Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 khu vực phía Nam: Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch

TPO - Ngày 3/7, Hội nghị Sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030 các tỉnh khu vực phía Nam đã được tổ chức tại thành phố Cần Thơ.

Hội nghị nhằm sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc - gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) từ năm 2021 đến năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023-2025; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030.

Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 khu vực phía Nam: Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch ảnh 1
Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh, khu vực Nam Bộ gồm 13 tỉnh với 308 xã, chiếm khoảng 9% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước. Tuy nhiên chỉ có 8 tỉnh có xã, thôn đặc biệt khó khăn, chiếm khoảng 3,6% tổng số xã đặc biệt khó khăn và 2,7% thôn đặc biệt khó khăn của cả nước với 55 xã và 356 thôn.

Giai đoạn 2021-2023, tổng nguồn vốn đã phân bổ của Chương trình cho khu vực các tỉnh Nam Bộ là hơn 2,277 tỷ đồng, chiếm hơn 5,4% tổng nguồn lực của cả Chương trình.

Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình và sự nỗ lực của các địa phương trong chỉ đạo, điều hành và triển khai Chương trình, đến nay nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay Nam Bộ đang đối mặt với nhiều thách thức tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng ngập mặn, đồng thời ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động của chương trình.

Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 khu vực phía Nam: Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch ảnh 2
Quang cảnh Hội nghị

Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm là những khó khăn, vướng mắc lớn, mang tính nền tảng, đặc thù tác động đến tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I (2021 - 2025) tại các địa phương; nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2024, 2025 để bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cho cả giai đoạn; kiến nghị về cơ chế, chính sách và đặc biệt là những đề nghị điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu và cả nội dung của các dự án, tiểu dự án cho giai đoạn 2024 - 2025 của các địa phương.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn tổ chức đồng thời Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, định hướng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030, nhằm thảo luận việc lồng ghép mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2030 cũng như nội dung, cơ chế triển khai Chương trình giai đoạn 2026-2030.

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực phía Nam có 308 xã, chiếm 8,97% xã được phân định của cả nước tại 13 tỉnh, thành phố, gồm 246 xã khu vực I, 7 xã khu vực II, 55 xã khu vực III; 356 thôn đặc biệt khó khăn, chiếm 2,69% thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước. Dân số của cả khu vực khoảng 17.342.195 người, trong đó có 1.724.068 người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 9,94%. Phần đông người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng không có nhiều điều kiện thuận lợi về phát triển sản xuất nông nghiệp và đối diện nguy cơ cao của tác động biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, hạn hán. Tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số năm 2023 ước giảm bình quân 1,89%.

Trong khu vực có 10 địa phương thực hiện Chương trình bằng nguồn ngân sách Trung ương và 3 địa phương (Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Cần Thơ) thực hiện bằng nguồn ngân sách tự cân đối. Kết quả giải ngân nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2023 thực hiện Chương trình đến ngày 31/5/2023 của 13 địa phương đạt 25,92%; trong đó vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt 22,32%; các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương tự cân đối giải ngân đạt 44,09%. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân cao so với bình quân khu vực và bình quân cả nước là Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Phước, Tây Ninh.

Mặc dù Chương trình mới đưa vào tổ chức tại địa phương chỉ khoảng 1 năm nhưng một số chỉ tiêu ước đến ngày 31/12/2023 hoàn thành, vượt kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, nguồn điện khác phù hợp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Một số chỉ tiêu về con người ở khu vực phía Nam đã đạt và vượt so với khu vực khác như: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề, tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi. Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đồng thời giúp địa phương dành nguồn lực cho mục tiêu khác khó khăn hơn, đòi hỏi mức độ tập trung và thời gian thực hiện dài hơn.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.