Cô gái Việt được ví là 'Thợ săn học bổng' tiết lộ về căn bệnh trầm cảm của phần lớn du học sinh

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Vũ Anh Phương (sinh năm 1996 tại Hà Nội) được nhiều bạn trẻ biết đến với biệt danh “thợ săn học bổng”. Từng là học sinh dốt gần nhất thời cấp 3, nhưng bằng nỗ lực không ngừng nghỉ Anh Phương đã xuất sắc giành học bổng toàn phần bậc Tiến sĩ tại ngôi trường top 8 thế giới, ngoài ra còn được công ty Mỹ mời làm việc với mức lương 2 tỷ đồng/năm.

Du học thay đổi số phận

Trở lại mạng xã hội sau 3 năm tập trung học tập và làm việc. Vũ Anh Phương nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đang và sẽ đi du học.

Trong bài viết trên trang cá nhân của mình, Anh Phương chia sẻ về hành trình đáng ngưỡng mộ từ một học sinh dốt gần nhất lớp chuyên Sinh trường Amsterdam, chỉ đạt 6,5 điểm tiếng Anh cuối kỳ trên lớp trở thành một “thợ săn học bổng” nức tiếng, nhận học bổng toàn phần bậc Tiến sĩ tại ngôi trường top 8 thế giới ngành Nông nghiệp và được mời làm tại một công ty lớn tại Mỹ ở thời điểm hiện tại.

Nhắc lại thời gian là học sinh lớp chuyên Sinh của trường Chuyên Amsterdam Hà Nội, Vũ Anh Phương chia sẻ bản thân là một trong danh sách học sinh có điểm số làng nhàng, không thành tích nổi bật, không đi thi học sinh giỏi. Thậm chí điểm tiếng Anh thi cuối kỳ của Phương chỉ dừng lại ở 6.5 điểm.

Cô gái Việt được ví là 'Thợ săn học bổng' tiết lộ về căn bệnh trầm cảm của phần lớn du học sinh ảnh 1
Vũ Anh Phương (sinh năm 1996, Hà Nội) được nhiều bạn trẻ biết đến với biệt danh “thợ săn học bổng”.

Điều này khiến Anh Phương cảm thấy mặc cảm, tự ti với các bạn. Cô gái Việt cho biết thêm, vào thời điểm 9-10 năm về trước các câu chuyện về Bill Gate bỏ học vẫn trở thành tỷ phú, Steve Job bỏ học để khởi nghiệp và thành công, ông vua cà phê Trung Nguyên không có bằng đại học hay chàng trai/cô gái nọ không học giỏi vẫn đạt thu nhập vài chục triệu mỗi tháng khiến Phương càng cảm thấy việc đi học không có ý nghĩa quá lớn lao.

Suốt những năm cấp 3, Anh Phương chỉ đi học để bố mẹ cảm thấy yên tâm chứ không nhìn thấy tầm quan trọng của việc học.

Tốt nghiệp cấp 3, bạn bè của Phương lựa chọn học y khoa và có đến ⅓ học sinh của lớp đi du học. Nhìn thấy các bạn chia sẻ cuộc sống ở đất nước mới Phương khi ấy đã vô cùng ngưỡng mộ và có chút tiếc nuối. Cô gái không nghĩ rằng việc lơ là việc học hành đã khiến cô mất đi nhiều cơ hội đến vậy.

Khi hiểu được tầm quan trọng của việc học, lúc ấy Anh Phương mới nghiêm túc, nỗ lực không ngừng nghỉ. Bắt đầu từ năm thứ 2 tại Học viện Nông nghiệp, Phương dần dần giành được học bổng ngắn hạn trao đổi sinh viên.

Trong 3 năm, cô gái tiếp tục nhận 10 học bổng, tới 6 nước gồm Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ. Chi phí học tập, sinh hoạt, vé máy bay,… đều được tài trợ 100%.

Chia sẻ về lần đầu tiên được ra nước ngoài, Phương kể đó là lần đến Thái Lan. Đến đây, cô nàng bị choáng ngợp bởi sự khác biệt về văn hoá.

