Halloween bàn chuyện rùng mình: Vì sao một số người “gặp ma”, những người khác thì không?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Có người tin vào những hiện tượng siêu nhiên, nhưng nhiều người khác thì không. Nhưng có một điều mà ai cũng phải thừa nhận: Những người không tin thì rất khó thuyết phục những người tin, và ngược lại.

Có đến 18% số người Mỹ nói rằng họ từng “gặp ma”, cho dù định nghĩa về “ma” của họ có thể rất khác nhau, đôi khi là những âm thanh, hiện tượng không thể giải thích, chứ không nhất thiết phải là một “nhân vật” nào. Vì ý kiến của mọi người rất khác biệt, nên các nhà tâm lý học đã tìm hiểu xem tại sao một số người dễ “gặp ma” hơn, còn những người khác lại chẳng bao giờ gặp cả.

Trước hết là sự tin tưởng

Nhà xã hội học Christopher Bader từng nói: “Yêu cầu đầu tiên của việc có một con ma trong nhà chính là có một người tin rằng có một con ma trong nhà”. Nhiều nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, nhận thức của chúng ta về những gì diễn ra xung quanh ở một khoảnh khắc nhất định được thúc đẩy bởi kỳ vọng, nhu cầu và niềm tin của chúng ta, đặc biệt là khi ta có ít thông tin.

Halloween bàn chuyện rùng mình: Vì sao một số người “gặp ma”, những người khác thì không? ảnh 1

Các nhà tâm lý học đều cho rằng, niềm tin của chúng ta đã là một điều kiện khiến một sự việc gì đó dễ xảy ra rồi. Ảnh minh họa: Avera.

Chẳng hạn, khi chúng ta không chắc là liệu có mối đe dọa nào trong môi trường hiện tại không, thì chúng ta có xu hướng thận trọng và thấy lo lắng. Phản ứng này khiến chúng ta cảnh giác cao độ, củng cố niềm tin vào những điều huyền bí và khiến chúng ta “gặp” những chuyện kỳ lạ. Một ví dụ rõ ràng là những người vốn tin vào những chuyện siêu nhiên thì có thể coi rất nhiều điều là “siêu nhiên”, như một âm thanh lạ, một cảm giác lạnh lạnh. Trong khi những người không tin thì thường coi những chuyện này là vì những lý do bình thường nào đó thôi.

Phong cách nhận thức

Halloween bàn chuyện rùng mình: Vì sao một số người “gặp ma”, những người khác thì không? ảnh 2

Những người có phong cách nhận thức khác nhau cũng sẽ có những kiểu trải nghiệm khác nhau. Ảnh minh họa: iStock.

Liên quan đến việc tin vào những hiện tượng siêu nhiên thì 2 phong cách quan trọng nhất là phong cách trực giác và phong cách phân tích. Những người có phong cách trực giác thường tin vào bản năng, cảm xúc; còn những người có phong cách phân tích thì tiếp cận vấn đề chậm hơn, chủ yếu dựa vào thông tin thực nghiệm thay vì cảm xúc.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có phong cách nhận thức trực giác dễ tin vào những chuyện siêu nhiên hơn và thường lý giải mọi việc theo niềm tin đó.

Tính cách của bạn

Halloween bàn chuyện rùng mình: Vì sao một số người “gặp ma”, những người khác thì không? ảnh 3

Tính cách ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động, trải nghiệm của chúng ta. Ảnh minh họa: Getty Images.

Theo các nhà tâm lý học, những người cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận những trải nghiệm mới, hướng ngoại thì dễ tin vào chuyện siêu nhiên hơn những người có ít các đặc tính này. Những người cần cù trong công việc thì ít tin vào chuyện siêu nhiên.

Có một thí nghiệm đã được thực hiện với 2 nhóm sinh viên, một nhóm là những sinh viên cái gì cũng thích rõ ràng, không chịu được sự mơ hồ và bất định; và nhóm còn lại thì thoải mái hơn, coi sự bất định là một phần tất yếu của cuộc sống. Trong thí nghiệm, những sinh viên nhóm một cảm thấy khó chịu, bất an hơn khi được cho xem những hình ảnh mơ hồ hoặc hơi đáng sợ. Đây là những người dễ sợ hãi và vì vậy, dễ “gặp” những sự kiện “siêu nhiên”.

Những điều kiện khác

Halloween bàn chuyện rùng mình: Vì sao một số người “gặp ma”, những người khác thì không? ảnh 4

Một số điều kiện về môi trường, thể chất... có thể gây ảo giác. Ảnh minh họa: Rawpixel/ Unsplash).

Nhiều nhà khoa học cho rằng, việc “gặp ma” cũng có thể là một trải nghiệm mang tính tâm lý, bắt nguồn từ những vấn đề mang tính sinh học. Tức là, những người có trải nghiệm này thực ra bị ảo giác - điều thường xảy ra với những người leo núi ở trên cao, những người khám phá vùng cực, những thủy thủ đơn độc... Những người này có sự thay đổi về các chất trong não, do bị hạ thân nhiệt, mức oxy thấp hoặc tách biệt với xã hội.

Tóm lại, những người có sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên đây dễ “gặp” những chuyện siêu nhiên hơn, dù trong thực tế, chưa ai chứng minh được những chuyện đó cả (riêng ngày Halloween thì không cần chứng minh đâu!).

Halloween bàn chuyện rùng mình: Vì sao một số người “gặp ma”, những người khác thì không? ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vụ chàng trai 21 tuổi nhảy cầu vì bị hủy hôn: Cnet chỉ trích bạn gái, kêu gọi ngừng gửi hoa và đồ ăn

Vụ chàng trai 21 tuổi nhảy cầu vì bị hủy hôn: Cnet chỉ trích bạn gái, kêu gọi ngừng gửi hoa và đồ ăn

HHT - Gần đây, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao vụ việc chàng trai sinh năm 2003 nhảy cầu quyên sinh ở Trùng Khánh, sau khi chia tay bạn gái. Đoạn chat của anh và bạn gái được công khai làm dân mạng dấy lên làn sóng phẫn nộ, chỉ trích thái độ thờ ơ của người bạn gái. Đồ ăn và hoa được nhiều người gửi tới cây cầu để bày tỏ sự tiếc thương cho chàng trai.