14 n Thứ Năm n Ngày 21/3/2024 VỤ CHÁY LÀM LỘ HÀNG CHỤC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM Mới đây, tại xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) đã xảy ra vụ cháy tại một cơ sở sang chiết gas trái phép làm 1 người chết, 2 người bị thương khiến dư luận xôn xao. Theo UBND xã Khánh Hà, cơ sở sang chiết gas trái phép này nằm trên đất nông nghiệp vừa được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2023. UBND huyện Thường Tín cho biết, Khánh Hà là một trong những địa phương có nhiều vụ vi phạm trên đất nông nghiệp mới phát sinh. Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn xã đã phát sinh 38 vụ việc vi phạm mới trên đất nông nghiệp được lập hồ sơ, xử lý. Theo ghi nhận, tại khu vực nghĩa trang ven sông Nhuệ, đoạn qua thôn Đỗ Hà (xã Khánh Hà) cho hàng chục lô đất nông nghiệp đã được người dân quây kín tôn. Một số đất được người dân sử dụng làm cơ sở tái chế phế liệu, sản xuất hạt nhựa hoặc làm nơi ở. Chiều ngày 18/3, tại khu vực này có một số máy ủi đang san gạt đất. Không chỉ đất ven sông, tại khu vực gần UBND xã Khánh Hà cũng có nhiều xưởng sản xuất mọc trên đất nông nghiệp. Trong đó, có lô đất đã được người dân lắp đặt máy móc, sản xuất hoặc làm địa điểm kinh doanh. Ông Dương Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hà xác nhận, đúng là có tình trạng vi phạm trên đất nông nghiệp trên địa bàn xã. Đặc biệt, số trường hợp vi phạm tăng nhanh từ cuối năm 2023. Lý giải nguyên nhân gia tăng số trường hợp vi phạm trên đất nông nghiệp thời gian gần đây, ông Tuấn cho biết, Khánh Hà là một trong những xã có dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua với chiều dài 2,2km. Từ sau khi dự án được triển khai, UBND xã tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Đến nay, UBND xã đã bàn giao 100% mặt bằng cho dự án và cũng là xã đầu tiên của huyện bàn giao mặt bằng vượt tiến độ. Bên cạnh đó, xã cũng có hơn 350 hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, trong đó nhiều hộ phải tháo dỡ hoàn toàn. Một số hộ chưa có đất tái định cư đã san gạt đất nông nghiệp ven sông Nhuệ làm nơi chứa đồ, UBND xã cũng thông cảm cho bà con. Tuy nhiên, một số hộ ngoài việc làm nơi chứa đồ còn sử dụng làm xưởng sản xuất hạt nhựa, hoặc cho thuê. Đây là điều UBND xã không nghĩ đến, từ đó dẫn đến vụ cháy đau lòng vừa qua. Đối với diện tích đất nông nghiệp khác sử dụng sai mục đích, ông Tuấn cho rằng, do trước đây một số trường hợp thuê thầu đất nông nghiệp để sản xuất. Tuy nhiên, một số hộ đã xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp được giao, đất thuê của UBND xã. “Để xảy ra những vi phạm này, chúng tôi xin nhận trách nhiệm”, ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, hiện tại UBND xã đã tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm. Hiện, chủ các công trình đã cam kết sẽ tự nguyện tháo dỡ. Thống kê của UBND huyện Thường Tín cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện đã phát sinh nhiều trường hợp vi phạm mới trên đất nông nghiệp đã được lập hồ sơ, xử lý. Trong đó, xã Khánh Hà có 38 trường hợp, xã Ninh Sở (9 trường hợp), xã Vạn Điểm (2 trường hợp), xã Tô Hiệu (2 trường hợp). Đây là các trường hợp lợi dụng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp được giao, đất thuê của UBND xã, xây dựng công trình trái phép vi phạm hành lang bảo vệ an toàn các công trình đê điều, thủy lợi, hành lang thoát lũ, vi phạm chiếm đất công. XỬ LÝ DỨT ĐIỂM NHỮNG VI PHẠM ĐÃ TỒN TẠI Tại huyện Đông Anh cũng phát hiện nhiều vi phạm. Hàng chục năm trước, UBND xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) đã cho nhiều hộ dân thuê đất nông nghiệp công ích để sản xuất theo mô hình trang trại. Tuy nhiên, những năm gần đây, lợi dụng giao thông phát triển, một số hộ dân được thuê thầu đất nông nghiệp công ích đã tự ý chuyển đổi thành bãi trông giữ xe, rửa xe, làm lều, lán bán hàng gây bức xúc trong dư luận. Đặc biệt, còn 22 hộ thuê đất nông nghiệp đã hết hợp đồng từ nhiều năm trước nhưng “cố thủ” không chịu bàn giao cho UBND xã. Trước tình trạng trên, UBND huyện Đông Anh, UBND xã Tiên Dương đã tăng cường các biện pháp tuyên truyền, yêu cầu người dân tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm, trả đất cho UBND xã sau khi hết hợp đồng thuê đất. Với các biện pháp vừa quyết liệt, vừa mềm dẻo đến đầu năm 2024, đã có 17 trường hợp tháo dỡ vi phạm, hoàn trả đất nông nghiệp thuê thầu cho địa phương. Với 5 trường hợp còn lại, UBND xã đã thiết lập hồ sơ xử lý, trong đó 3 hộ đã đồng ý hoàn trả đất và đang làm các thủ tục theo quy định. Với 2 trường