4 n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 THỜI SỰ E NGẠI KHOẢNG CÁCH ĐỊA LÝ Vừa qua, Bộ Nội vụ nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng (do Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Chính phủ chuyển đến), phản ánh về chủ trương sáp nhập 3 huyện làm 1 của địa phương. Về cơ bản nhân dân và cử tri đồng tình chủ trương chung, song còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Vì sau khi sáp nhập, địa bàn huyện mới rất rộng, khoảng cách từ đơn vị xa nhất (xã Đồng Nai Thượng và thôn 4 - xã Phước Cát 2, thuộc huyện Cát Tiên) đến trung tâm huyện mới (đặt tại Đạ Tẻh) trên 70km và đến xã cuối của huyện mới (thị trấn Đa M’ri - huyện Đạ Huoai hiện nay) khoảng 100km. Với khoảng cách như vậy, bà con lo lắng việc đi lại, giải quyết thủ tục hành chính và các vấn đề liên quan khác gặp nhiều khó khăn. Ông Điểu K Băm - Trưởng thôn 4, xã Phước Cát 2 (huyện Cát Tiên) cho hay, toàn thôn có 45 hộ, khoảng 165 nhân khẩu, với 2 thành phần dân tộc là Châu Mạ và Xtiêng. Theo ông K Băm, từ thôn 4 đến UBND xã Phước Cát 2 đã hơn 30km (gần như xa nhất so với các thôn còn lại trong xã). Nếu người dân thôn 4 muốn đến UBND huyện Cát Tiên, phải đi hơn 40km. Sắp tới sáp nhập 3 huyện, khoảng cách từ thôn 4 đến trung tâm huyện mới sẽ xa hơn nữa. Ông K Băm tâm sự, nhu cầu đến trụ sở cơ quan nhà nước giao dịch rất nhiều, nếu trung tâm huyện đặt ở Đạ Tẻh, bà con phải di chuyển quãng đường khá xa, mất nhiều thời gian. Ông Long Văn Thụ - Phó Bí thư Đảng uỷ xã Phước Cát 2 cho biết, bà con cơ bản đồng tình với chủ trương sáp nhập. Duy một điều, trung tâm hành chính huyện sẽ xa hơn so với hiện tại và mong muốn đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt việc đi lại. ĐỀ XUẤT 2 PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP Liên quan đến việc sáp nhập 3 huyện trên thành 1, ông Nguyễn Hoàng Phúc - Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên chia sẻ, bà con rất tâm tư. Bởi nếu sáp nhập lại thì khoảng cách xa quá, đi từ đầu huyện tới cuối huyện hơn 100km. Một số thôn của xã Phước Cát 2 và xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) đi ra trung tâm huyện mới hơn 60km. Do đó, bà con đề xuất 2 phương án. Phương án 1, sáp nhập 3 huyện trên thành 2 (huyện Cát Tiên sáp nhập với 1 nửa huyện Đạ Tẻh (trụ sở tại Cát Tiên), nửa huyện Đạ Tẻh còn lại nhập với Đạ Huoai, lấy tên Đạ Huoai). Phương án 2, sáp nhập xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, Bình Phước) và xã Đắc Lua (huyện Tân Phú, Đồng Nai) vào huyện Cát Tiên. Bởi xã Đăng Hà cách huyện Cát Tiên chỉ khoảng 10km, nhưng cách trung tâm huyện Bù Đăng khoảng 50km. Còn xã Đắc Lua cách Cát Tiên khoảng 5km, nhưng cách trung tâm huyện Tân Phú khoảng 60km. Các đơn vị này đã có sự kết nối với nhau thông qua các cây cầu. Trước giờ các hoạt động khám chữa bệnh, văn hoá, dịch vụ của hai xã trên đều ở Cát Tiên, vì qua đây rất gần. Với phương án này, vừa cơ bản đảm bảo các tiêu chí theo quy định đơn vị hành chính cấp huyện, địa bàn dân cư tập trung, hạ tầng giao thông kết nối, giải quyết được những khó khăn và hình thành đặc trưng vùng kinh tế mới của khu vực phía nam tỉnh Lâm Đồng (về thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu ủy khu VI, di chỉ khảo cổ Cát Tiên, Hồ Đạ Sị...). Ông Phúc cho biết thêm, khi tỉnh Lâm Đồng lấy ý kiến về việc sáp nhập 3 huyện trên, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cát Tiên họp và đề nghị nhập 3 huyện thành 2 (như phương án 1) nhưng tỉnh không thống nhất. Ông Trần Hồng Quyết, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng cho biết, phương án sáp nhập 3 huyện trên thành 1 được thực hiện đúng trình tự, thủ tục. Trong đó, có việc lấy ý kiến của người dân. Với kiến nghị nhập 3 huyện trên rồi tách ra làm 2, Sở Nội vụ cho rằng, không đảm bảo các tiêu chí về dân số, diện tích đất tự nhiên...Đối với kiến nghị sáp nhập 2 xã thuộc tỉnh Bình Phước và Đồng Nai vào huyện Cát Tiên (Lâm Đồng), ông Quyết nói Sở Nội vụ không nhận được nội dung này. Vấn đề này cũng vượt thẩm quyền của tỉnh. