Tiền Phong số 81

12 QUỐC TẾ n Thứ Năm n Ngày 21/3/2024 Bà Kim, 51 tuổi, xuất hiện lần gần đây nhất khi trở về từ chuyến thăm Hà Lan cùng Tổng thống Yoon Suk-yeol, vào giữa tháng 12/2023. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc vẫn im lặng về lý do bà Kim vắng mặt. Không có thông tin nào về sức khỏe của bà được đề cập đến. Sự vắng mặt kéo dài này được đánh giá là bất thường, vì trước đó bà đóng vai trò nổi bật trong những hoạt động xuất hiện công khai của Tổng thống Yoon, chưa kể những hoạt động riêng của bà với các đoàn nước ngoài để trao đổi văn hóa hay những dịp thể hiện sự quan tâm của bà đến các vấn đề xã hội như quyền động vật, sản phẩm thân thiện với môi trường… Sau khi bà Kim nhiều lần lên tiếng phản đối việc ăn thịt chó, đảng cầm quyền nhanh chóng soạn thảo dự luật cấm bán thịt chó. Dự luật đã được thông qua và sẽ có hiệu lực từ năm 2027. Bà Kim cùng đi với Tổng thống Yoon trong tất cả các chuyến công du nước ngoài, bắt đầu từ thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Madrid vào tháng 6/2022. Khi đó, bà gây chú ý của báo chí với trang phục nổi bật và vai trò cá nhân như một doanh nhân. Bà không dự lễ kỷ niệm phong trào độc lập Hàn Quốc hôm 1/3. Đây là điều chưa từng có tiền lệ, vì tất cả Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc từ thời Tổng thống Kim Dae-jung năm 1998 đều có mặt ở sự kiện này. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra lời giải thích nào. Tuy nhiên, sự vắng mặt kéo dài của bà Kim có vẻ giúp Tổng thống Yoon cải thiện tỷ lệ ủng hộ, bắt đầu từ giữa tháng 2, trước khi bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 10/4. Cuộc bầu cử này được coi là bài kiểm tra giữa kỳ đối với nhà lãnh đạo Hàn Quốc. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon đạt 39% trong 2 tuần liên tục cho đến đầu tháng 3. Đây là tỷ lệ cao nhất mà ông đạt được kể từ tháng 12/2022, theo kết quả khảo sát của hãng Gallup Korea. Một số nhà bình luận quốc tế suy đoán rằng Văn phòng Tổng thống có thể đang chủ ý để bà Kim tránh xa các sự kiện chính thức, để giảm nhẹ dư luận tiêu cực từ vụ bê bối túi xách Dior, rộ lên từ cuối năm 2023. Bê bối vỡ lở sau khi xuất hiện đoạn phim do camera giấu kín ghi lại cho thấy bà đã nhận một chiếc túi xách Christian Dior trị giá 3.000 USD làm quà tặng, vi phạm luật chống tham nhũng. Những bê bối bủa vây Đệ nhất phu nhân và việc Văn phòng Tổng thống không thể xử lý ổn thỏa khiến tỷ lệ ủng hộ ông Kim sụt giảm, có thời điểm xuống dưới 30%. Trong cuộc trả lời phỏng vấn ghi hình trước với đài KBS đầu tháng 2, Tổng thống Yoon nói rằng vợ mình thiếu “sự tỉnh táo” cần thiết để từ chối quà tặng đắt tiền, nhưng ông không xin lỗi. Không chỉ vụ bê bối túi xách, hàng loạt chuyện gây tranh cãi khác liên quan đến bà Kim cũng khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi, từ đó ảnh hưởng đến Tổng thống Yoon. Đảng Dân chủ đối lập trình một dự luật nhằm bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt điều tra cáo buộc bà Kim thao túng cổ phiếu cách đây vài năm. Ông Yoon dùng quyền phủ quyết của mình để gạt bỏ dự luật này vào tháng 12 năm ngoái. BÌNH GIANG (theo Korea Herald) Dư luận Hàn Quốc đang chú ý đến việc Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee không xuất hiện công khai trong 4 tháng qua mà không có lời giải thích nào. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Phu nhân Kim Keon-hee cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phu nhân Jill Biden năm 2023 ẢNH: THE WASHINGTON POST ĐỆ NHẤT PHU NHÂN HÀN QUỐC: Vắng mặt bất thường suốt 4 tháng Năm 2009, bà Kim Keonhee thành lập Covana Contents (công ty chuyên về triển lãm nghệ thuật) và giữ chức vụ giám đốc điều hành kiêm chủ tịch. Bà kết hôn với ông Yoon Suk-yeol năm 2012 và 10 năm sau trở thành Đệ nhất phu nhân. Cách đây 2 tuần, một tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu nhỏ hơn của Philippines, làm vỡ kính và khiến 4 thủy thủ Philippines bị thương. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Philippines tại Manila ngày 19/3, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng các nước đồng minh “có chung quan ngại khi những hành động của Trung Quốc đe dọa tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do, bao gồm Biển Đông và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”. “Những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và quyền của Philippines như phun vòi rồng, chặn đường, bám đuôi và các hoạt động nguy hiểm khác lặp đi lặp lại. Vùng biển này không chỉ quan trọng với kinh tế và an ninh Philippines mà còn có vai trò quan trọng đối với lợi ích của khu vực, của Mỹ và cả thế giới”, ông Blinken nói. Ông Blinken khẳng định, thỏa thuận quốc phòng tương hỗ ký năm 1951 là “vững như bàn thạch” và “áp dụng với các cuộc tấn công vũ trang vào lực lượng vũ trang Philippines, các tàu và máy bay công vụ, bao gồm các phương tiện của lực lượng bảo vệ bờ biển, ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông”. “Điều quan trọng nhất là chúng ta sát cánh bên nhau trong quyết tâm duy trì luật quốc tế, vì Philippines, vì tất cả những nước khác, trước bất kỳ hành động khiêu khích nào”, ông nói. