Động đất ở Philippines 1 ngày sau khi "cá tận thế" xuất hiện, liệu có liên quan?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, người dân ở Philippines đã thấy hai con cá mái chèo dạt vào bờ biển. Loài cá này còn được gọi là “cá tận thế” vì nhiều người tin rằng mỗi khi nó xuất hiện là sắp có thiên tai. Thật kỳ lạ, một ngày sau đó, động đất đã xảy ra ở Philippines. Vậy có phải “cá tận thế” dự báo thảm họa không, và cần làm gì khi nhìn thấy loài cá này?

Hai con cá mái chèo - không con nào còn sống - đã dạt vào bờ biển Pasacao (tỉnh Camarines Sur, Philippines) vào thứ Sáu vừa rồi, theo trang PWS (Hệ thống Thời tiết Philippines). Nhiều người dân đã xúm đông để xem 2 con cá kỳ lạ này, không ít người tỏ ra lo lắng vì cá mái chèo vốn còn được gọi là “cá tận thế”.

Cá mái chèo nổi tiếng với chiều dài ấn tượng, kích thước bình thường cũng đến 3 mét, có những con dài đến hơn 10 mét. Trong lịch sử, loài cá này gắn liền với nhiều niềm tin mang tính tâm linh. Những câu chuyện truyền miệng qua hàng thế kỷ nói rằng cá mái chèo là điềm báo tai họa, nên nó mới bị gọi là “cá tận thế”.

Động đất ở Philippines 1 ngày sau khi "cá tận thế" xuất hiện, liệu có liên quan? ảnh 1

2 con cá mái chèo dạt vào bờ biển Philippines mới đây. Ảnh: Jay-R Perez.

Nhiều trang tin viết, năm 2011, khoảng 20 con cá tận thế đã dạt vào các bờ biển ở Nhật Bản trước thảm họa động đất và sóng thần. Tháng 8/2017, 2 con cá tận thế bị sóng đánh dạt vào bờ biển Philippines chỉ một ngày trước khi động đất 6,6 độ xảy ra ở Luzon. Một con cá tận thế khác dạt vào gần San Diego (California, Mỹ) vào ngày 10/8/2024, và chỉ 2 ngày sau đó, động đất xảy ra ở khu vực này, theo trang Fox59. Ngoài ra còn nhiều lần tương tự nữa.

Và lần này, hôm 1/3, tức là chỉ một ngày sau khi 2 con cá tận thế xuất hiện như trên, thì động đất 5,3 độ đã xảy ra ở gần Baganga (tỉnh Davao Oriental, Philippines) vào lúc khoảng 10h tối (giờ địa phương), theo Atenews. Nhiều trang tin ở Philippines đã nhắc người dân đề phòng dư chấn trong những ngày tiếp theo.

Động đất ở Philippines 1 ngày sau khi "cá tận thế" xuất hiện, liệu có liên quan? ảnh 2

Nhiều người dân quây vào xem 2 con cá lạ. Ảnh: Jay-R Perez.

Vậy việc cá tận thế báo trước thảm họa là dựa trên cơ sở nào?

Thực tế, việc cá tận thế dự báo thảm họa là điều gây tranh cãi lâu nay. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về hiện tượng này. Một số người cho rằng cá mái chèo là loài sống ở rất sâu dưới biển, gần các đường đứt gãy, nên chúng nhạy cảm hơn với những hoạt động địa chấn dưới nước. Sự nhạy cảm đó có thể khiến chúng nổi lên mặt nước trước khi có động đất. Nhưng nhiều nhà khoa học lại nghĩ rằng việc cá tận thế xuất hiện trước động đất chỉ là tình cờ và loài cá này có lẽ bị đẩy lên mặt nước do các dòng chảy mạnh hoặc do chúng bị bệnh.

Động đất ở Philippines 1 ngày sau khi "cá tận thế" xuất hiện, liệu có liên quan? ảnh 3

Con cá tận thế được một người dân ở Philippines tìm thấy chỉ vài tiếng trước khi xảy ra trận động đất mạnh ở Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 4/2024. Địa điểm tìm thấy con cá cách tâm chấn khoảng hơn 1000 km về phía Nam. Ảnh: Brenjeng Caayon via Pen News.

Một nghiên cứu năm 2019 đăng trên Bản tin của Hiệp hội Địa chấn Mỹ khẳng định không có liên quan gì giữa những con cá tận thế với động đất năm 2011 ở Nhật. Và đến nay, dù có nhiều sự trùng hợp bí ẩn như vậy nhưng vẫn chưa có một bằng chứng chính thức hoặc vững chắc nào về việc cá mái chèo dự báo thiên tai. Do đó, các nhà khoa học cho rằng người dân nếu nhìn thấy loài cá này dạt vào bờ biển thì cũng không nên lo lắng hoặc tự sơ tán, mà nên chờ thông báo của các cơ quan chức năng liên quan.

Động đất ở Philippines 1 ngày sau khi "cá tận thế" xuất hiện, liệu có liên quan? ảnh 7
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

HHT - Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar đã gây rung lắc ở nhiều nước khác trong khu vực. Tại nước ta, mặc dù ảnh hưởng được cho là không lớn, nhưng nhiều gia đình cũng nói rằng trên tường nhà xuất hiện các vết nứt sau chấn động do động đất, gây lo lắng. Vậy vết nứt thế nào là nguy hiểm, nguy cơ của từng kiểu vết nứt ra sao?
Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu ở miền Bắc và nhiệt độ sẽ tăng dần, trong vài ngày tới còn tăng khá nhiều. Nhưng nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc, dự báo trời sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể nhiệt độ sẽ ở mức bao nhiêu và mưa vào những ngày nào?
Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

HHT - Có một người ở Ấn Độ đã đăng bài viết rằng sắp có động đất mạnh và ghi rõ các tọa độ, địa điểm. Bài viết này được đăng đúng một tháng trước khi động đất ở Myanmar xảy ra. Địa điểm ghi trong bài cũng chính xác là tâm chấn. Các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về lời “tiên tri” kỳ lạ này.
“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

HHT - Trận động đất ở Myanmar - mạnh 7,7 độ - đã khiến nhiều nơi ở châu Á rung chuyển. Nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh này được cho là đứt gãy Sagaing - một đứt gãy mà các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây động đất mạnh đến 8,6 độ, ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Vậy đứt gãy này ở đâu, đi theo hướng thế nào, nguy hiểm ra sao?