Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản
SVVN - Không gian xanh rộng khoảng 10m2 tại nhà đã đem lại niềm vui cho Hứa Đặng Thanh Trúc (sinh năm 1988, hiện sống tại Nhật Bản) và gia đình trong những ngày giãn cách xã hội.

Tự tay chăm chút từng chiếc lá

Khu vườn của Trúc trồng một số loài hoa, rau củ và cây thảo mộc. Do khí hậu Nhật Bản có bốn mùa nên tùy thời điểm mà khu vườn có những loại cây khác nhau, từ hoa hồng, cẩm tú cầu, dạ yến thảo… cho đến sả, rau răm, ớt hiểm, khổ qua… Trúc nhớ lại: “Năm đầu tiên sang Nhật, mình chỉ quanh quẩn ở nhà vì chưa có việc làm nên đã dành hầu hết thời gian trống để tìm hiểu về làm vườn. Tính đến nay, mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này”.

Kinh nghiệm mua cây trồng của Trúc là chọn giống khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh. Việc thường xuyên quan sát, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng như chống chọi sâu bệnh kịp thời là một số nguyên tắc giúp khu vườn của cô luôn “khỏe mạnh”. Mỗi ngày, Trúc dành khoảng 15 - 20 phút để chăm sóc không gian xanh bằng việc tưới cây, cắt tỉa và bắt sâu bọ nếu có. Khu vườn ngập tràn sắc màu và hương thơm đã trở thành chốn nghỉ ngơi yêu thích của Trúc và các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc căng thẳng.

Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản ảnh 1

Một góc vườn nhà Trúc (Ảnh: NVCC)

Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản ảnh 2

Trúc thu hoạch dâu trong vườn.

Cách đây khoảng ba năm, khu vườn của Trúc có thêm sự xuất hiện của những trái dâu tây mọng nước. Từ một vài chậu cây giống ban đầu, cô học được phương pháp nhân giống trên mạng thành vài chục gốc như hiện nay. Trúc cho biết, dâu tây khá dễ chăm, chỉ cần đặt chúng ở nơi đủ ánh nắng, tưới nước thường xuyên, không quên giữ ấm bộ rễ trong suốt mùa đông thì chúng có thể sống đến vài năm và cho quả liên tục trong mùa ra trái.

Không chỉ tạo lập không gian xanh mát, thơ mộng cho gian nhà, Trúc còn có nhiều ý tưởng tái chế đồ cũ thú vị. “Mình có ý tưởng tái chế đồ cũ từ thời sinh viên với suy nghĩ đơn giản là để tiết kiệm chi phí. Những vật dụng lẽ ra bị bỏ đi được ‘thay hình đổi dáng’ và tiếp tục hiện diện trong cuộc sống hằng ngày nhắc nhở mình phải trân quý những thứ đang có”, cô nhấn mạnh.

Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản ảnh 3

Trúc đều đặn chăm sóc khu vườn xinh xắn.

Yêu từng góc nhà

Đối với Thanh Trúc, món đồ dễ tái chế nhất là quần áo cũ vì cô có thể “hô biến” vải của chúng thành nhiều thứ khác như túi xách, tấm lót ly, đồ cột tóc… Món dễ tái chế thứ nhì là giấy, bao gồm giấy báo, giấy gói hàng và giấy thùng. Trúc thường dùng chúng cho việc gấp túi, che chắn bếp khi chiên xào để tránh bắn dầu mỡ hoặc dựng mô hình trang trí trong các dịp lễ, đặc biệt là Giáng sinh. Hình dáng và công dụng của món đồ tái chế đến từ chính nhu cầu của gia đình cô. Ngoài ra, Trúc cũng nhiều lần tái sử dụng giấy kraft vì đặc tính đàn hồi, độ bền cao và khả năng chống rách tốt của loại giấy này.

Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản ảnh 4

Một góc vườn nhỏ xinh của Trúc.

Tùy vào độ khó của từng món, Thanh Trúc mất vài phút hoặc vài ngày để cải tạo, đảm bảo chúng có khả năng sử dụng để không lãng phí tài nguyên và thời gian bỏ ra. Nhờ tái chế, gia đình cô tiết kiệm được một phần chi phí mua sắm. Trúc cho hay, mình đam mê việc tái chế, tái sử dụng hay DIY (viết tắt của “Do it yourself”, nghĩa là “Tự bạn làm lấy”) và cảm thấy hạnh phúc khi tự do làm điều mình thích.

Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản ảnh 5

Giàn khổ qua đầu mùa trong vườn.

Học hỏi “bí kíp” sống xanh triệt để của cô gái Việt tại Nhật Bản ảnh 6

Trúc làm túi giấy từ giấy kraft.

Việc chăm chút từng góc vườn, góc bếp với những món đồ tái chế hay đồ handmade còn được cô lan tỏa tới mọi người thông qua nhóm Facebook “Khéo tay”. “Đứa con tinh thần” này được Trúc thành lập từ cuối năm 2018 với mục đích tạo ra sân chơi cho các bạn đam mê thủ công. Ngoài tái sử dụng đồ cũ và trồng cây, cô cũng hay làm mộc để phục vụ nhu cầu gia đình hoặc thỏa mãn sở thích cá nhân. Chỉ với những dụng cụ cơ bản như bút, thước, ốc, vít, thêm máy cưa và máy khoan, Trúc có thể tự tay đóng được kệ gỗ hoặc bàn, ghế đơn giản. Từ chuyện làm vườn, tái chế và làm mộc, cô khẳng định mình yêu mọi ngóc ngách trong căn nhà nhỏ đi thuê và sẽ chăm chút chúng thật kỹ để không gian gia đình luôn ấm cúng, đủ đầy.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.