Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa

SVVN - Hội nghị khoa học chăn nuôi - thú y toàn quốc lần thứ V vừa được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhiều gian hàng chăn nuôi được giới thiệu, trưng bày trong chương trình, trong đó, hoạt động cưỡi ngựa thu hút sự quan tâm của sinh viên.
Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 1

Tham dự Hội nghị, có: TS Nguyễn Xuân Cường – Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TS Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; GS.TS Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam; TS Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam; GS. TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đại diện các đại sứ quán, nhà khoa học đến đến từ các quốc gia trên thế giới; lãnh đạo, giảng viên, nhà khoa học đến từ các trường đại học đào tạo khối ngành nông, lâm, thuỷ sản, thú y; cán bộ chủ chốt và sinh viên tiêu biểu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 2

Vừa qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học chăn nuôi - thú y toàn quốc lần thứ V (AVS 2023), với chủ đề "Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số". Đây là hoạt động trọng điểm được tổ chức 2 năm một lần bởi Hội Chăn nuôi, Hội Thú y Việt Nam và các trường, viện có đào tạo về chăn nuôi, thú y trên toàn quốc.

Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 3

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: “Ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, đóng góp hơn 25% vào GDP nông nghiệp. Ngành thú y đã khẳng định được vai trò to lớn trong bảo vệ sức khỏe động vật, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi thông qua các chương trình một sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, kiểm tra an toàn thực phẩm…”. GS.TS Nguyễn Thị Lan khẳng định: “Phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu”.

Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 4

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình Hội nghị, TS Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những đóng góp của các trường đại học, cao đẳng trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Thứ trưởng khẳng định: Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, giảng viên… chia sẻ các kết quả nghiên cứu và thảo luận các ý tưởng nghiên cứu mới hướng tới sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi, thú y. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: Chăn nuôi theo hướng khép kín, hữu cơ, tuần hoàn là một đòi hỏi tất yếu.

Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 5

Tham dự phiên khai mạc Hội nghị, quý vị đại biểu, nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên và sinh viên đã được nghe 4 tham luận từ các diễn giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y bao gồm: Chăn nuôi với nông nghiệp tuần hoàn thời kỳ kỷ nguyên số; Chuyển đổi số trong chăn nuôi- xu hướng tất yếu; Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và chất thải sinh học làm thức ăn chăn nuôi và tạo năng lượng sinh học; Quản lý thú y hướng tới sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 6Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 7

Hội nghị có tổng số 179 công trình khoa học, trong đó có 124 công trình khoa học được đăng tải trên Kỷ yếu toàn văn và 55 bài báo đăng trên các Tạp chí KHKT chăn nuôi (25 bài), Tạp chí KHKT Thú y (15 bài), Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (15 bài).

Sinh viên Nông nghiệp trải nghiệm cưỡi ngựa ảnh 8

Trong chương trình Hội nghị, bên cạnh phiên khai mạc họp toàn thể và báo cáo tổng quan, các đại biểu sẽ thảo luận tại các Hội nghị chuyên đề chuyên sâu với chủ đề chính được trao đổi tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam gồm: Khoa học công nghệ về lợn; khoa học công nghệ về gia cầm; Khoa học công nghệ về gia súc nhai lại; Khoa học công nghệ về thú cưng; Khoa học công nghệ về môi trường và chất thải; Khoa học công nghệ về chế biến bảo quản sản phẩm chăn nuôi; Phúc lợi động vật và đạo đức trong nghiên cứu vật nuôi; Bệnh truyền lây giữa người và động vật.

Tin liên quan