Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngày Tết cận kề, sinh viên vẫn phải vật lộn với những cơn “ác mộng” đặc trưng như đặt vé tàu xe, dọn dẹp phòng trọ hay chuẩn bị một tinh thần thép để sẵn sàng đối mặt với cảnh kẹt cứng ở những phiên chợ giáp Tết cùng hàng tá câu hỏi oái oăm mỗi dịp xuân về.

“Cuộc chiến” dọn phòng trọ và tranh giành vé xe không hồi kết

Đối với những sinh viên xa nhà như Bùi Trung Trà (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), trước khi về quê đối mặt với nỗi ám ảnh mang tên dọn nhà đón Tết, chàng trai sẽ phải bắt đầu từ việc dọn dẹp phòng trọ của mình.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 1
Bùi Trung Trà hiện đang là sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Tuy vậy, Trung Trà vẫn lạc quan chia sẻ: “Trước khi về quê thì mình có thói quen dọn dẹp lại phòng trọ. Ui, phải nói rằng dọn phòng trọ là một cái gì đấy rất mệt, nhưng bù lại thì cũng nhờ việc này mà mình tìm được một số đồ kỷ niệm, sách vở bị cất kỹ quá cả năm không nhớ để tìm đến. Chính vì vừa dọn dẹp vừa mải xem những món đồ ấy nên mình mất rất nhiều thời gian. Dù sao thì đây cũng là một bước chạy đà làm quen để tham gia vào cuộc chiến dọn nhà kinh dị hơn ở quê đang đợi mình.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 2

Mỗi năm, ngoài việc dọn phòng thì đặt vé xe Tết cũng là một cơn “ác mộng” không thể không nhắc đến của chàng trai xứ Nghệ. Thế nhưng năm nay Trung Trà đã tìm được giải pháp cho vấn đề này. Nam sinh chia sẻ: “Như mọi năm, mình luôn phải lên kế hoạch rồi đặt vé thật sớm để tránh việc hết chỗ. Ngoài ra, vé xe về Tết lúc nào cũng tăng giá lên khá là đắt. May mắn là năm nay mình được tham gia chương trình Chuyến xe về Tết 2023 do Học viện tổ chức, nên mình không còn lo lắng về những vấn đề này nữa, cảm giác rất là thảnh thơi.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 3

Nhà bao việc nhưng bị kẹt cứng khi đi chợ sắm đồ giáp Tết

Khác với nhiều bạn, Hoàng Xuân Bách (Học viện Ngoại giao) lại đang lo lắng cho viễn cảnh kẹt cứng khi đi chợ sắm Tết.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 4

Hoàng Xuân Bách hiện đang là sinh viên Học viện Ngoại giao.

Chàng trai gốc Hưng Yên bày tỏ: “Vì mình ở khu vực nông thôn nên các địa điểm giao thương bày bán đa dạng các mặt hàng như chợ lớn là ít vô cùng, thường chỉ có một chợ lớn như vậy và tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm của xã. Có thể tưởng tượng nếu vào những ngày rằm, hay mùng 1 đầu tháng, số lượng người dân đi chợ đã gấp đôi ngày thường thì đến những ngày giáp Tết, tứ phương tụ họp với lưu lượng đổ về đây phải gấp 5, thậm chí gấp 6 lần như thế, hỗn tạp người và xe, chiều lên chiều xuống gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Trong khi ấy, số lần gặp phải tình trạng quá tải như thế này trong năm chỉ đếm trên đầu ngón tay nên nhân sự điều phối và cả người dân có nhiều phần bối rối và khó chịu. Thực sự Tết nhất nhà bao việc lại gặp phải cảnh kẹt cứng giữa dòng người và xe như thế, với mình chính là cơn “ác mộng” khủng khiếp.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 5

Rút kinh nghiệm từ các năm trước, Xuân Bách và gia đình dự định sẽ đi chợ Tết sớm hơn để không chạm mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan” kể trên. Thêm vào đó, nam sinh nhận thấy mấy năm trở lại đây diện mạo làng quê cũng có nhiều thay đổi, ngày càng nhiều những mô hình kinh doanh online với giá cả phải chăng nên gia đình Xuân Bách đã có thể sắm sửa các vật dụng, thực phẩm cần thiết qua hình thức mua bán trực tuyến này mà không cần phải chen chúc vất vả ở chợ nhiều như trước.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 6

Chuẩn bị “phao” cho 1000 câu hỏi “Vì sao?”

Một trong những cơn “ác mộng” không muốn đối mặt nhất từ xưa đến nay của các bạn sinh viên, trong đó có Hoàng Thị Phương Thảo (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM), chính là việc gặp gỡ và trả lời những câu hỏi khó của người thân, hàng xóm,... vào mỗi dịp Tết.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 7

Hoàng Thị Phương Thảo hiện đang là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.

