Sẵn sàng làm thêm để trải nghiệm

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sẵn sàng trải nghiệm những công việc làm thêm ngay từ năm thứ nhất đại học, nhiều bạn trẻ đã ‘bỏ túi’ không ít kinh nghiệm thực tế khi đang còn ngồi trên giảng đường.

Trưởng thành hơn từ những lần như thế...

Mặc dù chỉ mới là sinh viên năm thứ nhất, Võ Nguyễn Trà My (ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao) đã thử thách bản thân với nhiều công việc khác nhau liên quan đến ngành học: Tình nguyện viên thiết kế cho một tổ chức, MC kênh TikTok báo Giao Thông, MC song ngữ cho một số sự kiện... Đặc biệt, gần đây, Trà My có đảm nhận vai trò MC cho hoạt động bên lề của SEA Games 31 và 'Hanoi Art Connecting' lần 5... “Việc đi làm sớm đã giúp mình trưởng thành rất nhiều, các công việc mình đảm nhận đều bổ trợ cho chuyên ngành và đúng lĩnh vực mình thích nên việc đi làm giống như trải nghiệm thực tế sau khi tiếp nhận kiến thức ở trường vậy”, Trà My chia sẻ.

Sẵn sàng làm thêm để trải nghiệm ảnh 1
Trà My làm MC tại SEA Games 31 vừa qua.

Trà My vẫn đang là sinh viên năm thứ nhất, đối tác thích sức trẻ và tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo của cô. Thế nhưng, không ít lần khách hàng cũng tỏ ra ngờ vực khi đọc hồ sơ, phải mất một thời gian làm việc, khách hàng mới bắt đầu tin tưởng. Bên cạnh đó, khi đi làm, Trà My phải điều chỉnh phong thái cho chuyên nghiệp, trưởng thành hơn.

Sẵn sàng làm thêm để trải nghiệm ảnh 2
Từng đạt IELTS 7.5 vào cuối năm học lớp 12, Trà My cảm thấy khá tự tin khi đảm nhận vai trò là MC song ngữ.

“Công việc mình chọn vốn dĩ có nhiều phức tạp, khó khăn, đặc biệt là khi mình chỉ mới 18 tuổi. Thế nhưng, mình vẫn luôn cảm thấy biết ơn thầy cô, gia đình và bạn bè đã tạo cơ hội để mình được đi làm, được theo đuổi đam mê và đón nhận nhiều màu sắc hơn trong cuộc sống. Đây là cơ hội không phải ai cũng may mắn nhận được, mình rất trân trọng việc mình đang làm và sẽ nỗ lực thật nhiều để làm tốt hơn nữa”, Trà My bộc bạch.

Những bài học, kinh nghiệm “đắt đỏ”

Được tiếp xúc với nhiều công việc liên quan đến chuyên ngành học, Chế Hoàng Anh Tú (năm cuối, ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) cảm thấy vô cùng hài lòng với tất cả những trải nghiệm của bản thân. Anh Tú cho biết: “Mình đã tiếp xúc với rất nhiều công việc: Cộng tác viên tổ chức sự kiện, hướng dẫn viên tại điểm, cộng tác viên hướng dẫn viên cho các đơn vị lữ hành và các vị trí khác nhau trong khách sạn như buồng phòng, lễ tân khách sạn... Và mình cảm thấy bản thân vẫn hợp nhất với nghề hướng dẫn viên”.

Sẵn sàng làm thêm để trải nghiệm ảnh 3
Anh Tú trên vai trò là hướng dẫn viên du lịch tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Từ khi lên đại học, một câu nói đầu tiên Anh Tú nhận được từ giảng viên: “Đại học tức là tự học” đã tạo động lực cho bản thân anh phải có kế hoạch nghiêm túc với bản thân mình. Đến bây giờ, là sinh viên năm cuối, Anh Tú càng cảm thấy tâm đắc hơn: “Học đại học không chỉ là những kiến thức lý thuyết ở trong giáo trình mà bản thân mình còn phải tự học hỏi ở bên ngoài nữa. Đặc biệt, ở thành phố lớn như thủ đô Hà Nội không khó để mình tìm kiếm những cơ hội cho bản thân”.

Với Anh Tú, việc đi làm sớm đã giúp anh học được nhiều hơn những bài học đôi khi không có trong sách vở; mở rộng được nhiều mối quan hệ cho bản thân, có thêm thu nhập, đủ để sống ở Hà Nội. Đặc biệt, được trải nghiệm qua nhiều công việc khác nhau đã giúp Anh Tú biết bản thân thực sự phù hợp với vị trí nào để có kế hoạch phát triển bản thân theo hướng công việc mà anh thực sự đam mê và yêu thích. “Tuy nhiên, đi làm sớm đôi khi khiến mình cảm thấy khá mệt mỏi, áp lực công việc dồn nén, nhiều khi bị mất phương hướng trong cuộc sống”, Anh Tú chia sẻ thêm.

Sẵn sàng làm thêm để trải nghiệm ảnh 4
Anh Tú trải nghiệm nhiều vị trí công việc khác nhau.

Với đặc thù ngành học mang tính thời sự, phải luôn không ngừng trau dồi kiến thức, cập nhật tin tức... Danh Thị Cẩm Quyên (ngành Báo chí, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) đã sớm nhận thức được những khối kiến thức mình phải học hỏi, không ngừng cố gắng, nỗ lực hằng ngày: “Hiện nay, Báo chí vẫn là một trong những ngành thuộc khối Khoa học xã hội 'hot' nhất trong cả nước, ngành học đòi hỏi bản thân mình phải chịu được áp lực về thời gian cũng như trong công việc, vì thế, mình chọn đi làm sớm để bản thân dần quen với môi trường này”.

Sẵn sàng làm thêm để trải nghiệm ảnh 5
Cẩm Quyên cùng nhóm bạn trao đổi, làm bài tập.

Nhờ công việc thu thập tin tức, viết bài tại các trang báo mạng, Cẩm Quyên có thêm một khoản thu nhập cho bản thân, làm quen với nhiều bạn bè, anh chị, đối tác trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thêm nhiều kinh nghiệm "đắt" trong lĩnh vực chuyên ngành mình đang theo đuổi.

“Dẫu vậy, mình vẫn luôn ưu tiên việc học, lúc nào bài tập cá nhân hay bài tập nhóm được hoàn thành, mình mới lấn sang công việc, nhưng vẫn cố gắng đảm báo đúng deadline được giao”, Cẩm Quyên bộc bạch.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).