Nói chuyện với nhân viên thế nào thì hiệu quả?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Mấy hôm trước tôi được mời tham gia học một chương trình rất hay do Trường doanh nhân HBR tổ chức có tên là “Nâng cao năng lực cho lãnh đạo và quản lý cấp trung”. Giảng viên là Tiến sĩ Alok Bharadwaj – Nguyên Phó Chủ tịch Canon châu Á, Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á. Tôi tâm đắc với một nội dung nghe có vẻ nho nhỏ nhưng lại rất hữu dụng trong công việc hằng ngày: Cách đặt câu hỏi cho nhân viên, hay nói cách khác là cách nói chuyện với nhân viên, sao cho hiệu quả.
Nói chuyện với nhân viên thế nào thì hiệu quả? ảnh 1

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh trao đổi với Tiến sĩ Alok Bharadwaj – Nguyên Phó Chủ tịch Canon châu Á, Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á tại hội thảo. Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đang là Trưởng ban Sinh Viên, báo Tiền Phong. Anh cũng là người chấp bút, biên soạn các cuốn sách best-seller của Tiến sĩ Alok Bharadwaj.

Khi có một vấn đề xảy trong tổ chức/ doanh nghiệp thì cách trao đổi thông thường là sếp ngồi phàn nàn, phán xét về vấn đề đã xảy ra (kiểu muốn đay nghiến: Đây là những gì các anh/chị đã làm sai), cách này làm anh em nhân sự mất hết nhuệ khí, đặc biệt là những người trực tiếp liên quan đến vấn đề thì thấy thật nhục nhã, kém cỏi, bất tài, vô dụng… Và kết quả cuối cùng thường là họp xong không khí nặng nề căng thẳng mà chẳng đạt được kết quả gì, có chăng là nhân sự chỉ thấy ghét/thù… sếp hơn.

Cách trao đổi thứ hai là sếp sẽ yêu cầu nhân sự trả lời các câu hỏi lý giải cho vấn đề đã xảy ra (kiểu hỏi: Tại sao anh/chị không đạt được mục tiêu đã đề ra?), cách này có khá khẩm hơn cách trước một chút là để nhân sự chủ động tham gia vào cuộc trao đổi, nhưng mọi thứ cũng mới chỉ dừng lại ở việc thăm dò tìm ra nguyên nhân, chưa thấy được giải pháp. Trong trường hợp này thì nhân sự nhiều khi cũng chỉ trả lời qua quýt cho xong, chủ yếu đưa ra các lý do để ngụy biện cho việc không đạt mục tiêu.

Cách trao đổi thứ ba là sếp ngồi nói một lèo về các giải pháp (tức là chỉ quan tâm đến tương lai, không nhắc đến quá khứ nữa), cách này được gọi là hướng dẫn (Mentoring). Cách thứ ba hơn hẳn cách 1 là đưa ra được giải pháp (của sếp) nhưng lại kém cách 2 ở chỗ nhân sự vẫn bị động, chỉ những nhân sự nào quen nghe theo sếp, làm theo sếp thì chắc chắn thích cách này.

Cách thứ tư là sếp ngồi yêu cầu nhân sự đưa ra giải pháp (sếp không ngồi “lèm bèm” về vấn đề đã xảy ra, cũng không tự đưa ra một loạt các giải pháp theo ý mình), cách này được gọi là huấn luyện (Coaching). Ưu điểm của cách thứ tư là nhân sự được chủ động đưa ra các giải pháp nên sẽ rất phấn khởi và sẽ triển khai hiệu quả nhất (nếu được sếp chọn), còn sếp chỉ việc ngồi chọn ra phương pháp mà mình thấy là tốt nhất. Những nhân sự có năng lực thực sự và những người sếp giỏi đều thích cách số 4 này và đây cũng là cách đang được nhiều lãnh đạo trên thế giới áp dụng để trao đổi với nhân viên hay điều hành các cuộc họp.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.