Bình yên từ nhà ra đường phố

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiều 7/8, trên 500 tăng ni, Phật tử ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn tề tựu tại Chùa Thành- ngôi chùa thiêng bên sông Kỳ Cùng, trung tâm thành phố Lạng Sơn, để nghe tuyên truyền về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Tại đây, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn đã phổ biến, tuyên truyền về tình hình trật tự An toàn giao thông (ATGT) toàn quốc và tỉnh Lạng Sơn; các biện pháp ATGT, hành vi vi phạm ATGT thường gặp; các biện pháp lái xe an toàn. Các tăng ni, Phật tử còn được xem những đoạn video về tác hại của việc lái xe không an toàn, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại khi đang lái xe…

Bình yên từ nhà ra đường phố ảnh 1

Thiếu tá Dương Hoàng Anh, Phó đội trưởng Phòng CSGT công an tỉnh Lạng Sơn tuyên truyền về trật tự ATGT. Ảnh: Duy Chiến

Bình yên từ nhà ra đường phố ảnh 2

Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh, mỗi tăng ni, phật tử sẽ là một tuyên truyền viên về trật tự ATGT trên địa bàn. Ảnh: Duy Chiến

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn quốc đã xảy ra 4.970 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.865 người, bị thương 3.471 người. Trong 4 tỉnh, thành có số người chết do tai nạn giao thông tăng đến 70% so với cùng kỳ năm 2022, có tỉnh Lạng Sơn. Đây là thực trạng đáng báo động khi còn có nhiều người tham gia giao thông thiếu ý thức, sử dụng rượu bia dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bình yên từ nhà ra đường phố ảnh 3

Chương trình thu hút trên 500 người tham dự, tạo sự lan tỏa tuyên truyền về trật tự ATGT ở xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến

Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn cho biết: trước sự mất mát to lớn về người và của, để lại hậu quả đau thương cho gia đình người bị tai nạn giao thông; Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn nhận thức rõ về trách nhiệm của mình trước tình hình tai nạn giao thông; cần có những hình thức tuyên truyền, vận động tín đồ Phật tử và nhân dân nêu cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT và chính họ cũng là những tuyên truyền viên, nhắc nhở gia đình, người thân nhận thức rõ hơn về hành vi tham gia giao thông để mỗi khi từ nhà ra phố và trở lại ngôi nhà thân yêu của mình an toàn, đầm ấm, thân thiện.

“Thực hiện chương trình ký kết giữa Công an tỉnh Lạng Sơn và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn trong công tác tuyên truyền về đảm bảo trật tự ATGT giai đoạn 2023-2026; chương trình hôm nay là sự khởi đầu trong các chuỗi hoạt động tuyên truyền ATGT. Với trên 500 tăng ni, Phật tử đến dự từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh là sự lan tỏa lớn, góp phần xây dựng cuộc sống của chúng ta ngày càng an toàn, hạnh phúc hơn”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền chia sẻ.

Các tăng ni, phật tử cũng đã chia sẻ, phát biểu cảm nghĩ của mình trước những hiểm họa của tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra hàng ngày và cam kết chung tay, giúp sức đẩy lùi tai nạn giao thông ra khỏi cuộc sống cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TPO - Thời gian qua, các tôn giáo đã xây dựng hàng nghìn mô hình, triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.