Tiền Phong số 81

ĐÒI SCB TRẢ TIỀN THUÊ NHÀ Bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận cáo buộc bà quanh co chối tội, đổ lỗi cho cấp dưới trong khi bản thân bà “cảm thấy mình có một phần trách nhiệm” để cùng chịu tội với nhân viên. Theo bà Lan, quá trình hợp nhất 3 ngân hàng thành SCB hiện nay kéo dài 10 năm. Khoảng thời gian từ 2016 - 2017, một số tỷ phú nước ngoài là bạn của bà đã bắt đầu vào SCB. Tuy nhiên họ đã rút lui khi xảy ra vụ án. Bị cáo này bày tỏ nguyện vọng được tại ngoại để tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư. Chủ tọa phiên toà khẳng định, nếu có nhà đầu tư nước ngoài nào đó như bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày và muốn khắc phục hậu quả giúp bị cáo Lan thì HĐXX sẽ tạo điều kiện tối đa để bị cáo được gặp ngay tại giai đoạn xét xử. “Bị cáo có thể thông qua luật sư làm đơn gửi HĐXX xem xét, đơn nêu rõ là nhà đầu tư nước ngoài nào, chứ không thể nói chung chung" - Chủ tọa phiên tòa lưu ý. Bị cáo Trương Mỹ Lan nói rằng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát không liên quan đến SCB và đề nghị HĐXX xem xét đến nội dung này. Bà Trương Mỹ Lan cho rằng tòa nhà số 19 Nguyễn Huệ (tòa nhà hội sở SCB) là do bà cho SCB thuê để lấy tiền trùng tu biệt thự cổ số 110 - 112 Võ Văn Tần (quận 3, TPHCM). Theo bà Lan, hơn một năm qua, SCB chưa trả tiền thuê tòa nhà này. Bà Lan đề nghị SCB trả tiền thuê tòa nhà để khắc phục hậu quả. Bị cáo Lan cũng bày tỏ mong muốn được chuyển 1.000 tỷ đồng tiền mặt mà ông Nguyễn Cao Trí đã chiếm đoạt của bà (ông Trí hứa trả lại bằng tiền mặt tại phiên tòa - PV) và tài sản của mẹ bà sang cho bị cáo Trương Huệ Vân (cháu gái) để khắc phục hậu quả. “CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐÃ HẾT HIỆU LỰC”? Bị cáo Trương Mỹ Lan có 5 luật sư bào chữa, gồm: Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Trương Thanh Đức và Giang Hồng Thanh. Các luật sư của bà Lan đã kiến nghị HĐXX và đại diện Viện kiểm sát một số nội dung. Cụ thể, kiến nghị xem xét về nguyên nhân, bối cảnh bà Trương Mỹ Lan tham gia quá trình hợp nhất và thực hiện các đề án, phương án tái cơ cấu SCB trong thời gian 2012 - 2022. Luật sư đề nghị xem xét lại việc quy buộc tội danh “Tham ô tài sản” đã bị tách ra thành tội danh độc lập do thời điểm phát sinh hiệu lực của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), về bản chất và hành vi của bà Trương Mỹ Lan được xác định là cùng phương thức, thủ đoạn phạm tội (nếu có) xuyên suốt trong 10 năm. Luật sư cũng đề nghị kiểm tra tính xác thực về số tiền quy buộc bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt trong hành vi “Tham ô tài sản” và gây thiệt hại cho SCB trong hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Theo luật sư, cơ sở pháp lý của việc sử dụng chứng thư thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân chỉ phục vụ báo cáo về định giá lại tài sản đảm bảo, khi tổ chức tín dụng vào diện kiểm soát đặc biệt và hiện tại các chứng thư này đã hết hiệu lực pháp luật. Cũng theo các luật sư, bà Trương Mỹ Lan đã nhìn nhận nghiêm túc vai trò và tầm ảnh hưởng của mình với tư cách cổ đông và đại diện cho nhóm cổ đông lớn. Bà Lan thấy được một phần trách nhiệm trước các sai phạm của một số thành viên HĐQT và Ban điều hành trong hoạt động cho vay. Do đó, căn cứ vào nhân thân, quá trình đóng góp của bà Lan cho xã hội, sự hợp tác, thiện chí thực tế và cam kết đem hết tài sản cá nhân, gia đình nhằm khắc phục hậu quả (nếu có)… luật sư đề nghị xử lý trách nhiệm hình sự đối với bà Trương Mỹ Lan phù hợp, mang tính nhân đạo và dựa trên cơ sở pháp luật. TÂN CHÂU - HỮU HUY PHÁP LUẬT 11 n Thứ Năm n Ngày 21/3/2024 Tại phiên tòa, trước đó, đại diện Viện Kiểm sát trong phần luận tội, đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và 19 - 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp mức án chung theo đề nghị là tử hình. Hôm qua (20/3), tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), HĐXX đã cho các luật sư và bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) thực hiện quyền bào chữa. Các luật sư tham gia phiên tòa ngày 20/3 ẢNH: DUY ANH VỤ VẠN THỊNH PHÁT: Bà Trương Mỹ Lan và luật sư kiến