hợp còn lại, UBND xã vận động gia đình tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm, nếu không thực hiện sẽ đề nghị cấp trên thực hiện biện pháp cưỡng chế, đại diện UBND xã Tiên Dương thông tin. Tại các xã Võng La, xã Kim Chung… thuộc huyện Đông Anh cũng xảy ra tình trạng người dân tự ý san lấp trái phép ao, hồ và tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng nhà ở cho thuê trên đất nông nghiệp. UBND huyện Đông Anh cũng cho rằng, công tác quản lý đất công trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại. Để ngăn chặn tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, UBND huyện Đông Anh đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn. Đồng thời, thiết lập hồ sơ đối với các trường hợp vi phạm. Trường hợp phát hiện tái lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, chính quyền địa phương phải sớm ngăn chặn, báo cáo UBND huyện xử lý theo quy định. THANH HIẾU Thời gian qua, tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm trên đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp trên địa bàn xã Khánh Hà “biến” thành các xưởng sản xuất hạt nhựa, tái chế phế liệu Nhiều vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp “Để xảy ra những vi phạm này, chúng tôi xin nhận trách nhiệm”. Ông DƯƠNG THANH TUẤN, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hà NHỊP SỐNG THỦ ĐÔ UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục. Theo đó, dự án được điều chỉnh quy mô đầu tư: Giảm mặt cắt ngang đoạn tuyến qua khu vực Đài Truyền hình Việt Nam. Phần ngoài chỉ giới phân kỳ tách ra khỏi dự án đầu tư theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội. Trước đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ra văn bản yêu cầu hoàn thành Dự án Vành đai 1 trong năm 2024. Đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (Hà Nội) có chiều dài 2.274m. Điểm đầu tuyến tại nút giao Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu - Hào Nam; điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục. Tuyến đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2017, với vốn ban đầu gần 7.800 tỷ đồng cho đoạn đường 2,2km, tuyến đường được mệnh danh “đắt nhất hành tinh”. Trao đổi với PV Tiền Phong về dự án, đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội (Ban Quản lý dự án) cho biết, hiện tổng mức đầu tư của dự án là 7.211 tỷ đồng, đến thời điểm này giải ngân hơn 2.127 tỷ đồng. Thời gian qua, Ban quản lý dự án đã phối hợp với UBND các quận Ba Đình, Đống Đa tập trung đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, các đơn vị liên quan đã thực hiện đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa đất và kiểm đếm tài sản được 1.969/2.005 hộ dân (98,2%); xác nhận nguồn gốc đất của 1.859/1.969 hộ dân đã kiểm đếm tài sản (94,4%). Qua đó lập 1.197 phương án đền bù; phê duyệt 701 phương án đền bù và tiến hành chi trả tiền đền bù cho 548 hộ dân với giá trị 1.596 tỷ đồng. Theo thống kê, đã có 104 hộ dân bàn giao mặt bằng; 96 hộ đã phá dỡ thu hồi mặt bằng. Còn lại 171 hộ đủ điều kiện thu hồi mặt bằng, UBND các phường liên quan đang khảo sát, lên phương án, dự kiến trong tháng 3 này tiến hành phá dỡ. Hiện nay, còn 13 hộ dân khu vực góc cua nút giao Nguyễn Chí Thanh vẫn không đồng ý cho cán bộ địa chính đo đạc. Ban Quản lý dự án đã nhiều lần phối hợp với UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình) tổ chức tuyên truyền, vận động. Ban Quản lý dự án đề nghị quận Ba Đình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc để tổ chức thực hiện trong tháng 3/2024. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đề xuất UBND quận Đống Đa, quận Ba Đình hoàn thành đo đạc, kiểm đếm và xác định nguồn gốc đất các hộ còn lại, bao gồm 13 hộ đo đạc kiểm đếm và xác nhận 78 nguồn gốc đất trong tháng 3/2024 để lập phương án trình thẩm định phê duyệt. Ban cũng đề xuất Sở Xây dựng trình UBND TP ban hành quyết định bán nhà cho 124 căn và trình điều chỉnh đơn vị nhận tiền nhà của 62 căn tái định cư khu Nam Trung Yên để đảm bảo tiến độ. Hiện chủ đầu tư đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu các gói thầu thi công xây dựng tuyến đường để triển khai thi công đồng thời với giải phóng mặt bằng. Dự kiến, tuyến đường sẽ cơ bản hoàn thành trong quý I/2025. TRẦN HOÀNG Chốt tiến độ dự án vành đai "đắt nhất hành tinh" Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục vừa được UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh quy mô đầu tư, phấn đấu hoàn thành trong năm 2024. Điểm đầu của tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==