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. công khai phối hợp với Mỹ từ khi ông lên nắm quyền năm 2022, thay đổi chính sách thân Bắc Kinh của chính quyền tiền nhiệm. Ông Marcos nhiều lần lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là chuyến thăm thứ hai của Ngoại trưởng Blinken đến Manila từ khi Tổng thống Marcos nhậm chức. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên với Tổng thống Philippines và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Nhà Trắng trong tháng 4 tới. Trong phát biểu trước cuộc hội kiến Tổng thống Marcos ngày 19/3, ông Blinken gọi hội nghị thượng đỉnh sắp tới là “chân trời mới cho hợp tác” và “cực kỳ hứa hẹn”. BÌNH GIANG (theo CNN) Trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh gia tăng trên vùng biển tranh chấp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc lại cam kết Mỹ bảo vệ đồng minh Philippines. Mỹ nhắc lại cam kết bảo vệ Philippines Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt tay người đồng cấp Philippines Enrique Manalo ngày 19/3 ẢNH: AP Nga sơ tán 9.000 trẻ em khỏi vùng biên giới giáp Ukraine Khoảng 9.000 trẻ em sẽ được sơ tán khỏi vùng Belgorod của Nga trong bối cảnh khu vực giáp biên giới với Ukraine này liên tục bị tấn công, Thống đốc Vyacheslav Gladkov thông báo. Nhóm đầu tiên gồm 1.200 trẻ em ngày 22/3 sẽ được đưa đến những khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Nga như Penza, Tambov và Kaluga. “Chúng tôi đã di dời người dân từ nhiều ngôi làng. Giờ chúng tôi đang lên kế hoạch sơ tán khoảng 9.000 trẻ em từ Belgorod và khu vực lân cận”, ông Gladkov nói. Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga muốn tạo ra một vùng đệm để bảo vệ các khu vực biên giới và dân thường khỏi các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine và các cuộc đột kích xuyên biên giới tăng mạnh những tháng gần đây. Theo ông Gladkov, tính đến ngày 17/3, khoảng 600 người đã phải chuyển đến nơi ở tạm thời sau khi được sơ tán khỏi nhà riêng. Cuối tuần trước, ông Gladkov ra lệnh đóng cửa các trung tâm mua sắm và trường học trong vài ngày vì tình hình an ninh hiện tại. Kỳ nghỉ học của trẻ em vùng biên giới ở Belgorod bắt đầu ngày 20/3, trong khi các trường cao đẳng và đại học sẽ chuyển sang học trực tuyến. l Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Liutyi do Ukraine sản xuất vào thành phố Engels, vùng Saratov, Nga sáng 20/3 là một chiến dịch của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Pravda đưa tin. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ tên lửa dẫn đường Patriot do Mỹ sản xuất và tên lửa S-200 đã sửa đổi của Ukraine. MINH HẠNH (theo RT, Pravda) Kỳ vọng hợp tác MekongLan Thương Đối mặt sự gia tăng thách thức khí hậu toàn cầu, sáu nước ven sông Mekong (Trung Quốc gọi là Lan Thương), gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đang nỗ lực hợp tác để giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cũng như phúc lợi của người dân. Mới đây, sáu nước tham gia hợp tác MekongLan Thương (MLC) nhất trí hoàn thiện khuôn khổ Hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương; tiếp tục tổ chức thường xuyên hội nghị cấp bộ trưởng hợp tác tài nguyên nước và diễn đàn hợp tác tài nguyên nước; tích cực thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong quản lý toàn lưu vực như sử dụng bền vững tài nguyên nước Mekong-Lan Thương, thông tin thủy văn, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, đào tạo nhân lực... Sáu nước MLC có thể tăng cường lòng tin, phối hợp chính sách, xây dựng năng lực tương quan, góp phần đảm bảo sử dụng tài nguyên nước một cách công bằng và bền vững. Trung Quốc chia sẻ thông tin thủy văn hằng năm của sông Mekong từ năm 2020. Khi MLC chuyển sang giai đoạn phát triển toàn diện, hợp tác không những giải quyết vấn đề tài nguyên nước, mà còn liên quan an ninh phi truyền thống, phát triển xanh, đổi mới khoa học công nghệ… Theo GS. Tống Thanh Nhuận (Học viện châu Á - Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh), khi sáu nước tiếp tục hợp tác sâu rộng, MLC sẽ trở thành mô hình “vàng” cho hợp tác tiểu vùng. THÁI AN (theo LMC News)

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==