Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ diễn ra khi nào?

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ diễn ra khi nào?
HHT - Đây cũng sẽ là lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ với thời gian gần 1 giờ 43 phút.

Theo NBC, nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 diễn ra cuối tháng 7/2018 sẽ khiến mặt trăng có màu đỏ ấn tượng, vẫn thường được gọi là "đỏ máu".

Nguyệt thực toàn phần quan sát tại đền Poseidon, Hy Lạp, 7/8/2017. Ảnh: Reuters

Nguyệt thực ngày 27/7 dự kiến có thể nhìn thấy được trong 1 tiếng 43 phút, khi Mặt Trăng hoàn toàn chìm trong bóng của Trái Đất – pha toàn phần. Hiện tượng độc đáo này sẽ không quan sát được từ Bắc Mỹ, nhưng những người quan sát ở các khu vực Nam Mỹ, Đông Phi, Trung Đông và Trung Á sẽ có thể trải nghiệm màn trình diễn này.

Nhà địa lý hành tinh Noah Petro tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland nhận định đây là một lần nguyệt thực tuyệt vời, đặc biệt bởi thời gian dài nhất thế kỷ.

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng trượt qua bóng của Trái Đất. Hiện tượng này xảy ra khoảng 3 lần mỗi năm, trong đó lần nguyệt thực trước xảy ra vào ngày 31/1 – trùng hợp với trăng xanh và siêu trăng.

Không giống như nhật thực, người xem nguyệt thực không cần đeo kính bảo vệ. Nói cách khác, nguyệt thực có thể được quan sát an toàn bằng mắt thường.

Khi Mặt Trăng trượt qua bóng của Trái Đất, nó sẽ mờ đi và tối dần, nhưng rồi hiện tượng đặc biệt sẽ xảy ra. “Khi hoàn toàn bị che khuất, mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hay đỏ máu” – Petro nói. “Nó sẽ trở nên đỏ đậm khi ở cực điểm của nguyệt thực.”

Màu sắc đặc biệt này xuất hiện do bầu khí quyển của Trái Đất phân tán ánh sáng từ Mặt Trời và phản chiếu lên bề mặt Mặt Trăng.

Theo NASA, thời điểm tốt nhất để theo dõi nguyệt thực còn phụ thuộc vào vị trí của bạn ở bán cầu Đông. Địa điểm phù hợp nhất để theo dõi sự kiện này từ bắt đầu đến kết thúc là Đông Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Trung Á. Ở Nam Phi và Trung Đông, giai đoạn nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào khoảng nửa đêm theo giờ địa phương. Tại Ấn Độ và Trung Á, Mặt Trăng sẽ bắt đầu vào phần bóng của Trái Đất từ 10h44 đêm giờ địa phương, đạt đỉnh vào khoảng nửa đêm.

Trong khi đó, tại Nam Mỹ, Tây Phi và châu Âu, nguyệt thực sẽ chỉ thấy được một phần sau khi Mặt Trời lặn và khi Trăng lên. Tại Đông Á, Australia và một số khu vực Tây Thái Bình Dương, nguyệt thực xuất hiện khi Mặt Trăng lặn và trước khi Mặt Trời lên ngày 28/7.

Ngoài xem trực tiếp, có những trang web cho phép xem nguyệt thực trực tuyến như Time and Date, bắt đầu từ 18h UTC (1 giờ sáng 28/7 tại Việt Nam).

Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 21/1/2019, quan sát được ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và một số khu vực châu Âu, châu Phi và trung tâm Thái Bình Dương. Nguyệt thực tiếp theo dài khoảng 1 giờ 2 phút.

Theo vov.vn
MỚI - NÓNG
Đôn đốc kiểm tra, điều phối triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2024
Đôn đốc kiểm tra, điều phối triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2024
HHT - Anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn cho biết, kế hoạch Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2024 đã sớm được ban hành và Ban Chỉ đạo Chiến dịch đã họp phân công công việc cụ thể. Các ban đơn vị, tỉnh thành Đoàn và thành viên Ban Chỉ đạo Chiến dịch TNTN Hè 2024 cần chú ý công tác điều phối, phối hợp thực hiện để triển khai hiệu quả.
Sau những ngày mát mẻ hiếm hoi đầu tháng 5, cuối tuần miền Bắc sẽ nắng nóng trở lại
Sau những ngày mát mẻ hiếm hoi đầu tháng 5, cuối tuần miền Bắc sẽ nắng nóng trở lại
HHT - Trong tuần này, toàn miền Bắc tương đối mát. Đây là kiểu thời tiết khá hiếm vào thời điểm đầu tháng 5, đặc biệt là khi khu vực Đông Nam Á được đánh giá là nóng lên nhanh nhất do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nắng nóng có khả năng trở lại vào cuối tuần này, nhiệt độ lên đến mức nào?

Có thể bạn quan tâm

Giải mã “lời nguyền của Pharaoh” khiến 20 người thiệt mạng sau khi vào lăng mộ

Giải mã “lời nguyền của Pharaoh” khiến 20 người thiệt mạng sau khi vào lăng mộ

HHT - “Lời nguyền của Pharaoh” đã được nói đến từ năm 1922 và cũng được ghi lại trong một số văn bản của Ai Cập cổ. Kể từ năm đó, 20 người mở và vào lăng mộ Vua Tutankhamun ở Ai Cập đều dần dần qua đời vì nhiều chứng bệnh khác nhau. Giờ thì các nhà khoa học cho rằng đã giải mã được bí ẩn về “lời nguyền” này.
Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

HHT - Tại Indonesia gần đây có nhiều lần núi lửa phun trào rất mạnh, trong đó lần gần nhất là vụ phun trào của núi Ruang vào ngày 30/4. Đến nay, khí sulfur dioxide (SO2) do vụ phun trào này đã theo chiều gió lan rộng sang Malaysia và đến sát miền Nam nước ta. Vậy khí này có thể gây những ảnh hưởng gì?