nghị gì khi bào chữa? Trong 2 giờ đồng hồ, nhóm bị hại có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phân chia thành hai luồng chính “xin giảm án cho bị cáo” và “xin được trả lại tiền ngay tại tòa”. Cụ thể, một bị hại tên Hiền (đại diện cho nhóm 73 người) cho hay, trong nhóm có người mua trái phiếu đã qua đời mà chưa được nhận lại tài sản. Do đó, bà Hiền mong HĐXX xem xét thấu đáo cho các khoản trái phiếu đã mua được bảo đảm lợi ích. “Tôi biết có người mua trái phiếu hợp đồng lẽ ra phải được thanh quyết toán trước khi vụ án được khởi tố, song đến nay vẫn chưa được trả, tòa phải xem xét để đảm bảo khoản lợi nhuận như đã ký với công ty”, bà Hiền nói. Cùng nguyện vọng, bị hại Nguyễn Thị Minh Hải mong HĐXX tuyên trả luôn số tiền cho các bị hại để họ sớm nhận lại tài sản ổn định cuộc sống; đồng thời xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Trong khi đó, một bị hại khác tên là Nguyễn Anh Tuấn cho biết, cá nhân anh bỏ hơn 1,2 tỷ đồng mua trái phiếu, đây là khoản tiền gia đình anh tích góp, sau khi xảy ra sự việc, anh cùng nhiều bị hại khác thành lập nhóm và nhóm anh 5 lần ký đơn xin tại ngoại cho cha con bị cáo Đỗ Anh Dũng mong họ được ra ngoài, sớm có biện pháp khắc hậu quả. Tuy nhiên, số tiền khắc phục hậu quả được Tân Hoàng Minh nộp tại Kho bạc Nhà nước, việc này khiến anh mất thêm 2 năm “nằm đường” ăn bánh mỳ, xôi khô, để kêu cứu khắp nơi. Anh có nguyện vọng đề nghị tòa phải tuyên trả ngay số tiền cho anh cùng hơn 6.000 nạn nhân khác. Bên cạnh đó, anh Tuấn yêu cầu tập đoàn Tân Hoàng Minh phải bồi thường thêm khoản tiền lãi theo hợp đồng đã ký. ĐỀ NGHỊ XEM XÉT TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Bị hại Nguyễn Thị Lễ (Hà Nội) cho biết bà làm công chức nhà nước, là nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp đã dùng toàn bộ tài sản gia đình để mua trái phiếu Tân Hoàng Minh. “Tôi nghĩ Tân Hoàng Minh không phải là bên duy nhất hại chúng tôi, mà cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, các ngân hàng cùng tham gia. Tôi đề nghị HĐXX lưu ý cho trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước...”, bà Lễ nói. Một luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại xin phép tòa được hỏi bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh “có đề nghị tòa tuyên sớm trả tiền lại cho các nhà đầu tư không?” Tuy nhiên, Chủ tọa ngắt lời cho rằng, HĐXX sẽ có phán quyết. HOÀNG AN Các bị cáo tại phiên tòa ngày 20/3 XÉT XỬ VỤ ÁN TÂN HOÀNG MINH: Bị hại kể “có người đã chết khi chưa được nhận lại tiền” Chiều 20/3, hàng trăm bị hại được Hội đồng xét xử (HĐXX) cho phép đứng lên phát biểu về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Trong vụ án, cơ quan tố tụng xác định có 6.630 nhà đầu tư là bị hại, họ bị chiếm đoạt tổng số tiền hơn 8.643 tỷ đồng. Tòa có đơn triệu tập, song quá trình làm thủ tục khai mạc phiên tòa sáng 19/3, ghi nhận có 987 người có mặt. LAI CHÂU: Bắt nhiều đối tượng phạm tội về ma túy Trong những ngày gần đây, lực lượng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lai Châu liên tiếp bắt giữ các đối tượng phạm tội về ma túy. Đầu năm 2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lai Châu nhận được thông tin phản ánh về đối tượng Nguyễn Quang Tuấn (cư trú tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè, Lai Châu) có nhiều nghi vấn hoạt động tội phạm ma tuý. Ngay lập tức, lực lượng Công an tỉnh Lai Châu xác lập chuyên án trinh sát mang bí số 0124-T để đấu tranh, làm rõ. Sau thời gian theo dõi, ngày 18/3, Ban chuyên án bắt quả Tuấn khi y đang trên đường đưa ma túy đi bán. Tang vật thu giữ gồm 4 bánh heroin. Mở rộng điều tra, cơ quan công an bắt thêm Giàng A Ly (trú tại xã Can Hồ), là đồng bọn trong đường dây ma túy của Tuấn. Trước đó ngày 15/3, tại bản Chiềng Chăn 4, xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ (Lai Châu), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phát hiện bắt quả tang Phá A Lử (SN 1993, cư trú tại bản Huổi Quang 2, xã Ma Thì Hồ, Mường Chà, Điện Biên) trên đường đưa ma túy vào địa bàn Lai Châu tiêu thụ. Tang vật thu giữ gồm 3 bánh heroin… HÂN NGUYỄN - ĐÌNH THÙY

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==