Nước nhiễm phóng xạ đang được Nhật Bản xả ra biển đã qua xử lý thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhật Bản đã bắt đầu xả hơn 1 triệu mét khối nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nước này đã được xử lý thế nào, có an toàn không?

Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất năm 2011, các bể chứa hiện chứa khoảng 1,3 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ, bằng khoảng 500 bể bơi tiêu chuẩn Olympic.

Công ty Điện lực Nhật Bản (TEPCO) đã bắt đầu xả nước đó - đã qua xử lý - ra biển, bắt đầu từ trưa hôm qua (24/8), tức là hơn 12 năm sau thảm họa.

Vậy nước nhiễm phóng xạ được Nhật Bản xử lý thế nào?

Nước nhiễm phóng xạ đang được Nhật Bản xả ra biển đã qua xử lý thế nào? ảnh 1

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Ảnh: Hirofumi Yamamoto.

Theo trang Nippon, nước từ nhà máy nói trên được lọc bằng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để loại bỏ các chất phóng xạ. Quá trình lọc sẽ loại bỏ strontium-90 và iodine-129 - những chất được cho là có nguy cơ gây hại về mặt sinh học, còn nồng độ carbon-14 trong nước thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn về nước thải, theo tài liệu của TEPCO. Nhưng nước này vẫn còn chứa tritium, một đồng vị phóng xạ của hydro rất khó tách, theo Reuters. Nippon cho biết, TEPCO pha loãng nước được xử lý với nước biển để giảm nồng độ tritium xuống còn thấp hơn 1/40 mức tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản, rồi xả nó ra Thái Bình Dương ở điểm cách nhà máy khoảng 1 km.

Nước nhiễm phóng xạ đang được Nhật Bản xả ra biển đã qua xử lý thế nào? ảnh 2

Những bể chứa nước đã xử lý. Ảnh: Hirofumi Yamamoto.

Thực tế, nước có chứa tritium vẫn được xả từ các nhà máy hạt nhân trên khắp thế giới. Tritium được coi là khá vô hại vì nó không xuyên qua da người. Nhưng nếu uống nhiều nước có tritium (với mức độ cao hơn hẳn mức trong nước mà Nhật Bản xả ra biển) thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, theo một bài viết của trang Scientific American năm 2014. Tuy nhiên, phía Nhật Bản khẳng định nồng độ tritium trong nước đã qua xử lý còn thấp hơn mức được cho là an toàn để uống theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); hơn nữa, không có ai, từ bất kỳ quốc gia nào, uống nước thải ra từ các cơ sở hạt nhân, theo trang The Straits Times. Việc xử lý và xả nước nhiễm phóng xạ sẽ phải mất nhiều thập kỷ mới hoàn thành, với quá trình liên tục lọc và pha loãng.

Nước nhiễm phóng xạ đang được Nhật Bản xả ra biển đã qua xử lý thế nào? ảnh 3

Phần lớn nhà máy Fukushima đã bị phá hủy sau động đất năm 2011. Ảnh: AP.

Nhật Bản và các tổ chức khoa học nói nước nhiễm phóng xạ xả ra biển là an toàn. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên Hợp Quốc cũng nói nước được xả ra đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Chính phủ Nhật Bản khẳng định họ sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp, “bao gồm cả việc đình chỉ xả thải ngay lập tức”, nếu phát hiện nồng độ chất phóng xạ cao khác thường. Còn Chính phủ Hàn Quốc đã tự nghiên cứu và kết luận rằng nước được xả ra đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và họ tôn trọng đánh giá của IAEA.

Nước nhiễm phóng xạ đang được Nhật Bản xả ra biển đã qua xử lý thế nào? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trước khi chuyển gió Đông Bắc, Hà Nội lại lên 40 độ C

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trước khi chuyển gió Đông Bắc, Hà Nội lại lên 40 độ C

HHT - Sau những ngày có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, miền Bắc nước ta chuẩn bị tăng nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt độ cao không kéo dài do sẽ có một đợt gió Đông Bắc nữa. Nhiệt độ ở thủ đô Hà Nội sẽ lên cao vào ngày nào, và khi nào thì trời chuyển gió?
Sau những ngày mát mẻ hiếm hoi đầu tháng 5, cuối tuần miền Bắc sẽ nắng nóng trở lại

Sau những ngày mát mẻ hiếm hoi đầu tháng 5, cuối tuần miền Bắc sẽ nắng nóng trở lại

HHT - Trong tuần này, toàn miền Bắc tương đối mát. Đây là kiểu thời tiết khá hiếm vào thời điểm đầu tháng 5, đặc biệt là khi khu vực Đông Nam Á được đánh giá là nóng lên nhanh nhất do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nắng nóng có khả năng trở lại vào cuối tuần này, nhiệt độ lên đến mức nào?