Mức hỗ trợ kỷ lục 3,63 triệu đồng/ tháng có tác động thế nào đến tuyển sinh ngành Sư phạm?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Ngoài việc được miễn học phí, từ năm học mới này, sinh viên Sư phạm còn được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/ tháng để chi trả phí sinh hoạt trong thời gian học tập. Nhiều ý kiến cho rằng sự hỗ trợ này sẽ là một động lực khuyến khích đối với các bạn trẻ quan tâm đến khối ngành Sư phạm.

Chính sách mới hỗ trợ sinh viên Sư phạm

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 116 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Theo đó, từ năm học 2021 - 2022, sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng tiền đóng học phí bằng mức thu của trường, tiền sinh hoạt phí mỗi tháng. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/ năm học. Nghị định 116 có hiệu lực từ 15/11/2020, nhưng áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022.

Nghị định cũng quy định rõ việc bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đối với các trường hợp cụ thể như các sinh viên đã hưởng chính sách nhưng không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày tốt nghiệp; đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành khác, tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học... Ngoài ra, để được hưởng kinh phí hỗ trợ này, sinh viên Sư phạm cần nộp hồ sơ theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển.

Danh sách sinh viên Sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên đồng thời gửi cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thực hiện. Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên Sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.

Mức hỗ trợ kỷ lục 3,63 triệu đồng/ tháng có tác động thế nào đến tuyển sinh ngành Sư phạm? ảnh 1

Từ năm học tới, sinh viên Sư phạm sẽ được cơ sở đào tạo hỗ trợ phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/ tháng. (Ảnh minh hoạ từ Internet).

Mức hỗ trợ kỷ lục, tuyển sinh có thêm sức hút?

Ngay khi thông tin về chính sách hỗ trợ mới cho sinh viên Sư phạm từ năm học 2021 - 2022 được đưa ra, nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng đây là động lực, khuyến khích ý nghĩa đối với sinh viên của khối ngành này. Bởi trước nay, dù được đánh giá là một trong những nhóm ngành quan trọng và cao cả nhưng Sư phạm thường khó thu hút thí sinh hơn các khối ngành "hot" và nhiều cơ hội việc làm như Kinh tế, Tài chính hay Công nghệ thông tin... Chưa kể nỗi lo sau khi học xong còn không biết có khả năng xin được việc hay không nên nhiều bạn trẻ không mấy mặn mà với ngành Sư Phạm.

Theo đó, chính sách mới về việc hỗ trợ khoản sinh hoạt phí (cùng với miễn học phí) có thể sẽ trở thành một yếu tố để khiến nhóm ngành đào tạo trở nên hấp dẫn hơn trong mắt thí sinh. Tuy nhiên, việc hỗ trợ đi kèm theo những quy định cụ thể khiến một số ý kiến cho rằng, điều này chỉ thực sự giúp ích cho những học sinh muốn theo đuổi ngành Sư phạm nói riêng, chứ khó có tác dụng đòn bẩy để thu hút học sinh giỏi vào học như nhiều ngành khác. Có ý kiến còn lo lắng về việc "Nhiều bạn không đam mê (ngành Sư phạm) vào vì trợ cấp và khiến nhiều bạn có khao khát ước mơ làm giáo viên nhưng kém may mắn không được vào" - tài khoản B.P bình luận.

Phản biện lại ý kiến này, tài khoản T.H.T cho rằng "Mục đích của việc hỗ trợ ngành Sư phạm nhiều đến vậy cũng là do muốn thu hút nguồn nhân lực chất lượng nên phải chấp nhận cạnh tranh cao thôi. Sao có thể khẳng định bắt buộc phải có đam mê từ trước thì mới là người tâm huyết được?! Thêm nữa là cũng không thể khẳng định bất cứ ai bây giờ quan tâm đến ngành Sư phạm vì gói hỗ trợ thì tương lai sẽ không tâm huyết với nghề, đam mê cũng có thể bắt đầu từ sự trải nghiệm mà".

Mức hỗ trợ kỷ lục 3,63 triệu đồng/ tháng có tác động thế nào đến tuyển sinh ngành Sư phạm? ảnh 2

Mục đích của việc hỗ trợ ngành Sư phạm cũng là do muốn thu hút nguồn nhân lực chất lượng. Ảnh: Trọng Tài.

Chia sẻ với Thanh Niên, TS Nguyễn Thị Minh Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đánh giá chính sách miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên có tác dụng kích thích học sinh giỏi vào ngành Sư phạm. Tuy nhiên, đây chỉ là phần khởi đầu bởi chính sách về lương, cơ hội cải thiện thu nhập của nhà giáo mới có tác dụng quyết định. Ngoài chính sách về lương bổng, thu nhập, nhà giáo cũng cần có môi trường làm việc tốt, có điều kiện để nghiên cứu, nâng cao chuyên môn…

“Nghị định này sẽ góp phần thu hút sinh viên giỏi vào các ngành Sư phạm, đặc biệt tạo điều kiện cho sinh viên có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Với mức trên 3,6 triệu đồng/ tháng sinh hoạt phí này, sinh viên có thể đủ tiền trang trải cho việc học đại học ngay cả ở thành phố lớn” - Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ cho biết.

Mức hỗ trợ kỷ lục 3,63 triệu đồng/ tháng có tác động thế nào đến tuyển sinh ngành Sư phạm? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 
Toàn cảnh họp báo của Min Hee Jin: Bật khóc khi nhắc đến NewJeans, nhiều tuyên bố sốc
Toàn cảnh họp báo của Min Hee Jin: Bật khóc khi nhắc đến NewJeans, nhiều tuyên bố sốc
HHT - Sau khi HYBE tuyên bố sẽ đâm đơn kiện, Min Hee Jin đưa ra tuyên bố tổ chức họp báo đột ngột vào chiều 25/4. Hơn 2 tiếng, CEO ADOR công khai đoạn tin nhắn với Bang Si Hyuk, cho rằng ông nhạo báng cô khi NewJeans lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Min Hee Jin cũng đưa ra nhiều phát ngôn gây sốc khác.

Có thể bạn quan tâm