Thi tốt nghiệp THPT 2025: Chuyên gia nói gì về định hướng chọn ngành?

0:00 / 0:00
0:00
Mới đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đang đến gần với hàng loạt thay đổi về cấu trúc đề thi, số lượng môn thi. Đặc biệt, trong quy chế tuyển sinh đại học 2025, Bộ GD & ĐT chính thức loại bỏ phương thức xét tuyển sớm.

Học sinh loay hoay trước kỳ thi

Lần đầu tiên áp dụng Chương trình GDPT 2018, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 yêu cầu học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn có khả năng tư duy, phân tích và vận dụng vào thực tế. Việc bỏ xét tuyển sớm cũng khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái lo lắng khi phải đợi kết quả thi mới có thể xét tuyển vào các trường. Không còn "lối đi an toàn", các thí sinh buộc phải dồn toàn bộ sức lực cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đầy cạnh tranh.

Nguyễn Khánh Linh, học sinh Lớp 12D3, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội chia sẻ: "Em thực sự lo lắng vì chưa quen với dạng đề mới. Bên cạnh đó, em cũng không thể xét tuyển sớm vào các trường như dự định. Chính vì vậy, em càng phải ôn tập kỹ, làm nhiều dạng đề tham khảo để có thể đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới”.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Chuyên gia nói gì về định hướng chọn ngành? ảnh 1

Trước đây, xét tuyển sớm được xem là “lối tắt” giúp nhiều thí sinh giảm bớt áp lực từ các kỳ thi căng thẳng. Ảnh minh hoạ

Không chỉ áp lực về kỳ thi, việc lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và xu hướng thị trường lao động cũng trở thành nỗi lo lớn đối với nhiều học sinh lớp 12. Hoàng Quang Vinh, học sinh lớp 12V3, Trường THCS và THPT Việt Úc Hà Nội, bày tỏ sự băn khoăn khi chứng kiến thực trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng vẫn chật vật tìm việc làm. "Hiện tại, em thấy các anh chị ra trường không có việc làm rất nhiều nên em rất lo lắng khi phải quyết định ngành học của mình. Em không biết điểm chuẩn năm nay sẽ biến động ra sao, liệu ngành mình thích có còn cơ hội hay không, hay rồi cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp sau tốt nghiệp", Vinh chia sẻ.

Thay vì chỉ tập trung vào những ngành "hot" hay chạy theo những trường có danh tiếng, Vinh cho hay, em chủ động tìm hiểu về các mô hình đào tạo gắn với thực tế, những trường có thể học được kỹ năng nghề nghiệp và đảm bảo cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

Chuyên gia nói gì về định hướng chọn ngành?

Theo Ông Trần Anh Tuấn - Chuyên gia Dự báo nhân lực - Phó chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP HCM, việc lựa chọn ngành học hiện nay không chỉ dựa vào sở thích mà cần cân nhắc đến xu hướng phát triển của thị trường lao động.

"Kỳ thi năm 2025 đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách đánh giá học sinh. Để thích ứng với sự thay đổi này, trước hết, các em cần thay đổi tư duy học tập. Không thể học thuộc lòng như trước mà cần rèn luyện khả năng phân tích, giải quyết vấn đề. Luyện đề cũng cần có chiến lược, làm quen với các dạng bài tình huống, tư duy logic. Ngoài ra, việc lựa chọn các ngành nghề phù hợp cũng rất quan trọng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Chuyên gia nói gì về định hướng chọn ngành? ảnh 2

Ông Trần Anh Tuấn hiện đang là Chuyên gia Dự báo nhân lực, đồng thời đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP HCM

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP HCM cũng cho rằng, ngoài con đường đại học truyền thống, các bạn trẻ cũng nên cân nhắc các mô hình đào tạo thực tế, đào tạo chuyên sâu về nghề để đảm bảo công việc tương lai.

Chuyên gia nhận định: “Doanh nghiệp hiện nay không chỉ tìm kiếm ứng viên có bằng cấp, mà quan trọng hơn là khả năng làm việc thực tế. Những chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn, có sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên ra trường có thể làm việc ngay mà không mất thời gian đào tạo lại”.

Đào tạo qua thực hành – Mô hình lên ngôi năm 2025

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng khắt khe, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu cân nhắc lựa chọn môi trường đào tạo thực tế, nơi không chỉ cung cấp kiến thức mà còn đảm bảo cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Một trong những mô hình thu hút sự quan tâm lớn hiện nay là mô hình đào tạo thực hành gắn kết doanh nghiệp tại Trường Cao đẳng FPT Polytechnic.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Chuyên gia nói gì về định hướng chọn ngành? ảnh 3

Sinh viên bộ môn Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn thực hành nghiệp vụ

Với triết lý "Thực học – Thực nghiệp", FPT Polytechnic tập trung vào việc trang bị kỹ năng thực tế thông qua các dự án doanh nghiệp, mô hình học tập theo phương pháp Project-based Learning (học qua dự án thật).

