Hỏa hoạn ở chung cư: Những điều cần thuộc nằm lòng để phòng và thoát hiểm an toàn

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nếu sống ở các tòa nhà chung cư cao tầng, ai cũng cần nắm rõ những cách đề phòng hỏa hoạn cũng như để sống sót, thoát ra ngoài an toàn nếu chẳng may xảy ra cháy.

Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Thanh Xuân (Hà Nội) vào đêm 12/9 làm hàng chục người thương vong khiến không ai không cảm thấy xót xa. Tại các thành phố lớn hiện nay, số người sống ở các chung cư là rất nhiều. Vậy người dân cần nắm rõ những bước nào để đề phòng và giữ an toàn nếu chẳng may xảy ra cháy chung cư?

Đây là những lời khuyên của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) và ĐH Bách khoa Virginia (Mỹ):

Trước hết:

1. Với những cửa thoát hiểm và cửa cầu thang bộ (ở những chung cư có thang máy), hãy luôn đóng những cửa đó thay vì để mở. Vì những cửa đó cũng là để làm chậm sự lan rộng của hơi nóng và khói trong trường hợp hỏa hoạn.

2. Báo ngay với quản lý chung cư nếu thấy có chuông báo cháy, bình cứu hỏa hay đèn khẩn cấp nào có vẻ bị hỏng.

Hỏa hoạn ở chung cư: Những điều cần thuộc nằm lòng để phòng và thoát hiểm an toàn ảnh 1

Nên làm gì nếu chẳng may có hỏa hoạn ở chung cư? Ảnh minh họa: Safetymaps.

Kế hoạch đề phòng:

1. Nếu có thể, hãy lắp đặt chuông báo khói trong mỗi phòng của nhà mình, mỗi tháng cần thử một lần và thay pin mỗi năm.

2. Rất quan trọng: Đếm SỐ CỬA từ căn hộ của bạn đến lối thoát gần nhất. Hãy ghi nhớ con số này trong trường hợp bạn cần tìm lối thoát trong bóng tối.

3. Nhớ vị trí của tất cả các cửa thoát hiểm và cầu thang bộ ở tầng mà gia đình bạn sống.

4. Nắm được cách sơ tán trong trường hợp khẩn cấp của chung cư bạn sống, nếu có.

Hỏa hoạn ở chung cư: Những điều cần thuộc nằm lòng để phòng và thoát hiểm an toàn ảnh 2

Luôn đếm và ghi nhớ số cánh cửa từ căn hộ mình sống đến lối thoát gần nhất. Ảnh minh họa: Freepik.

Tăng khả năng sống sót khi chẳng may cháy chung cư:

Nếu chẳng may có hỏa hoạn, cần bình tĩnh và di chuyển tới lối thoát như cách bạn đã nắm rõ.

1. Nếu đang nằm trên giường, hãy lăn xuống khỏi giường và bò ra cửa. Đừng lãng phí thời gian thay quần áo hoặc đi tìm những đồ vật có giá trị.

1. Nếu chạm vào cánh cửa mà thấy ấm, đừng cố mở ra. Gọi số cứu hỏa (114), nói cho người nghe máy biết số căn hộ và nói rõ rằng bạn không thể mở cửa.

2. Dùng vải vụn, khăn tắm, tấm trải giường, giấy báo, băng dính… nhét vào các khe quanh cửa và che các lỗ thông khí.

3. Đứng chờ ở cửa sổ và dùng đèn pin hoặc vẫy khăn sáng màu để làm dấu hiệu cần giúp đỡ. Nếu mở một cửa sổ để thoát, hãy đảm bảo các cửa và cửa sổ khác trong phòng đã được đóng chặt; nếu không là khói và lửa có thể bị hút vào phòng.

4. Nếu chạm vào cửa căn hộ thấy không bị ấm hoặc nóng, hãy mở ra từ từ. Cúi thấp người, kiểm tra xem có khói hay lửa ở hành lang không. Nếu hành lang không có vấn đề gì, hãy sơ tán theo cách bạn đã nắm rõ. Khi rời đi, hãy đóng cửa sau lưng mình lại.

5. Luôn dùng cầu thang bộ khi có hỏa hoạn, không bao giờ được đi thang máy. Nếu có thể, hãy hô to là có cháy để đánh thức những người đang ngủ.

Hỏa hoạn ở chung cư: Những điều cần thuộc nằm lòng để phòng và thoát hiểm an toàn ảnh 3

Cúi thấp người khi sơ tán. Ảnh minh họa: Safetymaps.

Khi đã thoát được ra ngoài:

1. Tránh xa tòa nhà để tạo không gian càng rộng càng tốt cho các đội cứu hỏa. Vì bất kỳ lý do gì cũng không quay ngược vào trong.

2. Nếu bạn nghĩ còn ai đó ở trong chung cư, hãy nói với đội cứu hỏa là bạn nghĩ họ đang ở đâu.

3. Chờ đến khi đội cứu hỏa nói là tuyệt đối an toàn rồi mới trở vào trong, nếu cần.

Hỏa hoạn ở chung cư: Những điều cần thuộc nằm lòng để phòng và thoát hiểm an toàn ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc
Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc
3 ngày tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc tại tỉnh Điện Biên là niềm vinh dự to lớn của mỗi đại biểu thiếu nhi. Được tới thăm những địa danh, gặp gỡ những nhân chứng làm nên lịch sử hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang lại cảm xúc không thể nào quên với các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc nắng nóng từ sáng sớm đến khuya, nhiệt độ Hà Nội có thể chạm mốc 50 độ C

Miền Bắc nắng nóng từ sáng sớm đến khuya, nhiệt độ Hà Nội có thể chạm mốc 50 độ C

HHT - Cả nước ta đang trải qua một đợt nắng nóng dữ dội, mà ở miền Bắc, đây được coi là đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất từ đầu năm đến giờ. Theo dự báo hiện tại, nhiệt độ buổi chiều ở Hà Nội có thể lên rất cao (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời), tiến sát hoặc chạm đến ngưỡng 50 độ C.