“Mình nhớ mình có cầm trên tay một túi đồ ăn cũ, tới cửa hàng và nhân viên đã chủ động đưa tay ngỏ ý xin túi rác để vứt hộ. Một cử chỉ nhỏ nhưng thể hiện văn hoá ứng xử văn minh, lịch thiệp. Sau này, mỗi lần sang một quốc gia, mình lại học được thêm nhiều điều thú vị về văn hóa”, Phương kể.

Niềm khao khát được sang nước ngoài du học cũng xuất phát từ đây. Tuy nhiên, do gia đình không có điều kiện chi trả học phí đắt đỏ, đồng thời tiếng Anh của Phương vẫn cần được cải thiện nên Phương không có cơ hội học cử nhân ở nước ngoài. May mắn, ở Việt Nam Anh Phương học chương trình tiên tiến nên vẫn được sử dụng sách của UC David của Mỹ.

Trước khi sang Mỹ lần đầu tiên năm 21 tuổi, Phương đã có cơ hội đến nhiều quốc gia bằng học bổng trao đổi sinh viên toàn phần. Nhưng khi Phương được Bộ Ngoại giao Mỹ chọn đi chương trình YSEALI cô mới thay đổi thay đổi nhận thức hoàn toàn, và đây chính là nguồn động lực giúp cô gái Việt quyết tâm phải sang Mỹ học.

“Khi được đến thăm Hawai’i, California và Washington DC, mình đã nhận ra nhiều điều đặc biệt ở Mỹ so với các đất nước khác. Người dân Mỹ cởi mở, tự tin, phóng khoáng và thân thiện, mình cảm thấy phù hợp với tính cách của bản thân”, Phương hào hứng kể lại.

Cô gái Việt được ví là 'Thợ săn học bổng' tiết lộ về căn bệnh trầm cảm của phần lớn du học sinh ảnh 2
Trong 3 năm, cô gái tiếp tục nhận 10 học bổng, tới 6 nước gồm Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ. Chi phí học tập, sinh hoạt, vé máy bay,… đều được tài trợ 100%.

Điều đặc biệt, sinh viên Mỹ thường giỏi toàn diện, nghĩa là không chỉ tập trung vào học giỏi chuyên môn, mà còn có vốn hiểu biết rộng về thể thao, âm nhạc, chính trị,... Điều này giúp Phương có nguồn cảm hứng để học hỏi, được phát triển về giáo dục một cách toàn diện.

Cũng tại xứ sở cờ hoa, Phương gặp được một nửa còn lại của mình. Chính anh cũng là người khiến Phương thay đổi nguyện vọng từ dự định theo học bậc Thạc sĩ sang lên Tiến sĩ để có thể ở lại Mỹ lâu hơn.

Học lên cao, tôi xác định tiếp tục phát triển với ngành Khoa học thực vật, đây là một trong những ngành học phát triển nhất ở Mỹ. Nếu tôi sang Mỹ, tôi được chọn lựa môi trường học tập tốt nhất, có nhiều cơ hội việc làm.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ apply du học Mỹ hệ Tiến sĩ, Anh Phương cho biết cô và gia đình đã trải qua một thời gian dài để chuẩn bị. Phương dành 2-3 năm chỉ để tìm hiểu thông tin về học bổng, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng mềm, cũng như nâng cao thành tích học tập.

Cô gái Việt được ví là 'Thợ săn học bổng' tiết lộ về căn bệnh trầm cảm của phần lớn du học sinh ảnh 3
Anh Phương giành học bổng nghiên cứu sinh tại trường Đại học Purdue với giá trị 6,7 tỷ đồng.

Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng này Anh Phương đã đảm bảo được yêu cầu đầu vào cơ bản như GPA từ 3.2/4 trở lên; sở hữu chứng chỉ TOEFL, GRE/GMAT; có thành tích nghiên cứu khoa học tốt; thể hiện được khả năng lãnh đạo trước hội đồng tuyển sinh.

Thành quả cô gái Việt Anh Phương nhận được là vé vàng trúng tuyển học bổng nghiên cứu sinh tại trường Đại học Purdue (Mỹ) với giá trị 6,7 tỷ đồng cho 4 năm sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tại đây, Phương chọn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học, chương trình Tiến sĩ.

Trầm cảm là căn bệnh chung của du học sinh

Hành trình đến Mỹ du học của Anh Phương không chỉ mở ra một chặng đường mới với nhiều hoài bão, Anh Phương thú nhận cuộc sống ở Mỹ đôi khi cũng không “màu hồng” như cô nghĩ.

