủ đoạn giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là mới, tuy nhiên nhiều người vẫn mất cảnh giác và sập bẫy. Đa phần các nạn nhân thường là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí. Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Đối với thủ đoạn lừa đảo hướng dẫn cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, đối tượng thường giả danh cán bộ công an gọi điện cho nạn nhân thông báo căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống hoặc phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh. Sau đó, đối tượng gửi đường link ứng dụng dịch vụ công giả mạo để nạn nhân cài đặt. Khi cài đặt phần mềm, đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại nhằm chiếm đoạt. Do đó, cơ quan công an đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất. THANH HÀ Thời gian qua, nhiều nạn nhân tiếp tục bị các đối tượng mạo danh cán bộ công an gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng. Theo cơ quan công an, thủ đoạn lừa đảo trên không mới, tuy nhiên nhiều người dân vẫn mất cảnh giác và sập bẫy do đa phần ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí. Mất tiền tỷ do ít cập nhật thông tin “Hiện cảnh sát khu vực đã “phủ sóng” đến từng hộ gia đình và người dân thông tin và số điện thoại liên lạc, nếu có bất kỳ dấu hiệu lừa đảo nào hãy gọi ngay cho họ để nhận được sự hướng dẫn hoặc nói cho người thân trong gia đình để cùng biết, chia sẻ để phòng ngừa”. Một cán bộ Công an quận Hà Đông (Hà Nội) Chiều 7/5, chị L.T.A (sinh viên 21 tuổi, ngụ quận 7, TPHCM), bất ngờ nhận được cuộc gọi từ số điện thoại +855886223995. Người đàn ông ở đầu dây bên kia tự xưng là cán bộ của viện kiểm sát và cáo buộc chị A. sử dụng tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng V. để rửa tiền bất hợp pháp, vi phạm quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự. Khi chị A. phủ nhận thì người này tiếp tục đe dọa sẽ khởi tố, bắt tạm giam chị. Đối tượng đề nghị chị A. kết bạn qua zalo để trao đổi và gửi “Quyết định phê chuẩn lệnh bắt giữ hình sự của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Theo nội dung quyết định chị A. nhận được qua tài khoản zalo, chị sẽ bị kiểm tra nguồn tài chính và nếu có dấu hiệu vi phạm thì sẽ bị bắt tạm giam 4 tháng. Trong giai đoạn điều tra, xét xử, chị A. không được phát tán, truyền tin, ngôn luận. Nếu chị A. vi phạm thì sẽ bị phạt tù có thời hạn từ 2 - 7 năm và phạt tiền 100 triệu đồng. Đối tượng thậm chí còn gửi giấy chứng nhận là điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mang tên Hồ Đức Anh nhiệm kỳ 2020 - 2025, danh sách 5 người liên quan đến vụ án và đề nghị chị A. chuyển tiền vào số tài khoản 0389876451 mang tên TRAN THI CHI để kiểm tra, nếu không liên quan sẽ hoàn trả lại. Trước những thông tin này, chị A. trở nên bấn loạn. Chị đã chuyển hết số tiền hơn 1,4 triệu đồng đang có vào tài khoản được cung cấp với nội dung “bàn giao kiểm kê”. Chuyển tiền xong, chị A. được đối tượng gửi cho “giấy chứng nhận tài sản” của Cục Quản lý, giám sát ngân hàng. Ít phút sau, chị A. tiếp tục bị các đối tượng gọi điện uy hiếp, yêu cầu chuyển thêm 10 triệu đồng để kiểm tra. Lo sợ bị bắt giam, chị A. vay mượn 10 triệu đồng từ những người bạn và chuyển vào số tài khoản trên với nội dung “tiền vay mượn từ bạn”. Bị các đối tượng liên tục gọi điện thúc ép chuyển thêm tiền, do không thể vay mượn thêm, chị A. thông báo sự việc với gia đình thì mới biết đã bị kẻ gian lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Trước đó, tháng 3/2024, bà L.T.K.E (ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM), nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là thiếu úy Lê Văn Tám, công tác tại Công an TP Đà Nẵng, thông báo bà liên quan đến đường dây rửa tiền, mua bán trái phép chất ma túy và yêu cầu làm theo hướng dẫn của đối tượng. Bà E. đã chuyển hơn 1,1 tỷ đồng vào số tài khoản 0359545300 mang tên TRUONG HONG LINH do đối tượng trên cung cấp. Sau khi chuyển tiền xong, biết mình bị lừa, nạn nhân đã đến cơ quan công an trình báo. Để tránh sập bẫy loại tội phạm trên, đại diện Công an TPHCM khuyến cáo người dân khi nhận được các cuộc gọi của những người tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án, người dân cần yêu cầu gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ đến công an địa phương nơi mình cư trú. Người dân không làm theo hướng dẫn của các đối tượng như cung cấp số tài khoản, mã OTP, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai... “Người dân tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào. Nếu đã chuyển tiền, người dân cần báo cho ngân hàng để phong tỏa ngay số tài khoản thụ hưởng, đồng thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất để xử lý” - đại diện Công an TPHCM lưu ý. HOÀNG THUẬN Thêm nhiều nạn nhân bị “sập bẫy” chiêu cũ do thiếu thông tin Nữ sinh “sập bẫy” kẻ giả danh cán bộ viện kiểm sát Kẻ gian sử dụng văn bản giả mạo để lừa đảo nữ sinh viên ẢNH: H.T Quả bóng vàng sử dụng ma túy Theo nguồn tin của Tiền Phong, Công an thành phố Hà Tĩnh đang tạm giữ 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vì liên quan đến sử dụng trái phép chất ma tuý. 5 người được xác định là cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, gồm: Tiền vệ Đinh Thanh Trung, tiền vệ Nguyễn Trung Học, thủ môn Dương Quang Tuấn, trung vệ Nguyễn Ngọc Thắng và hậu vệ Nguyễn Văn Trường. Những cầu thủ này bị tạm giữ do sử dụng trái phép chất cấm tại một khách sạn ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh hôm 4/5. Đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cũng xác nhận có sự việc trên và cho biết vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ. Trong khi đó phía lãnh đạo CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh chưa nhận thông báo chính thức từ phía cơ quan công an. Chiều 8/5, CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh có trận làm khách trên sân Quy Nhơn của Bình Định ở vòng 17 V-League 20232024. Trận đấu không có mặt của 5 cầu thủ trên. Trong số những cầu thủ bị tạm giữ để điều tra đáng chú ý có tiền vệ Đinh Thanh Trung, Quả Bóng Vàng 2017, từng vô địch V.League cùng năm; Nguyễn Ngọc Thắng - trung vệ trẻ tiềm năng của U23 Việt Nam vừa tham dự vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar; Nguyễn Trung Học là tiền vệ trụ cột có chuyên môn tốt, gắn bó với Hà Tĩnh từ nhiều năm nay, thường xuyên đá chính, một số trận mang băng đội trưởng. HOÀI NAM
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==