Gen Z tập "khoe khoang" theo cách tích cực nhưng flex không phải một cuộc đua

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Chỉ sau gần 1 tháng, nhóm cộng đồng “Flex đến hơi thở cuối cùng" đã thu hút tới hơn 1 triệu thành viên. Gen Z chắc chắn là nhóm sử dụng thuật ngữ này nhiều nhất với nhiều "lớp nghĩa" nhất. 

Khi flex cũng được "đổi vận"

Flex là một từ tiếng Anh đa nghĩa. Một trong những nghĩa phổ biến khi sử dụng như một động từ của flex là hành động gồng người/tay để khoe những múi cơ trên cơ thể. Thuật ngữ này được sử dụng ban đầu cho người tập gym. Dần dần, flex được sử dụng đa dạng hơn trong nhiều khía cạnh cuộc sống với nghĩa đơn giản là “show off" - khoe khoang một điều gì đó. Tuy được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1993 bởi rapper người Mỹ Ice Cube, “flex" dần trở nên phổ biến trong âm nhạc đại chúng với những nghệ sĩ như Post Malone, Borgore, Iggy Azalea… và du nhập vào lối nói chuyện thường ngày của giới trẻ.

Gen Z tập "khoe khoang" theo cách tích cực nhưng flex không phải một cuộc đua ảnh 1

Nhóm có sự tham gia và đăng bài của không ít người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng.

Tại Việt Nam, đâu đó bạn đã từng thấy từ flex trên mạng xã hội nhưng phải tới giữa năm 2023, giới trẻ mới bắt đầu dùng flex nhiều như một từ ngữ thời thượng. Trào lưu này nở rộ hơn khi nhóm Facebook Flex đến hơi thở cuối cùng ra đời. Chỉ cần nhìn tên nhóm là người dùng cũng có thể hiểu được nội dung các thành viên thường chia sẻ, bao gồm những thành tích, thành tựu cá nhân, điều kiện vật chất…. Điều đặc biệt khi nhóm có sự tham gia và đăng bài của không ít người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng.

Bên cạnh những yếu tố như nhóm được người nhiều người nổi tiếng tham gia, số lượng người hâm mộ đông, chắc chắn “Flex đến hơi thở cuối cùng" thành công nhờ vào chủ đề hot.

Những nhóm Facebook như “Flex đến hơi thở cuối cùng" là nơi mọi người thể hiện những điều như địa vị, thành tựu cá nhân và kiếm tìm sự công nhận của người khác qua những lượt thích, bình luận. Đa phần thành viên khác cũng mong muốn đạt được những điều như vậy ở một giai đoạn nào đó trong đời, đặc biệt các bạn Gen Z khi đang trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, nỗ lực học tập.

Gen Z tập "khoe khoang" theo cách tích cực nhưng flex không phải một cuộc đua ảnh 2

Ai cũng muốn được người khác nhận diện năng lực của bản thân. Ảnh minh họa: Internet.

Flex nhắc chúng ta về những thành tựu đã có trong đời

Hành vi flex, dù ở châu Á hay trời Âu, cũng không được hoan nghênh. Nếu ở Á Đông, dù khoe khoang cũng phải tinh tế, ý nhị như trong đoạn thoại "từ khi tôi mặc cái áo mới này không thấy con lợn nào chạy qua đây" (Lợn cưới áo mới); thì ở châu Âu, Impostor syndrome (tạm dịch: Hội chứng kẻ mạo danh) cũng thường xảy ra, nhất là đối với các sinh viên tại Đại học Cambridge hay Oxford. Dù giỏi giang đến mấy, họ vẫn luôn cảm thấy mình không xứng đáng. Dù có hàng vạn thành tích, họ vẫn thấy "thế là bình thường".

Gen Z tập "khoe khoang" theo cách tích cực nhưng flex không phải một cuộc đua ảnh 3

Flex đâu chỉ là khoe thành công, mà còn những giá trị tinh thần có ý nghĩa với Gen Z.

Tuy nhiên, tại nhóm Flex đến hơi thở cuối cùng, mọi người có quyền mạnh dạn, tự tin và cởi mở hơn trước những "thành tựu" của chính mình và mọi người xung quanh. Bởi lẽ không chỉ có thành công trong học tập, thăng tiến trong công việc mới khiến chúng ta thích thú, flex về những cống hiến, sự hi sinh hay câu chuyện gia đình cũng đều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người.

Gen Z tập "khoe khoang" theo cách tích cực nhưng flex không phải một cuộc đua ảnh 4

Đã đến lúc những chiến công nên được tôn vinh để những người hùng không còn "thầm lặng". Ảnh: Nhóm "Flex đến hơi thở cuối cùng".

Nhưng flex không phải là một cuộc đua

Lê Nam Thuận An (hay còn được biết đến với tên gọi Vừng) là một YouTuber nổi bật và có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Chia sẻ quan điểm về nhóm Flex đến hơi thở cuối cùng, Vừng cho rằng: “Đừng bao giờ dựa dẫm niềm vui của mình vào việc đăng bài và lấy được sự công nhận của người khác. Và cũng đừng tủi thân khi đọc được những bài flex của mọi người trong nhóm đó”.

Gen Z tập "khoe khoang" theo cách tích cực nhưng flex không phải một cuộc đua ảnh 5

Nhận học bổng từ trường Đại học Cornell thuộc hàng top thế giới, nhưng nếu tham gia vào cuộc đua "flex", cô bạn sẽ buồn đến hơi thở cuối cùng.

Cô nàng tin rằng niềm vui và hạnh phúc không phải là một điểm đến mà chính là hành trình chúng ta đang đi bởi tất cả những lần thất bại ta đều có thể vượt qua được: “Mình không thể biết được điểm bắt đầu của người khác như thế nào và cũng không thể biết được họ đã trải qua những gì để có được sự thành công như ngày hôm nay. 'Flex đến hơi thở cuối cùng' không phải là một cuộc đua, nếu như mình 'đua' trong đó, mình sẽ 'buồn đến hơi thở cuối cùng'”.

Gen Z tập "khoe khoang" theo cách tích cực nhưng flex không phải một cuộc đua ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm