Tiền Phong số 82

THỜI SỰ 3 n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 Từ cuối năm 2023, từ thực tế thị trường tại Hà Nội giao dịch ảm đạm, các chuyên gia và cơ quan quản lý đều nhận định, thị trường bất động sản năm 2024 vẫn còn khó khăn và hồi phục sớm nhất vào cuối năm, thậm chí sang năm 2025, 2026 mới ấm trở lại. Thế nhưng, thị trường lại phản ứng ngược lại, khi ngay sau Tết Nguyên đán 2024, phân khúc chung cư bỗng nhiên được đẩy giá lên cao. Theo đó, giá rao bán tăng thậm chí gấp 2, gấp 3 lần so với giá gốc. Trong bối cảnh thiếu nguồn cung nghiêm trọng, những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5 - 10 năm vẫn “đắt khách” khi chủ nhà cứ rao bán ra căn nào, môi giới dẫn khách liền căn đó bất kể dự án từ nội đô cho đến ven đô. Dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Nhiều người mua, bán và nhân viên môi giới bất động sản cũng nhận xét giá chung cư Hà Nội đang “leo thang”. Không ít dự án có mức tăng giá trên 20% chỉ sau 1 năm. Các loại hình bất động sản khác như thổ cư, biệt thự, liền kề cũng tăng giá theo. Theo khảo sát của PV, đất thổ cư vùng ven Hà Nội như Thanh Trì, Hoài Đức, Yên Nghĩa (Hà Đông), giá (đất thổ cư) trong ngõ được rao bán lên đến 50 - 60 triệu đồng/m2. Còn với các quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm…, giá nhà trong ngõ ô tô con không vào cũng được rao bán lên tới 130 - 150 triệu đồng/m2. Anh Minh Hưng (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Do cần tiền, trước Tết Nguyên đán tôi rao bán căn nhà 3 tầng trong ngõ với diện tích sổ đỏ 40m2 nhưng không có khách hỏi mua. Ra Tết Nguyên đán, tôi thấy môi giới dẫn khách vào xem liên tục và vừa chốt bán với giá 2,6 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tuần. So với giá gốc tôi mua năm ngoái, tôi lãi được nửa tỷ đồng”. Chị Ngọc Tâm, môi giới nhà thổ cư ở Hà Nội cho biết, 2 tháng nay liên tục có người quan tâm, hỏi mua phân khúc nhà trong ngõ. Có tuần chị Tâm dẫn gần chục lượt khách đi xem nhà. Chị Tâm cho hay, lượng người quan tâm và giao dịch tập trung ở những căn nhà diện tích nhỏ 30 - 45 m2, giá dưới 5 tỷ đồng, nằm trong các ngõ hẻm ở quận Hà Đông, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Đống Đa... Căn nào mới xây, giá tốt, vị trí không vướng quy hoạch hay lỗi phong thủy, sẵn sổ đỏ gần như tìm được khách mua luôn dù mới rao bán. “Tuy lượng giao dịch chưa bằng một nửa thời điểm thị trường sôi động, nhà đất trong ngõ hẻm ở quận trung tâm vẫn có nhiều người hỏi, nhất là sản phẩm tầm 3-5 tỷ đồng một căn", chị Tâm nói. Với phân khúc biệt thự, liền kề đã tăng giá 2 năm qua nhưng vẫn có dấu hiệu không đứng im. Tại dự án biệt thự Solasta Mansion (Dương Nội, Hà Đông) của chủ đầu tư Nam Cường được mở bán vào cuối tháng 10/2023, nhưng chỉ thực sự được chào hàng mạnh mẽ trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây. Đến ngày 18/3 đợt mở bán thứ 2, giá bảng hàng tăng thêm 5% so với đợt 1 với hơn 100 triệu đồng/m2. Dự án Hinode Royal Park (Hoài Đức, Hà Nội) có khoảng 1.000 căn liền kề, biệt thự khách quan tâm. Dự án này được phê duyệt từ gần 16 năm trước, mới tái khởi động cuối năm 2021. Trước Tết Nguyên đán, một căn liền kề có diện tích 90m2, 4 - 5 tầng xây thô có giá 7 tỷ đồng nhưng nay giá rao bán tăng mạnh lên 10 tỷ đồng. Anh Minh Thành, môi giới dự án cho biết, liền kề tại đây tăng giá rao bán khoảng 40%, sau Tết Nguyên đán là quãng thời gian tăng nhanh nhất. Hiện tại mức giá rao bán đã chớm vượt qua đỉnh của giai đoạn sóng đầu năm 2022, cỡ hơn 100 triệu/m2 . GIAO DỊCH THẬT TĂNG KHÔNG ĐÁNG KỂ Giá rao bán bất động sản ở hầu hết các phân khúc đều bị đẩy lên cao nhưng theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều phòng công chứng ở Hà Nội, giao dịch thực tế không tăng mạnh. Đại diện một văn phòng công chứng tại quận Cầu Giấy cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, trung bình một ngày, công chứng khoảng 3 hồ sơ chuyển nhượng. Thị trường bất động sản không sôi động như đồn thổi. Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Từ Thị Kim Ngọc, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, giao dịch chuyển nhượng tại khu vực này qua văn phòng không tăng và chủ yếu người dân đến làm giao dịch đảm bảo. Ông Đặng Ngọc Quang, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội cho biết: “Giao dịch chung cư sang tên sổ đỏ tại văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội từ sau Tết Nguyên đán đến nay ít, thậm chí giảm hơn so với cuối năm 2023”. Theo ông Quang, xu hướng đầu năm, người dân ít mua nhà. “Năm 2023 giao dịch sang tên sổ đỏ tại văn phòng giảm hẳn về số lượng và lượng giao dịch từ đầu năm 2024 đến nay không có gì đột biến”, ông Quang nói. NGỌC MAI Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản Hà Nội bỗng sôi động trở lại khi giá rao bán tăng mạnh, đặc biệt phân khúc chung cư. Bên cạnh đó, các phân khúc khác như đất thổ cư, liền kề, biệt thự cũng “nóng” theo. Tuy nhiên, giao dịch thành công không nhiều. Ảo giá, ảo giao dịch THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI: Làn sóng “ngáo giá” chung cư lan sang các phân khúc liền kề, biệt thự ẢNH: NHƯ Ý Sau hai ngày trời rét, từ hôm qua (21/3), nền nhiệt tăng nhanh ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Dự báo từ hôm nay, nền nhiệt tiếp tục tăng ở khu vực này, khoảng 24-26/3, khu vực Tây Bắc của miền Bắc và vùng núi phía Tây các tỉnh Bắc, Trung Trung Bộ có thể đón nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất 34-36 độ. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, năm nay nắng nóng đến khá sớm, dự báo gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có thể xuất hiện các kỷ lục nhiệt độ. Cụ thể, ngay từ tháng 1, Đông Nam Bộ đã đón những đợt nắng nóng đầu tiên và liên tục ghi nhận nắng nóng trong tháng 2 và 3. Chỉ tính riêng một tháng qua, khu vực này đón 2 đợt nắng nóng vào các ngày 22/2-4/3 và ngày 8-20/3 với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Những ngày đầu tháng 3, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên cũng xuất hiện những ngày nắng nóng cục bộ, riêng ngày 5/3, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng diện rộng, sang ngày 6/3 nắng nóng duy trì ở khu vực Trung Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36-38 độ, có nơi trên 38 độ. Trong đó, nhiệt độ đo tại Hà Tĩnh ngày 5/3 là 38.5 độ, là mức nhiệt cao nhất trong tháng 3 ghi nhận tại khu vực được coi là chảo lửa miền Trung. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, trong nửa cuối tháng 3, nắng nóng xuất hiện ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, vùng núi phía Tây thuộc Bắc Trung Bộ, sau đó gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ vào tháng 4-6/2024. Nắng nóng tại khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì ở miền Đông và sẽ mở rộng dần sang khu vực miền Tây từ nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 5. Trong tháng 7-8, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt. Nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối tháng 8 ở Bắc Bộ và từ tháng 9 ở khu vực Trung Bộ. NGUYỄN HOÀI Nắng nóng năm nay dự báo gay gắt hơn trung bình nhiều năm ẢNH: NHƯ Ý Mùa hè 2024 có thể nắng nóng gay gắt Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, nắng nóng năm nay đến sớm, số đợt nắng nóng có thể xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm, mức độ nắng nóng cũng gay gắt hơn, nhiều kỷ lục nhiệt độ có thể được thiết lập. Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam khẳng định, thị trường không ở trong giai đoạn “sốt” bởi giao dịch có tăng nhưng không nhiều. Với người có nhu cầu ở thực vẫn cân nhắc, còn với nhà đầu tư vẫn lăn tăn thời điểm xuống tiền. Cơ quan khí tượng nhận định, tại Tây Bắc Bộ, nắng nóng diện rộng diễn ra từ tháng 4-7, cao điểm tháng 5-6, tại Đông Bắc Bộ từ tháng 5-8, cao điểm tháng 6-7. Tại Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, nắng nóng diện rộng từ tháng 4-8. cao điểm tháng 6-7, tại Đà Nẵng-Khánh Hòa là các tháng 5-8, cao điểm tháng 7, tại Nam Bộ từ tháng 2-5, cao điểm tháng 3 - 4.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==