Nữ sinh bộc bạch: “Với tính cách hướng nội, mình rất ít khi giao tiếp với nhiều người như vậy. Và để trả lời các câu hỏi ví dụ như: “Con năm nay có người yêu chưa?”, “Chuyện học hành thế nào rồi?”, “Có đi làm thêm không?”,… còn là một điều khó khăn hơn, nên thường là khi được hỏi mình đều chỉ cười cho qua.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 8

Tuy nhiên, năm nay Phương Thảo đã không còn đau đầu để chuẩn bị cho những câu hỏi này nữa, bởi lẽ 2022 vừa qua là một năm mang lại cho nữ sinh nhiều sự thay đổi, đặc biệt là trong giao tiếp xã hội. Phương Thảo chia sẻ: “Việc đối mặt với những câu hỏi khó khi gặp họ hàng trong dịp Tết lần này có lẽ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều với mình. Một phần là do mình đã học được những kinh nghiệm trong giao tiếp, giúp mình tự tin nói nhiều hơn và có cách giao tiếp phù hợp với người lớn tuổi; một phần là mình khá tự hào về những thành tựu mà bản thân đạt được trong năm qua nên mình cũng trở nên tự tin hơn và cảm thấy không có gì phải khó nói cả.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 9

Dù đều có những cơn “ác mộng” của riêng mình nhưng các bạn trẻ luôn đón nhận một cách tích cực và chuẩn bị sẵn sàng để tạm biệt năm cũ, chào đón một năm mới tràn đầy hy vọng. Mong rằng 2023 sẽ mang lại bình an và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình truyền cảm hứng về tư duy cởi mở, đổi mới sáng tạo của nữ sinh Bách khoa

Hành trình truyền cảm hứng về tư duy cởi mở, đổi mới sáng tạo của nữ sinh Bách khoa

SVVN - Nguyễn Thành Thơ là "cô gái vàng" của khoa Quản lý Công nghiệp, trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Nữ sinh GenZ sở hữu bảng thành tích học tập xuất sắc, tích cực tham gia nhiều phong trào với mong muốn truyền thông điệp, trao quyền về sự “sự cởi mở - open-mindness”.
Nữ sinh tài năng mong muốn lan tỏa thông điệp nhân ái tại Chung kết Miss DNC 2024

Nữ sinh tài năng mong muốn lan tỏa thông điệp nhân ái tại Chung kết Miss DNC 2024

SVVN - Nguyễn Thị Nguyệt Thanh (sinh năm 2003) đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành Kế toán, Trường Đại học Nam Cần Thơ. Với sự tự tin, năng động, Nguyệt Thanh đã xuất sắc vượt qua các phần thi và đang chuẩn bị tranh tài để tỏa sáng tại đêm Chung kết Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ (Miss DNC 2024) sắp tới. Dịp lễ 30/4 - 1 /5 này, nữ sinh đã đi tặng những phần cơm cho những hoàn cảnh neo đơn, khó khăn tại Cần Thơ bởi cô quan niệm rằng “cho đi là còn mãi”.
Nữ sinh trường Kinh tế dành tình yêu say mê cho nghệ thuật diễn xuất

Nữ sinh trường Kinh tế dành tình yêu say mê cho nghệ thuật diễn xuất

SVVN - Được nuôi dưỡng ước mơ từ hình tượng của những nhân vật, câu thoại, tình tiết cảm xúc trong các bộ phim, chương trình truyền hình, theo dần năm tháng xây dựng nên ước mơ trở thành diễn viên trong Hà Chi. Đối với cô bạn, nghệ thuật diễn xuất không chỉ đơn giản là việc trở nên nổi tiếng hay được người khác ngưỡng mộ. Mà đó là sự mê đắm vào việc tạo ra những câu chuyện, những nhân vật đầy sức sống, ý nghĩa, tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho người xem và ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống.
Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

SVVN - Phạm Hoàng Yến (24 tuổi) đang theo học chương trình nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Truyền thông tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ và kiên trì theo đuổi ước mơ du học, cô nàng đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần hệ thạc sĩ của Chính phủ Trung Quốc, trúng tuyển trường Đại học top 50 thế giới năm 2024 theo công bố của tổ chức Times Higher Education.
Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

SVVN - Mai Tiến Anh (sinh năm 1998) quê Ninh Bình, đang là sinh viên năm 3, lớp LTYK53B ngành Y khoa, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên. Theo Tiến Anh, lý do chọn ngành là lúc còn nhớ năm học cấp 1, chỉ đơn giản là khi thấy bạn chảy máu đầu dùng tay che vào vết thương nên mình muốn sau này sẽ trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người.
'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

SVVN - Nguyễn Thanh Hoàng (sinh năm 2003) đang là sinh viên song ngành của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Là một sinh viên thường xuyên tham gia các dự án quốc tế và được đi đến nhiều nơi, Thanh Hoàng cho rằng việc học qua trải nghiệm sẽ là cơ hội để bản thân vừa thực hành vừa kiểm chứng những gì đã được học trên trường, lớp.
Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

SVVN - Được tiếp cận và lắng nghe những làn điệu dân ca, làn điệu Chèo của quê hương Hà Nam từ nhỏ, đã nuôi dưỡng trong Trà My một tình yêu dành cho âm nhạc truyền thống. Sinh ra thuộc thế hệ Gen Z năng động và đầy cá tính, Trà My mong muốn được lan tỏa đến các bạn trẻ niềm yêu thích dòng nhạc dân ca, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

SVVN - Lê Trọng Lương, sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương, là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp tuyệt vời giữa Hóa học và đam mê dạy Tiếng Anh. Chàng trai không chỉ chứng tỏ sự xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mà còn có khát vọng truyền đạt kiến thức và lan tỏa niềm đam mê của mình cho người khác.