Tin vui: Nhiều “ứng cử viên” vắc-xin COVID-19 sắp về đích, tháng 10 sẽ có vắc-xin?

HHT - Trước thông tin về liên tiếp những ca bệnh và nghi nhiễm COVID-19 mới xuất hiện trở lại tại các thành phố lớn của nước ta, điều tất cả mọi người đều quan tâm lúc này là: "Khi nào sẽ có vắc-xin?". Thực tế, các công ty dược lớn trên thế giới cũng đang bám đuổi nhau sát nút trong công cuộc thử nghiệm và sản xuất vắc-xin.

Công ty dược Pfizer Inc. của Mỹ, phối hợp với công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức là đội ngũ đang nổi bật trong cuộc đua vắc-xin COVID-19 trên thế giới. Họ bám sát gót Moderna Therapeutics (Mỹ) và tuyên bố rằng “ứng cử viên”  vắc-xin của mình - tạm thời tên là BNT162b2 - đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm thứ II/III.

Theo Pfizer, vắc-xin sẽ được thử nghiệm trên khoảng 30.000 người, tương tự với con số tình nguyện viên mà Moderna đang nhắm tới cho loại vắc-xin của họ. Việc thử nghiệm độ an toàn và hiệu quả của vắc-xin sẽ được thực hiện trên những người ở tuổi 18 đến 85, không chỉ ở Mỹ mà ở 120 địa điểm trên toàn cầu, như ở Brazil, Đức, Argentina.

Tin vui: Nhiều “ứng cử viên” vắc-xin COVID-19 sắp về đích, tháng 10 sẽ có vắc-xin? ảnh 1

Các "ông lớn" như Pfizer và BioNTech hay Moderna đều đã sắp hoàn thành việc thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trên người. Ảnh: Hans Pennink/AP.

Nếu việc thử nghiệm tiếp tục cho thấy tính hiệu quả của vắc-xin COVID-19, thì Pfizer và BioNTech sẽ đề nghị được duyệt vắc-xin, sớm nhất vào tháng 10 năm nay.

Nếu vắc-xin được duyệt, Pfizer và BioNTech sẽ cung cấp 100 triệu liều vào cuối năm 2020 và khoảng 1,3 tỷ liều trong năm 2021.

Trong khi đó, các “ứng cử viên” vắc-xin khác được phát triển bởi các công ty Ấn Độ, liên kết với các trường đại học hoặc công ty dược của Mỹ và Úc, cũng đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người. Trong đó, một số loại có chiến lược tương tự nhau là đưa virus sống nhưng bất hoạt vào cơ thể người để kích thích phản ứng miễn dịch. Biocon, công ty dược lớn nhất Ấn Độ, đang thử nghiệm 2 loại vắc-xin COVID-19, hy vọng rằng loại có triển vọng hơn sẽ có mặt trên thị trường sau 6 tháng nữa, tức là vào khoảng tháng 1/2021.

Tin vui: Nhiều “ứng cử viên” vắc-xin COVID-19 sắp về đích, tháng 10 sẽ có vắc-xin? ảnh 2

Biocon hy vọng sẽ đưa vắc-xin COVID-19 ra thị trường sau 6 tháng nữa.

Còn Học viện nghiên cứu virus Vector (ở Siberia) thì đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trên người. Họ tiêm cho 5 tình nguyện viên một liều vào hôm 27/7. Đến nay, những người này vẫn khỏe mạnh. Những tình nguyện viên tiếp theo sẽ được tiêm vào ngày mai, 30/7.

Gần 200 loại vắc-xin COVID-19 đang được phát triển trên khắp thế giới trong nỗ lực chặn đứng đại dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 4 loại đang được thử nghiệm trên người ở giai đoạn III tức giai đoạn cuối, bao gồm 3 loại ở Trung Quốc và một ở Anh.

Tin vui: Nhiều “ứng cử viên” vắc-xin COVID-19 sắp về đích, tháng 10 sẽ có vắc-xin? ảnh 3

Một tình nguyện viên được tiêm vắc-xin COVID-19 để thử nghiệm. Ảnh: Ted S. Warren/Associated Press.

Về giá vắc-xin, Pfizer cho biết sẽ KHÔNG bán vắc-xin cho các nước phát triển khác ở mức giá rẻ hơn mức giá tại Mỹ, nếu các quốc gia đó mua số lượng tương tự.

Tin vui: Nhiều “ứng cử viên” vắc-xin COVID-19 sắp về đích, tháng 10 sẽ có vắc-xin? ảnh 4
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Tween Tiểu học Đoàn Thị Điểm nhập vai trong Ngày hội Đổi sách - Đọc sách
Hà Nội: Tween Tiểu học Đoàn Thị Điểm nhập vai trong Ngày hội Đổi sách - Đọc sách
HHT - Như một sự kiện thường niên, "Ngày hội Đổi sách - Đọc sách" của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) vừa trở lại với đầy ắp niềm vui. Tween không chỉ được trao đổi, đọc những cuốn sách hay, mà còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ - nơi các bạn học sinh hóa thân, làm sống dậy các nhân vật nổi tiếng trong sách.
Lần đầu tiên ghi nhận con đười ươi nhai lá thuốc đắp lên vết thương để tự chữa lành
Lần đầu tiên ghi nhận con đười ươi nhai lá thuốc đắp lên vết thương để tự chữa lành
HHT - Một con đười ươi đã được quan sát thấy là biết nhai loại lá vốn có thể chữa bệnh và tự đắp lên vết thương hở của chính nó. Đây là bằng chứng mới nhất về trí thông minh của loài đười ươi, cũng như khả năng tự tìm cách chữa bệnh của động vật - điều rất tuyệt vời của thế giới tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

HHT - Tại Indonesia gần đây có nhiều lần núi lửa phun trào rất mạnh, trong đó lần gần nhất là vụ phun trào của núi Ruang vào ngày 30/4. Đến nay, khí sulfur dioxide (SO2) do vụ phun trào này đã theo chiều gió lan rộng sang Malaysia và đến sát miền Nam nước ta. Vậy khí này có thể gây những ảnh hưởng gì?