Từ điển Gen Z 2023: Đầu năm "flex tới hơi thở cuối cùng", cuối năm vượt "kiếp nạn thứ 82"

HHT - “Đúng nhận, sai cãi”, “Ăn nói xà lơ”, “Kiếp nạn thứ 82”, “flex”... là những cụm từ nổi “rần rần” khắp cõi mạng trong năm 2023 với sự “đu trend” nhiệt tình của Gen Z.

Đúng nhận sai cãi

Đầu năm 2023, trào lưu Đúng nhận sai cãi gây bão khắp cõi mạng. Câu nói này xuất phát từ TikTok với câu nói của TikToker T.H. "bổ quả cau này ra, cô thấy...", "đúng nhận sai cãi cho cô", trở nên viral và tạo thành trend "bổ hoa quả" oanh tạc khắp nơi với hàng loạt kịch bản hài hước.

Clip bắt trend "Đúng nhận, sai cãi" của TikToker Long Chun đã nhận về lượt tương tác khủng chỉ sau vài ngày đăng tải trên TikTok. Nguồn: @longchunchun

Ăn nói xà lơ

“Ăn nói xà lơ” là thành ngữ Gen Z dùng chỉ những người nói điều gì đó "vô tri", thiếu logic. Cụm từ này bắt nguồn từ một đoạn clip livestream bán hàng của 2 mẹ con trên TikTok. Khi con gái nói những lời không hay, người mẹ đã nhanh chóng chấn chỉnh: “Ăn nói xà lơ, sao con nói vậy?” với ngữ điệu hài hước.

"Ăn nói xà lơ" nổi rần rần trên mạng xã hội trong một thời gian dài. Nguồn: @_callme.tuananh_

“Gwenchana” - Tôi ổn

Gwenchana là phiên âm của một cụm từ trong tiếng Hàn, được dịch sang tiếng Việt là “Không sao đâu” hoặc “Tôi ổn”. Gwenchana bắt đầu viral trên "Tóp Tóp" khi một TikToker người Malaysia quay cảnh mình vừa khóc vừa liên tục nói cụm từ này trên nền nhạc Melody of Memories. Clip này đã thu hút được hơn hàng triệu lượt xem và trở thành "bản mẫu" được nhiều người dùng "học hỏi".

Clip viral của TikToker người Malaysia đã tạo nên hot trend "Gwenchana", được nhiều teen hưởng ứng. Nguồn: @grprm._

Mặc dù mang nghĩa “Tôi ổn” nhưng khi dùng Gwenchana, cư dân mạng thường thể hiện hoàn cảnh và sắc thái buồn bã, cam chịu với biểu cảm “không ổn lắm đâu”, tạo ra tình thế đối lập, hài hước.

Kiếp nạn thứ 82

"Kiếp nạn thứ 82" hay "kiếp nạn" cũng là cụm từ được nhiều Gen Z sử dụng trong năm 2023. Cụm từ này gợi liên tưởng đến bộ phim kinh điển Tây Du Ký khi thầy trò Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn để thỉnh chân kinh. Tưởng vượt qua 81 kiếp nạn là sẽ thành công nhưng thực tế "kiếp nạn thứ 82" vẫn còn đó khiến nhiều người không lường trước được.

Từ điển Gen Z 2023: Đầu năm "flex tới hơi thở cuối cùng", cuối năm vượt "kiếp nạn thứ 82" ảnh 1

Câu nói này nhanh chóng trở thành câu cửa miệng của nhiều Gen Z.

“Mãi mận, mãi keo”

“Mãi mận, mãi keo” bắt nguồn từ cụm “mãi mặn mà”. “Mãi keo” là từ ghép do giới trẻ biến tấu, trong đó keo là chất kết dính. Nghĩa của cụm từ “mãi keo” là dính mãi vào nhau, thân thiết nhau không tách rời trường tồn theo thời gian. “Mãi mận, mãi keo” trong ngôn ngữ mạng năm 2023 có nghĩa là giữ mãi tình cảm gắn bó không thể tách rời. Đây là cụm từ được giới trẻ thường sử dụng để thể hiện mối quan hệ keo sơn thắm thiết, tình yêu gắn bó không bao giờ xa rời.

Ngoài ra, "mãi mận, mãi keo" còn được dùng như một từ cảm thán của giới trẻ khi thấy thích thú với visual của ai đó, với hiện tượng thú vị, hài hước...

Flex - Trào lưu flexing

Flex và trào lưu flexing phổ biến bắt đầu cũng từ việc các rapper sử dụng từ này trong bài hát của họ. Trào lưu “flex” làm dậy sóng mạng xã hội khi nhóm “Flex đến hơi thở cuối cùng” được lập ra để mọi người có thể khoe khéo thành tích đáng tự hào mà mình từng đạt được. Không chỉ các bạn trẻ tài năng, nhiều người nổi tiếng cũng thi nhau “đu trend” ở phạm vi trong ngoài nhóm.

Từ điển Gen Z 2023: Đầu năm "flex tới hơi thở cuối cùng", cuối năm vượt "kiếp nạn thứ 82" ảnh 2

Nhiều bạn trẻ và người nổi tiếng cũng thi nhau "đu trend" flex. - Ảnh: Nguyễn Lâm Thảo Tâm

Từ điển Gen Z 2023: Đầu năm "flex tới hơi thở cuối cùng", cuối năm vượt "kiếp nạn thứ 82" ảnh 6
Tin liên quan