Chia sẻ về xu hướng tuyển dụng hiện nay, ông Lê Quốc Nam – Trưởng Ban Tuyển sinh, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cho rằng, nhu cầu doanh nghiệp đang có sự thay đổi rõ rệt, buộc các cơ sở đào tạo phải điều chỉnh chương trình giảng dạy để đáp ứng nhu cầu thực tế.

“Hiện nay, nhà tuyển dụng không còn quá coi trọng bằng cấp mà tập trung vào kỹ năng thực tế, khả năng thích nghi và làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Để đáp ứng xu hướng thị trường lao động, FPT Polytechnic đã mở rộng đào tạo với nhiều ngành nghề hấp dẫn như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn, Công nghệ Chip & Bán dẫn, Dược… giúp sinh viên có thêm nhiều lựa chọn và mở rộng cơ hội việc làm phong phú trong các lĩnh vực”, Ông Nam cho biết.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Chuyên gia nói gì về định hướng chọn ngành? ảnh 4

Theo số liệu từ bộ phận Quan hệ doanh nghiệp của trường Cao đẳng FPT Polytechnic, 97,7% sinh viên có việc làm trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp, với mức lương cạnh tranh.

Thông qua các hoạt động tuyển dụng, phỏng vấn trực tiếp và kết nối với nhà tuyển dụng mỗi năm, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã giúp hàng nghìn sinh viên đã tìm được công việc phù hợp. Đây cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho những bạn trẻ muốn rút ngắn khoảng cách từ ghế nhà trường đến môi trường doanh nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm bền vững trong tương lai”, ông Lê Quốc Nam nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
'Cặp đôi trăm tỷ' của làng điện ảnh Việt hé lộ hình ảnh phim kinh dị mới gây tò mò
'Cặp đôi trăm tỷ' của làng điện ảnh Việt hé lộ hình ảnh phim kinh dị mới gây tò mò
SVVN - Đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân, bộ đôi làm phim kinh dị bền bỉ của Việt Nam chính thức hé lộ dự án phim thứ bảy, mang tên 'Dưới đáy hồ'. Những hình ảnh đầu tiên của bộ phim ngay lập tức dấy lên sự tò mò mạnh mẽ về một truyền thuyết hồ tử thần, vốn là nỗi ám ảnh thường hiện diện trong một bộ phận cộng đồng sinh viên nội trú.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Đồng Nai từng làm 3 công việc một ngày để có thể đến giảng đường

Nữ sinh Đồng Nai từng làm 3 công việc một ngày để có thể đến giảng đường

SVVN - Vượt qua nghịch cảnh, Phan Ngọc Thùy Trang (trường ĐH Lạc Hồng), cô gái đầy nghị lực – đã biến khó khăn thành động lực để theo đuổi giấc mơ đại học. Từng tự lập tài chính từ khi học THPT, đối mặt với giai đoạn bảo lưu vì đại dịch COVID-19, Trang vẫn kiên trì vươn lên bằng sự bền bỉ và quyết tâm. Hành trình ấy không chỉ giúp cô khẳng định bản thân mà còn lan tỏa tinh thần tích cực đến cộng đồng.
Kỳ thi Đánh giá năng lực HSA 2025: Điểm số tăng vọt, cuộc đua vào đại học ngày càng khốc liệt

Kỳ thi Đánh giá năng lực HSA 2025: Điểm số tăng vọt, cuộc đua vào đại học ngày càng khốc liệt

SVVN - Kỳ thi Đánh giá năng lực HSA 2025 vừa khởi động đã lập tức thu hút sự quan tâm của hàng chục nghìn thí sinh trên cả nước. Phổ điểm tháng 3 ghi nhận mức tăng đáng kể, kéo theo dự báo điểm chuẩn xét tuyển cũng sẽ cao hơn. Với hơn 90.000 thí sinh đăng ký và tỷ lệ cạnh tranh ngày càng gay gắt, liệu bạn đã sẵn sàng cho cuộc đua cam go này.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Đẩy mạnh hợp tác giáo dục, mở rộng tương lai

Việt Nam - Hoa Kỳ: Đẩy mạnh hợp tác giáo dục, mở rộng tương lai

SVVN - Ngày 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đón đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu Hoa Kỳ đang tham dự Chương trình Đối tác Học thuật Quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam. Cuộc gặp gỡ thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với giáo dục và mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng giữa hai quốc gia.
Trường ra thông báo khẩn cấp khi sinh viên nhận ‘Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản’ giả mạo

Trường ra thông báo khẩn cấp khi sinh viên nhận ‘Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản’ giả mạo

SVVN - Cách đây ít ngày, một sinh viên năm thứ nhất của trường ĐH Nguyễn Tất Thành bất ngờ nhận được giấy báo 'Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản' từ người tự xưng là cán bộ Công an TP. Hà Nội. Các thông tin về họ tên, mã số sinh viên, số căn cước công dân… đều trùng khớp, nên khi nhận được văn bản này sinh viên này rất lo lắng.