Quan tòa hỏi ChatGPT để ra quyết định khi xét xử, dân mạng tranh cãi là có được phép không

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vị quan tòa ở Colombia đã dùng công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT để đưa ra quyết định trong phiên tòa, và đây là lần đầu tiên có sự việc như vậy trong lĩnh vực pháp lý. Điều này khiến dân mạng có nhiều ý kiến trái chiều, rằng cách làm của vị quan tòa là có được phép hay không.

ChatGPT không chỉ có khả năng trả lời những câu hỏi về Toán học, Văn học…, mà giờ còn có thể xử án nữa?

Juan Manuel Padilla Garcia, một vị quan tòa ở Colombia, thừa nhận đã dùng ChatGPT để đưa ra quyết định trong một vụ việc liên quan đến trẻ tự kỷ.

Cụ thể là ông Garcia đã hỏi ChatGPT xem liệu công ty bảo hiểm y tế có thể từ chối trả chi phí cho những lần khám bệnh, trị liệu và di chuyển của một bé trai tự kỷ hay không, khi mà thu nhập của bố mẹ cậu bé không cao.

Quan tòa hỏi ChatGPT để ra quyết định khi xét xử, dân mạng tranh cãi là có được phép không ảnh 1

Quan tòa Garcia. Ảnh: YouTube.

Theo các giấy tờ của tòa án, ông Garcia đã hỏi ChatGPT một số câu, trong đó có: “Trẻ tự kỷ có được miễn trả các chi phí trị liệu của mình không?”. Thế rồi công cụ trí tuệ nhân tạo đang được quan tâm nhất thế giới đã đáp: “Có, điều đó là hoàn toàn chính xác. Theo quy định ở Colombia, trẻ vị thành niên bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ thì được miễn trả các loại phí cho việc trị liệu của mình”.

Cuối cùng, quan tòa Garcia đã xử theo như vậy.

Quan tòa hỏi ChatGPT để ra quyết định khi xét xử, dân mạng tranh cãi là có được phép không ảnh 2

ChatGPT có thể viết luận, làm thơ... Ảnh: Times Now.

Việc làm của ông Garcia khiến dân mạng có nhiều ý kiến trái chiều. Có người đồng tình với ông, nhưng cũng có người - bao gồm cả các đồng nghiệp của ông Garcia - cho rằng để một công cụ (giúp) đưa ra quyết định pháp lý như vậy có rất nhiều nguy cơ về sự thiếu công bằng, thiếu chính xác. Tuy nhiên, ông Garcia giải thích rằng ChatGPT đã làm thay phần việc của một thư ký “theo một cách đơn giản, gọn gàng, có tổ chức”, từ đó có thể rút ngắn thời gian đưa ra quyết định trong hệ thống pháp lý, chứ ChatGPT không phải để thay thế các quan tòa. Ông khẳng định: “Chúng ta chỉ đặt câu hỏi cho ứng dụng đó, chứ chúng ta không ngừng làm những cá thể biết suy nghĩ”.

Quan tòa hỏi ChatGPT để ra quyết định khi xét xử, dân mạng tranh cãi là có được phép không ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thế hệ trẻ Việt Nam tự hào tham gia lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thế hệ trẻ Việt Nam tự hào tham gia lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

HHT - Là lực lượng tiên phong, xung kích, thế hệ trẻ luôn lặng thầm phục vụ nhiều hoạt động ý nghĩa góp sức cho đại lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thành công tốt đẹp. Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, thế hệ trẻ nguyện không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần; không ngừng học tập, lao động, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ; nỗ lực trong khởi nghiệp, lập nghiệp.
Loạt ảnh ấn tượng lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Loạt ảnh ấn tượng lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

HHT - Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ và sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ và Công an nhân dân trong 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sở thú ở Trung Quốc thừa nhận “biến hình” chó thành gấu trúc, giải thích thế nào?

Sở thú ở Trung Quốc thừa nhận “biến hình” chó thành gấu trúc, giải thích thế nào?

HHT - Khách tham quan khi đến một sở thú ở Trung Quốc đã rất ngạc nhiên khi thấy những động vật có “giao diện” gấu trúc nhưng động tác lại rất giống chó. Sau khi video về những chú “chó gấu trúc” được đăng lên mạng, sở thú đã thừa nhận đúng là họ nhuộm lông mấy chú chó để “hô biến” chúng thành gấu trúc.