Show "Vua Tiếng Việt" gây tranh cãi khi giải nghĩa thành ngữ "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Lời giải nghĩa của cố vấn chương trình "Vua Tiếng Việt" với thành ngữ "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" bị nhiều khán giả cho rằng chưa chính xác.

Là một trong những chương trình mới được khán giả yêu thích trên sóng giờ vàng của VTV3, Vua Tiếng Việt không chỉ là chương trình giải trí mà còn được xem là nơi "bổ túc" kiến thức tiếng Việt cho nhiều người. Với format dễ hiểu, các vòng chơi được nâng cấp dần để thử phản xạ và vốn hiểu biết của người chơi, Vua Tiếng Việt nhanh chóng được bàn luận sôi nổi.

Show "Vua Tiếng Việt" gây tranh cãi khi giải nghĩa thành ngữ "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" ảnh 1

Chương trình được đông đảo khán giả quan tâm nên những chi tiết trong Vua Tiếng Việt luôn lọt vào tầm ngắm của người xem. Mới đây, một nội dung trong chương trình khi lên sóng đã khiến cho nhiều người thắc mắc, thậm chí cho rằng ban cố vấn đã giải thích chưa hợp lý.

Cụ thể, trong số phát sóng mới nhất, ở phần thi thứ 3 Xâu Chuỗi, người chơi đã đưa ra đáp án: "Đi về nhà, về nhà hỏi trẻ".

Chia sẻ thêm về câu này, cố vấn của chương trình Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ giải nghĩa rằng: "Đi hỏi già là vế thứ nhất, ý rằng là việc chào hỏi người cao tuổi, kính lễ là điều vô cùng quan trọng. Về nhà hỏi trẻ, trẻ con rất thật thà, về nhà muốn biết điều gì đã xảy ra cứ hỏi trẻ con".

Show "Vua Tiếng Việt" gây tranh cãi khi giải nghĩa thành ngữ "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" ảnh 2

Ngay sau phát biểu này của Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ, một cố vấn khác là Tiến sĩ Đoàn Hương đã lập tức bổ sung: "Đi hỏi già ngoài ý nghĩa kính lễ thì nó còn ý nghĩa là người già thì từng trải và hiểu nhiều nên ra đường hỏi người nhà là chắc chắn nhất, còn về nhà thì trẻ con rất là ngây thơ, có thể "tố" những bí mật chủ nhà muốn giấu".

Show "Vua Tiếng Việt" gây tranh cãi khi giải nghĩa thành ngữ "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" ảnh 3

Chương trình phát sóng, phần giải thích của Tiễn sĩ Đỗ Anh Vũ gây ra nhiều tranh luận. Người xem cho rằng Tiến sĩ này giải nghĩa chưa thực sự chính xác và phần bổ sung của Tiến sĩ Đoàn Hương mới là ý nghĩa thật sự của câu: "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ".

- Anh giám khảo giải thích câu Đi hỏi già.. vế đầu sai rồi nhé. Mà tôi cũng thường nghe Ra đường hỏi già….".

- Đi hỏi già nghĩa là ra đường có gì không biết là hỏi người già mà nhỉ?

- Mình toàn nghe bảo đi hỏi già là người già có gì cũng biết nên cứ hỏi họ, còn về nhà hỏi trẻ là nó thật thà. Chữ hỏi ở đây cùng nghĩa là hỏi han, chứ đâu phải chào hỏi kính lễ.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng lời giải nghĩa của Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ chưa đầy đủ chứ không hẳn là thiếu chính xác. Bạn Nguyễn Thuận cho rằng: "Đi hỏi già cũng có nghĩa là đi thì chào hỏi người lớn đó mọi người!".

Show "Vua Tiếng Việt" gây tranh cãi khi giải nghĩa thành ngữ "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" ảnh 5
MỚI - NÓNG
“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng
“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng
Ngày 26/4, Đoàn đại biểu Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024 do đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư làm trưởng đoàn đã tới thăm khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.