‘Gap year’ để học yêu bản thân và tìm kiếm đam mê

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Với nhiều lý do khác nhau, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn 'gap year' (tạm dừng việc học chính quy). Hành trình như một cơ hội giúp bạn trẻ thêm hiểu bản thân hơn và tìm thấy, khai thác được những thế mạnh của chính mình.

Vượt qua vùng an toàn

Trải qua ba năm đại học với ngành Công nghệ thông tin được định hướng bởi gia đình, chị Dương Thu Thảo (1997, Hà Nội) đã quyết định dừng lại việc học để đi và trải nghiệm nhiều hơn. Chị cho biết, bản thân khi đó phải đối mặt với áp lực rất lớn là nỗi sợ mang tên “trái ngành”, khó ra trường được.

Khi biết chị quyết định 'gap year', ba mẹ, thầy cô và bạn bè đều đặt câu hỏi cho chị rằng, tại sao không cố gắng học cho xong rồi mới đi. Nhưng chị hiểu rằng, chị không thể trì hoãn việc “đi tìm chính mình” thêm nữa. Chị quyết định đăng ký tham gia một dự án tình nguyện và trao đổi sinh viên tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi âm thầm chuẩn bị hết thủ tục cần thiết và tự mua bảo hiểm phòng bất trắc, chị Thảo mới thông báo cho gia đình biết về chuyến đi của mình. Quyết định “liều lĩnh” đó đã giúp chị bước ra khỏi vùng an toàn, tiến tới một hành trình đầy ý nghĩa.

‘Gap year’ để học yêu bản thân và tìm kiếm đam mê ảnh 1
Sau khi 'gap year', chị Thảo đã hoàn thành chương trình đại học, tốt nghiệp và hiện đang hướng tới mục tiêu tự do tài chính.

Vừa dạy học, chị Thảo vừa tham gia các dự án cộng đồng, giúp đỡ người nghèo tại Thổ Nhĩ Kỳ và tự đi du lịch, khám phá 10 tỉnh tại đây bằng chính số tiền mình tự kiếm được, nhờ vào ý tưởng bán những món hàng độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ cho người Việt. “Khi bước ra khỏi vùng an toàn, mình mới biết được là đâu đó trên đời, vẫn có những người khó khăn hơn cả mình. Người ta cần nhận được sự hỗ trợ từ thế giới, từ những chương trình tình nguyện như thế”, chị Thảo tâm sự.

Từ những trải nghiệm ấy, chị Thảo nhận ra nhiều khía cạnh mới của bản thân, bắt đầu khai thác nó và hiện làm một lúc ba công việc là giáo viên tiếng Anh, mẫu ảnh chuyên nghiệp và truyền thông. Chị nói: “Bài học lớn nhất mình học được đó chính là “Đừng bỏ lỡ!”. Bởi rằng, khi đến một độ tuổi nhất định, sợ là mình sẽ không còn đủ năng lượng, đủ sự liều lĩnh để rồi hối tiếc. Nếu bạn cảm thấy tin tưởng bản thân mình sẽ làm được, muốn khai phá chính mình nhiều hơn nữa thì thử thôi, thử vượt ra khỏi vùng an toàn đó một lần trong đời”.

… để hiểu chính mình hơn

Còn Trần Bảo Ngọc (2002) đã quyết định 'gap year' vào năm thứ nhất đại học, ngành Báo chí. Theo Ngọc, lý do thôi thúc cô tạm dừng việc học là vì cô nhận ra bản thân đang quá trì trệ, chưa tìm ra được đam mê và mục tiêu cụ thể trong tương lai.

Thời gian đầu 'gap year', mọi thứ với Ngọc đều rất mơ hồ. Cô cho biết, bản thân lúc đó chỉ nghĩ rằng 'gap year' là một khoảng thời gian tuyệt vời để học những gì mình thích và làm những gì mình yêu. Nhưng sau tám tháng, cô đã có thể hiểu bản thân hơn, có bản kế hoạch cuộc đời thật sự chi tiết và dài hạn.