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính nhằm hướng tới mục tiêu vì sự phát triển chung của địa phương, ông Quyết mong nhân dân ủng hộ, đồng lòng. HUỲNH THỦY Người dân thu hoạch lúa nếp ở Đạ Tẻh ẢNH: K. ANH Cần lắng nghe ý kiến người dân TỪ CÂU CHUYỆN SÁP NHẬP 3 HUYỆN CỦA LÂM ĐỒNG: Bộ Nội vụ giải đáp Trước tâm tư của cử tri, Bộ Nội vụ cho biết, phương án nhập 3 huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên thành 1 huyện như trên do UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất. Lý do sáp nhập bởi các huyện này thuộc diện phải sắp xếp theo quy định (huyện Đạ Huoai và huyện Cát Tiên thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025, huyện Đạ Tẻh thuộc giai đoạn 2026-2030). Trước đây các huyện này là 1 (huyện Đạ Huoai), đến năm 1986 được tách thành 3 huyện; việc sáp nhập sẽ tạo điều kiện trong quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, khi sáp nhập sẽ tăng khả năng tiếp cận, giao thương của người dân khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Cát Tiên và huyện Đạ Tẻh với đầu mối giao thông trên địa bàn huyện Đạ Huoai. Đối với kiến nghị của cử tri về sáp nhập xã Đăng Hà và xã Đắc Lua vào huyện Cát Tiên (Lâm Đồng), Bộ Nội vụ cho biết, thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Những ngày gần đây, thông tin tỉnh Lâm Đồng sắp sáp nhập 3 huyện (Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên) được dư luận hết sức quan tâm. Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính, 3 huyện của tỉnh Lâm Đồng sẽ nhập thành 1. Như thế sẽ có một số đơn vị cách xa trung tâm huyện mới đến vài chục cây số, khiến cử tri, nhân dân băn khoăn, lo lắng. CHUYỆN HÔM NAY Huyện mới sẽ mang tên Đạ Huoai, trụ sở hành chính đặt tại trung tâm huyện Đạ Tẻh, diện tích tự nhiên lên tới 1.448km2, quy mô dân số trên 146.000 người. Hay tin, người mừng, kẻ lo, xốn xang vô cùng. Cử tri Lâm Đồng đã gửi gắm không ít tâm tư, kiến nghị lên Quốc hội để mong sớm được giải quyết. Họ không lo sao được khi đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành; tác động đến đại đa số người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Bài học nhãn tiền của Hà Nội còn đó. Thành phố này chính thức mở rộng vào 1/8/2008, trở thành thủ đô có diện tích lớn thứ 17 thế giới với hơn 3.300 km2 (gấp 3,6 lần trước đó), số dân tăng 80% từ 3,4 lên 6,2 triệu. Hạ tầng giao thông, nông thôn, y tế và trường học được đầu tư đồng đều theo mặt bằng thủ đô. Đời sống người dân nhiều nơi được cải thiện. Thế nhưng, kéo theo đó là làn sóng đầu tư bất động sản lớn chưa từng có về các vùng Hà Nội mở rộng được kích hoạt. Hơn 700 dự án bất động sản được đầu tư, hàng trăm nghìn hécta đất được thu hồi, 180.000 nông hộ bị ảnh hưởng. Trong hai năm 2011-2012, hàng trăm dự án khắp các vùng Hà Tây và Vĩnh Phúc cũ trở thành dự án treo. Cư dân nhiều địa phương mất đi sinh kế cùng đất nông nghiệp. Sau 10 năm mở rộng, Hà Nội đang phải tiếp tục khắc phục các điểm yếu trong quy hoạch và thu hồi nhiều dự án treo. Còn với Lâm Đồng, cử tri không lo sao được khi năm 2023, đầu 2024 không ít quan chức nơi đây, cả Bí thư và Chủ tịch tỉnh đều vướng vào lao lý do vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Không ít lãnh đạo huyện, sở ngành bị phê bình, kỷ luật vì chậm thực hiện các kết luận của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ. Hàng loạt dự án đầu tư công chậm được giải ngân, thi công… Thế nhưng, cần phải nhìn vào lợi ích lâu dài và tổng thể. Bởi như Thủ tướng đã nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 cuối tháng 7/2023, trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp này là yêu cầu cần thiết. Việc này nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, việc sáp nhập giúp tối ưu hóa quản lý và tận dụng tốt hơn các nguồn lực, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội… một cách toàn diện. Huyện mới Đạ Huoai tới đây sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái, đặc biệt là với các điểm du lịch như Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu ủy Khu VI và Di chỉ khảo cổ Cát Tiên. Để giảm bớt lo lắng cho người dân, Lâm Đồng cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Lâm Đồng cũng cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch của địa phương bảo đảm phù hợp, thống nhất với phương án tổng thể; xây dựng phương án, lộ trình cụ thể để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị; sắp xếp và giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công và việc thực hiện các chính sách khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn giai đoạn 2023-2025;… Tóm lại, khi nhân dân và chính quyền cùng đồng thuận, những bất cập, lo lắng trên sẽ được giải quyết. Huyện mới Đạ Huoai sẽ trở thành một mô hình về sự phát triển đồng bộ và bền vững lý tưởng, góp phần vào sự thịnh vượng chung của tỉnh Lâm Đồng và cả nước. T.N Kỳ vọng Đạ Huoai mới TIP THEO TRANG 1
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==