Với những thành tích đáng nể cô gái Việt khá tự tin vào bản thân về kinh nghiệm, tài chính, ngôn ngữ và tinh thần. Nhưng trong năm đầu tiên, Phương dần nhận thấy mọi sự chuẩn bị của bản thân là chưa đủ.

Thách thức lớn nhất Anh Phương phải đối mặt là sự thay đổi hoàn toàn về môi trường học tập và việc xung quanh có quá nhiều người xuất sắc.

Phương tâm sự: “Khi học lên bậc Tiến sĩ, đa số mọi người có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm đi làm ở công ty hoặc họ đã học bậc Thạc sĩ. Còn mình lại chỉ mới tốt nghiệp đại học, còn rất non nớt, yếu kém. Ở Việt Nam mình tự tin khi là sinh viên ưu tú, thành tích nổi bật nhưng sang Mỹ, thời gian đầu mình bị chìm nghỉm trong hàng trăm bạn bè ưu tú hơn rất nhiều”.

Ngoài ra, sự khác biệt về môi trường học tập ở Việt Nam và Mỹ quá lớn khiến cô gái bị mông lung và mất định hướng. Nếu như ở Việt Nam, các môn học thường có bài mẫu, hay công thức có thể áp dụng thì tại Mỹ ngay cả bài luận cũng yêu cầu mới 100%, không được tham khảo trên mạng.

Cô gái Việt được ví là 'Thợ săn học bổng' tiết lộ về căn bệnh trầm cảm của phần lớn du học sinh ảnh 4

Cô gái Việt từng bị trầm cảm lâm sàng, phải gặp bác sĩ điều trị tâm lý hàng tuần.

Xuất phát từ những áp lực học tập, không có ai chia sẻ, thấu hiểu khiến Anh Phương rơi vào trầm cảm lâm sàng triền miên suốt hơn 1 năm, phải gặp bác sĩ điều trị tâm lý hàng tuần.

Anh Phương nhớ lại thời gian đó sức khỏe của cô đi xuống, khóc rất nhiều, thậm chí có thời điểm cô khóc 3 ngày liên tục và luôn cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình. Ngay cả với người bạn trai, Phương cũng trở nên dễ cáu gắt, không muốn làm gì, ngay cả việc đi tắm, vệ sinh cá nhân,...

Nhưng sau đó, Anh Phương đã lựa chọn quyết tâm chiến đấu với căn bệnh này bằng cách tự động viên bản thân, dành thời gian chia sẻ nhiều hơn với chồng, kết hợp với điều trị tâm lý để đẩy lùi căn bệnh.

Trong cả quá trình học tập và làm việc tại Mỹ, Phương cho biết đã gặp rất nhiều du học sinh gặp vấn đề về tâm lý, nhất là với các bạn năm nhất. Anh Phương chia sẻ thêm trên thực tế phần lớn các du học sinh đều ít nhiều bị trầm cảm, nhưng các bạn không nói ra hoặc không biết mình đang bị trầm cảm.

Anh Phương nói: “Có thể đến thời điểm hiện tại mình có thể được rất nhiều người ngưỡng mộ, là một “thợ săn học bổng” được nhiều du học sinh biết đến, hình ảnh trên mạng xã hội rất tươi trẻ, yêu đời, lúc nào cũng cười nhưng mình cũng là du học sinh và không ngoại lệ vì mình cũng từng bị trầm cảm”.

Từ kinh nghiệm của bản thân, Phương gửi gắm đến các du học sinh cần quan tâm đến tâm lý của chính mình, bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường cần tìm đến chuyên gia tâm lý để tìm hiểu và chữa trị. Đặc biệt, các bạn hãy luôn giữ tinh thần tự tin và đừng quên vỗ về bản thân: “Những khó khăn đó chỉ là khó khăn ban đầu, khi vượt qua mình sẽ nhanh chóng thích nghi”.

Ngoài ra, về phía gia đình ở Việt Nam phụ huynh nên tránh tạo quá nhiều áp lực lên người con mà hãy lắng nghe con nhiều hơn. Đừng chỉ trích, trách móc con mà nên thấu hiểu năm đầu tiên sang một quốc gia mới với sự thay đổi phương pháp học, môi trường giáo dục, bạn bè, thầy cô là một thử thách rất lớn.

Cô gái Việt được ví là 'Thợ săn học bổng' tiết lộ về căn bệnh trầm cảm của phần lớn du học sinh ảnh 5
Phương cho biết rất sẵn sàng về Việt Nam nếu tìm được công việc phù hợp, có mức đãi ngộ tốt cho cả hai vợ chồng.

Người cha người mẹ cũng nên trở thành một bờ vai để con dựa vào khi mệt mỏi, biết đồng cảm và động viên, khích lệ con hàng ngày. Với Anh Phương, sau khi vượt qua căn bệnh trầm cảm cô gái và gia đình đã dành ra nhiều thời gian trò chuyện chia sẻ và nói lời yêu thương với nhau. Từ đó giúp cho khả năng và hiệu suất làm việc tăng cao rất nhiều.

“Điều mình xúc động nhất trong quá trình ở Mỹ là mình được gắn kết với gia đình, mình trưởng thành hơn rất nhiều. Hiện tại mình đã ở phiên bản mới hơn biết yêu và chấp nhận bản thân, mình được học về chính bản thân.”, Anh Phương nói.

Vượt qua giai đoạn khó khăn về tâm lý, Phương cũng có những sự thay đổi nhất định trong con đường sự nghiệp. Chương trình bậc Tiến sĩ 5 năm nhưng Phương dừng lại ở năm 3 và lấy bằng Thạc sĩ.

Lý do cô gái Việt lựa chọn phương án này bởi trong quá trình làm khóa luận Phương đã may mắn nhận được lời mời phỏng vấn làm việc từ nhiều công ty.

Hiện tại, công việc của Anh Phương là một Associate Scientist, có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của một công ty về Công nghệ sinh học. Công việc chính là nghiên cứu phát triển sản phẩm cây trồng chỉnh sửa gen với mức thu nhập tương đối tốt lên đến 2 tỷ đồng/năm.

Tuy tham gia thị trường lao động từ khá sớm, nhưng Anh Phương cho biết còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Trong 8 tiếng làm việc ở công ty, Phương phải nghiêm túc, tập trung cao độ, thái độ tốt, không xem điện thoại và cần giữ khoảng cách nhất định, thái độ chừng mực với đồng nghiệp.

Phương chia sẻ lại một câu chuyện khiến cô rút ra bài học để đời: “Mình từng vướng vào rắc rối nhỏ do sự khác biệt về văn hoá. Ở Việt Nam, khi nói chuyện, chúng ta thường có thói quen khoác tay hay đập vào vai nhau. Nhưng bên Mỹ, đó là điều tối kỵ.

Khi thấy một đồng nghiệp nữ trạc tuổi mình mặc chiếc áo rất đẹp, tôi đã vỗ vai bạn ấy và ngợi khen. Ngay lập tức, sắc mặt bạn ấy có vẻ không thoải mái và khá giận dữ, mình vội vàng xin lỗi, nhưng 1 tháng sau, bạn ấy vẫn báo cáo hành vi của mình lên cấp trên, cho rằng mình quấy rối tình dục bởi chạm vào cơ thể mà không hỏi trước”.

Ngoài ra, Phương cũng hiểu thêm một số quy tắc ngầm nơi công sở như không kể chuyện riêng tư cá nhân, không nhận xét ngoại hình, tuổi tác, không chia sẻ về thu nhập, tiền lương, mối quan hệ khác,…

Bài viết chia sẻ về hành trình du học của Anh Phương đã trở thành một làn sóng gợi mở nhiều giá trị với các bạn trẻ. Ngoài ra, cô gái cho biết hy vọng thông qua bài đăng sẽ tìm được một số bạn bè và kiến tạo, để Phương có cơ hội giao lưu, học hỏi với những người làm cùng lĩnh vực.

Chia sẻ về dự định tương lai, Phương cho biết rất sẵn sàng về Việt Nam nếu tìm được công việc phù hợp, có mức đãi ngộ tốt cho cả hai vợ chồng. Cô gái Việt cũng bật mí về kế hoạch cùng chồng về nước, dành ít nhất 1 năm gap year để gia đình tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam.

nh: Nhân vt cung cp

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.