‘Gap year’ để học yêu bản thân và tìm kiếm đam mê ảnh 2
Với Bảo Ngọc, 'gap year' chính là một “con dao” và bản thân cô chính là người học cách “dùng dao” sao cho tốt nhất.

Bảo Ngọc bày tỏ: “Gap year với mình là một hành trình nhiều cung bậc cảm xúc. Chán nản có, căng thẳng có, mệt mỏi có... nhưng đó chỉ là cảm xúc tiêu cực cần thiết để khiến bản thân mình trưởng thành hơn. Việc không phải chạy “deadline”, đối mặt với áp lực thi cử giúp mình toàn tâm toàn ý vào việc “yêu” bản thân mình, và nhìn nhận chính mình một cách tốt nhất”.

Với Nguyên Trang (2003), cô bắt đầu 'gap year' sau khi thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT vì phải đối mặt với áp lực chọn ngành, không biết bản thân thích gì và trải qua biến cố lớn. Quyết định đó khiến Trang rất sợ bị “bỏ lại phía sau”. Nhìn bạn bè đồng trang lứa đi học, tham gia các hoạt động ở trường, đôi khi Trang cũng cảm thấy hơi tủi thân. Đến giờ, cô vẫn phải dành nhiều thời gian hơn để ổn định cảm xúc và những trạng thái tâm lý tiêu cực của bản thân.

‘Gap year’ để học yêu bản thân và tìm kiếm đam mê ảnh 3
Nếu được chọn lại, Nguyên Trang vẫn chọn 'gap year' để có thể trải nghiệm nhiều hơn.

Dù mới 'gap year' trong thời gian ngắn, nhưng Trang đã học được cách kiên nhẫn hơn, suy nghĩ thấu đáo hơn. Việc gặp được nhiều bạn mới cũng giúp Trang có thêm những trải nghiệm thú vị. Và cô tin rằng, hành trình phía trước cũng đang còn có rất nhiều điều mới mẻ khác đang chờ mình.

“Sau khi 'gap year', mình sẽ quay lại tiếp tục việc học. Hiện tại, mình vẫn đang cố gắng trải nghiệm những điều mình thích, để có thể tìm thấy ngành học phù hợp và chọn trường. Cái gì cũng có hai mặt của nó và 'gap year' cũng vậy. Mình tin rằng, đó sẽ là cơ hội để bản thân được dừng lại, lắng nghe và hiểu chính mình hơn”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên chấp nhận mức lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân

Sinh viên chấp nhận mức lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân

SVVN - “Thực trạng của giới trẻ hiện nay là chưa đi làm đã đòi quyền lợi, họ quên việc đầu tiên là phải cống hiến cho tổ chức, xã hội. Từ tổ chức đó nâng tầm bản thân lên thì tiền sẽ tự đến, thu nhập có sự cân bằng với trình độ. Sinh viên đi làm lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân”, ông Lê Xuân Tùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Thời trang nam BILUXURY chia sẻ tại Toạ đàm Sinh viên với nghề nghiệp và việc làm thời đại cách mạng 4.0 - Hội chợ Hướng nghiệp và việc làm TMU 2024.
Những nẻo đường gần xa: khi diễn viên gạo cội trao cơ hội cho những gương mặt trẻ

Những nẻo đường gần xa: khi diễn viên gạo cội trao cơ hội cho những gương mặt trẻ

SVVN - Sau hai bộ phim “giờ vàng” gần đây là "Phố trong làng” và “Làng trong phố", đạo diễn NSƯT Nguyễn Mai Hiền cho thấy anh khá có duyên với chủ đề nông thôn, với câu chuyện của những con người xa quê mưu sinh lập nghiệp nơi phố thị. Những nẻo đường gần xa tiếp tục là một bộ phim như vậy và lần này, đạo diễn Mai Hiền đã đặt niềm tin vào những gương mặt rất mới.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.