Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng, việc bỏ điểm trung bình cộng sẽ giúp năng lực của học sinh được phản ánh qua từng môn học, từ đó biết được mỗi bạn có năng lực nổi trội ở môn nào, môn nào cần cố gắng hơn chứ không đánh đồng tất cả trong một con điểm chung chung.

Từ năm học tới, học lực của bạn được đánh giá thế nào?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 22 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT, áp dụng với lớp 6 trong năm học 2021 - 2022, lớp 7 và 10 năm học 2022 - 2023, lớp 8 và 11 năm học 2023 - 2024, lớp 9 và 12 năm học 2024 - 2025. Với các khối lớp còn lại ở những năm học tương ứng, giáo viên vẫn đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 26/2020.

Như vậy, trong năm học tới, teen lớp 6 sẽ được đánh giá theo thông tư 22/2021 còn teen lớp 7 trở lên sẽ được đánh theo thông tư 26/2020. Kể từ năm học 2022 - 2023 thì khóa học sinh vào lớp 6, 7 và lớp 10 sẽ bắt đầu áp dụng cách đánh giá theo thông tư 22/2021 cho tới khi tốt nghiệp THPT.

Ngoài những điểm giống nhau mang tính kế thừa, ví dụ số bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, hình thức đánh giá nhận xét hoặc kết hợp giữa nhận xét và cho điểm, hai thông tư có một số điểm khác nhau cơ bản, cụ thể như sau:

Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào? ảnh 1

Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào? ảnh 2

Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào? ảnh 3

Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào? ảnh 4

Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào? ảnh 5

(Nguồn: Dương Tâm/ VnExpress)

Điểm số bớt quan trọng hơn rất nhiều!

Thay đổi lớn nhất từ cách đánh giá mới theo Thông tư 22/2021 chính là xóa đi áp lực điểm số: Muốn được công nhận học sinh giỏi thì điểm trung bình cộng các môn phải đạt loại giỏi. Điểm trung bình cộng các môn hơn kém nhau 0,1 thôi là học lực đã có thể ở mức xếp loại khác.

Giờ đây, thay vì tập trung vào một điểm số chung mơ hồ đánh đồng khả năng của bạn trên tất cả các lĩnh vực, thầy cô sẽ quan tâm tới năng lực của bạn trong từng môn học cụ thể hơn.

Trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) chỉ ra sự khác biệt lớn nhất khi thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá học sinh trung học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào? ảnh 6

(Ảnh minh họa từ Internet)

Cụ thể, thầy Nguyễn Xuân Thành cho biết: Trước đây, đánh giá điểm trung bình tất cả các môn học thì có hiện tượng là lấy môn nọ bù vào môn kia. Do đó, dẫn tới hiện tượng là có môn ở mức rất cao thậm chí 9,0 - 10, nhưng có thể tới nửa số môn còn lại chỉ ở mức khá. Và khi nhìn vào kết quả trung bình tất cả các môn thì đánh đồng các môn học sinh đều đạt điểm giỏi mà không biết mỗi học sinh có thế mạnh ở những môn nào. Việc bỏ điểm trung bình cộng sẽ giúp nhìn kỹ vào bảng điểm tất cả các môn để biết học sinh đang có năng lực nổi trội ở môn nào, môn nào cần cố gắng hơn chứ không đánh đồng tất cả trong một kết quả chung.

Mục đích của việc đánh giá này vừa để sát thực hơn kết quả học tập của học sinh, vừa giúp điều chỉnh trong quá trình giáo dục, phát huy thế mạnh của từng em cũng như giúp đỡ học sinh chưa đạt được kết quả như mong muốn ở từng mặt.

Thay đổi cách đánh giá học lực: Bỏ điểm trung bình cộng, học sinh được hưởng lợi thế nào? ảnh 8
Theo VnExpress, Thanh Niên
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Tween Tiểu học Đoàn Thị Điểm nhập vai trong Ngày hội Đổi sách - Đọc sách

Hà Nội: Tween Tiểu học Đoàn Thị Điểm nhập vai trong Ngày hội Đổi sách - Đọc sách

HHT - Như một sự kiện thường niên, "Ngày hội Đổi sách - Đọc sách" của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) vừa trở lại với đầy ắp niềm vui. Tween không chỉ được trao đổi, đọc những cuốn sách hay, mà còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ - nơi các bạn học sinh hóa thân, làm sống dậy các nhân vật nổi tiếng trong sách.
Trường Tiểu học Phương Mai kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh

Trường Tiểu học Phương Mai kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh

HHT - Thầy cô và các bạn học sinh của trường Tiểu học Phương Mai (Đống Đa) không chỉ đem tới những màn trình diễn ấn tượng mà còn thực hiện những hành động ấm áp, ý nghĩa. Món quà nhỏ trao cho những thiếu nhi có thành tích xuất sắc cũng trở nên đặc biệt hơn trong ngày kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh.
Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

3 ngày tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc tại tỉnh Điện Biên là niềm vinh dự to lớn của mỗi đại biểu thiếu nhi. Được tới thăm những địa danh, gặp gỡ những nhân chứng làm nên lịch sử hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang lại cảm xúc không thể nào quên với các bạn nhỏ.